Vở thực hành Ngữ văn 8 Đồng chí trang 22, 23, 24 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Đồng chí trang 22, 23, 24 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8.
- Bài tập 1 trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 2 trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 3 trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 4 trang 23 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 5 trang 23 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 6 trang 23 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 7 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 8 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 9 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
Giải VTH Ngữ Văn lớp 8 Đồng chí trang 22, 23, 24 - Kết nối tri thức
Số tiếng trong mỗi dòng: .............................................................................................
Số dòng trong mỗi khổ: ....................................................................
Vần thơ: ...........................................................................
Nhịp thơ: ........................................................................................
Trả lời:
- Số tiếng trong mỗi dòng: không bằng nhau giữa các dòng, có dòng bảy tiếng, có dòng tám tiếng, có dòng sáu tiếng, bốn tiếng, ba tiếng, hai tiếng.
- Số dòng trong mỗi khổ: không đểu nhau, phù hợp với nội dung cảm xúc.
- Vần thơ: Bài thơ gieo vần chần, vần liền: đá - lạ, nhau - đầu, kỉ - chí, cày - lay, vá - giá, giày - tay,...; vần chân phối hợp với vần lưng (vai - vài)-,...
- Nhịp thơ: Các dòng thơ trong bài ngắt nhịp linh hoạt, có dòng nhịp 3/4 (Quê hương/ anh nước mặn đồng chua), có dòng nhịp 2/2 (Áo anh/ rách vai), có dòng 2/4 (Quần tôi/ có vài mảnh vá), nhịp 4/3 (Đứng cạnh bên nhau/ chờ giặc tới).
- Hình thức thơ tự do phóng khoáng, ngắt nhịp linh hoạt giúp nhà thơ thể hiện tinh tế nhiều sắc thái cảm xúc.
Bài tập 2 trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Bài thơ Đồng chí bao gồm các phần
Mạch cảm xúc được thể hiện qua các phần:
Trả lời:
Bài Đồng chí gồm 2 phần: 7 dòng thơ đầu và các dòng còn lại
Toàn bộ bài thơ là cảm xúc của nhà thơ trước tình đồng chí, đồng đội giữa nhũng người lính. Mạch cảm xúc được thể hiện qua các phần:
Ý nghĩa của việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc: .................................
Trả lời:
- Bài thơ là lời tâm tình của người lính tới người đồng chí, đồng đội của mình.
- Việc chọn nhân vật như vậy đã giúp nhà thơ thể hiện được tình cảm một cách sâu kín, chân thực và cảm động nhất bởi vì đó là tiếng nói của người trong cuộc, đồng cam cộng khổ trong gian khó.
Những hình ảnh thể hiện quá trình hình thành tình đồng chí và ý nghĩa của chúng:
Những hình ảnh làm nổi bật tình đồng chí |
Ý nghĩa |
................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. |
................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. |
Trả lời:
- Sáu câu thơ đầu cho thấy tình đồng chí được khởi nguồn từ những người xa lạ cùng cảnh ngộ ở những miền quê nghèo khác nhau, họ tập hợp trong cùng một đội ngũ để thực hiện lí tưởng cao cả là chiến đấu giành độc lập cho đất nước. Trong gian lao, họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, gian khổ và vì thế họ dần thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau, trở thành tri kỉ của nhau.
Những hình ảnh làm nổi bật tình đồng chí |
Ý nghĩa |
- Các cụm từ nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. |
Gợi lên những vùng quê thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, khó canh tác nên cuộc sống của con người khó khăn, vất vả, lam lũ. |
- Dòng 1 và 2: cụm từ quê hương anh xuất hiện ở dòng 1, cụm từ làng tôi xuất hiện ở dòng 2. |
Gợi sự xa cách về không gian địa lí giữa hai miển quê của hai người lính. |
- Dòng 3 và 4: Từ anh và tôi đã được đặt gần nhau hơn (xuất hiện trong cùng một dòng thơ). |
Dù vậy, họ vẫn là những người xa lạ đến từ nhũng phương trời khác nhau. |
- Dòng 5: Biện pháp tu từ điệp ngữ đã tạo nên hình ảnh sóng đôi súng bên súng đđu sát bên đầu. |
Đó là biểu tượng đẹp cho tình đồng chí của những người lính đang kể vai sát cánh bên nhau cùng sẵn sàng chiến đấu. |
- Dòng 6: Chi tiết đêm rét chung chăn |
Cho thấy một thực tế mà những người lính phải trải qua, đó là sự thiếu thốn vể vật chất. Tuy nhiên, đó lại là chẩt keo gắn kết những người lính. Việc đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã khiến họ trở thành những người bạn thân thiết, thấu hiểu lẫn nhau. |
Bài tập 5 trang 23 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Vai trò đặc biệt của dòng thơ thứ bảy: ...........
Tác dụng của dòng thơ thứ bảy trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ: .........
.....................................................................................................................................
Trả lời:
Dòng thơ thứ bảy đặc biệt ở chỗ chỉ có 2 tiếng: Đồng chí và dấu (!). Nó có vai trò như một bản lề khép lại nội dung cảm xúc ở sáu câu thơ đầu - cội nguồn của tình đồng chí - đồng thời mở ra nội dung cảm xúc ở các câu thơ còn lại - nhũng biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội. Hai tiếng “đồng chí” vang lên kết hợp với dấu chấm than là tiếng gọi chan chứa tình cảm yêu thương của nhũng người lính dành cho nhau.
Trả lời:
- Lối nói khẩu ngũ mặc kệ tác dụng nhấn mạnh tinh thần quyết tâm ra đi của người lính. Anh sẵn sàng gửi lại những tài sản quý giá nhất của người nông dân là ruộng nương, là gian nhà tranh đơn sơ để lên đường ra mặt trận.
- Cụm từ gian nhà không, từ láy lung lay miêu tả rõ hơn cuộc sống thiếu thốn, khó khăn của người lính, chí lớn của người lính phảng phất tinh thần của những chiến sĩ quyết ra đi vì chí lớn như trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Người ra đi đầu khống ngoảnh lại...
→ Tình đồng chí trước hết biểu hiện ở sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Người lính hiểu đồng đội của mình đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương. Dù dứt khoát ra đi nhưng thẳm sâu trong lòng họ là nỗi nhớ quê hương da diết. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn xót xa hình dung thấy gian nhà lung lay trong cơn gió mạnh nơi quê nhà xa xôi, cảm nhận được tình thương, nỗi nhớ của người thân.
- Từng cơn ớn lạnh, sốt run người vầng trán ướt mồ hôi: miêu tả những triệu chứng cùa căn bệnh sốt rét rừng, thiếu thuốc men.
- Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày: những chi tiết gợi ấn tượng về cuộc sống thiếu thốn của bộ đội ta trong nhũng năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Thiếu quân trang, quân dụng, lương thực, bộ đội phải mặc những bộ quần áo lâu ngày đã rách, vá đi vá lại. Trời lạnh nhưng các anh cũng không có giày để đi. Trời giá buốt khiến môi khô, “miệng cười buốt giá”.
- Tuy nhiên, nỗi cơ cực đã vơi bớt bởi sự chia sẻ của những người đồng đội. Cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay” để truyền hơi ấm, sức mạnh cho nhau vượt qua gian khó thể hiện tình thương mến giữa những người lính cùng chung chiến hào đánh giặc.
→ Tình đồng chí còn thể hiện ở sự đồng cam cộng khổ, cảm thông, sẻ chia những khó khăn, gian lao giữa những người lính.
Bài tập 7 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm nhận của em về hình ảnh “đầu súng trăng treo”.
Trả lời:
- Hình ảnh thơ mộng và lãng mạn đối lập với hiện thực khốc liệt mà những người lính đang phải trải qua là cảnh rừng đêm hoang vắng, sương muối lạnh lẽo; là nhiệm vụ nguy hiểm, cận kề cái chết. Bối cảnh đó làm nổi bật tình đồng đội của nhũng người lính đang “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”: luôn kề vai sát cánh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa sự căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”; tâm hồn luôn bay bổng, cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Biểu tượng cho vẻ đẹp phong phú trong thế giới tâm hồn của người lính: vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ, vừa thực tế nhưng cũng rất đỗi mộng mơ.
- Thể hiện ý nghĩa của cuộc chiến mà người lính tham gia: chiến đấu để giành lấy cuộc sống hoà bình cho nhân dân.
- Gợi lên đặc điểm của thơ ca kháng chiến: giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.
Bài tập 8 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đồng chí
Trả lời:
Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca tình đồng chí, đồng đội, tinh thần yêu nước, dũng cảm vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của những người lính.
Trả lời:
Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỷ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hòa mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế.