Vở thực hành Ngữ văn 8 Hịch tướng sĩ trang 35, 36, 37, 38 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Hịch tướng sĩ trang 35, 36, 37, 38 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8.
- Bài tập 1 trang 35 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 2 trang 35 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 3 trang 36 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 4 trang 36 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 5 trang 37 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 6 trang 37 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 7 trang 37 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 8 trang 38 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
Giải VTH Ngữ Văn 8 Hịch tướng sĩ trang 35, 36, 37, 38 - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 35 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài Hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích:
Trả lời:
Bài Hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích: Thể hiện sự căm phẫn, giận dữ trước cảnh giặc xâm lược ngang nhiên cướp bóc dân ta. Khích lệ lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của quân sĩ.
Bài tập 2 trang 35 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
- Bố cục bài Hịch gồm ….. phần. Cụ thể:
Phần |
Vị trí trong văn bản |
Vai trò trong việc thực hiện mục đích mà bài hịch hướng đến |
1 |
Từ ……. Đến ……. |
|
2 |
Từ ……. Đến ……. |
|
3 |
Từ ……. Đến ……. |
|
… |
|
|
Trả lời:
- Bố cục bài Hịch gồm 3 phần. Cụ thể:
Phần |
Vị trí trong văn bản |
Vai trò trong việc thực hiện mục đích mà bài hịch hướng đến |
1 |
Từ đầu Đến còn lưu tiếng tốt |
Nêu cơ sở, căn cứ cho lập luận: Người bể tôi hết lòng với vua/ chủ của mình (trong xã hội phong kiến) để chống lại kẻ thù phi nghĩa là giá trị đạo đức được đời đời tôn vinh. |
2 |
Từ Huống chi Đến muốn vui chơi phỏng có được không? |
Tiến hành lập luận để làm rõ tính phi nghĩa của phe địch; miêu tả, phân tích, đánh giá tình hình thực tế vễ bổn phận (trách nhiệm) của các tì tướng với chủ tướng: - Kẻ thù gây nhiều tội ác phi nghĩa. - Chủ tướng lo lắng cho sự an nguy của đất nước, luôn quan tâm chăm lo cho tì tướng → làm tròn trách nhiệm của chủ tướng. - Tì tướng không chia sẻ nỗi lo với chủ tướng, chỉ theo đuổi ham muốn riêng của bản thân mình, khiến những hậu quả khôn lường xảy ra (với chủ tướng, tì tướng, người thân, mồ mả tổ tiên,...) chưa làm tròn trách nhiệm của tì tướng. |
3 |
Từ Nay ta bảo thật Đến hết. |
Rút ra kết luận: khuyên nhủ các tì tướng phải chăm lo rèn tập võ nghệ, tích cực học tập Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn soạn thì mới là làm đúng bổn phận (trách nhiệm) của người tì tướng với chủ tướng (mở rộng ra chính là trách nhiệm của mỗi người dân với đất nước). |
Bài tập 3 trang 36 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch có điểm chung là: ………………..
Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng rằng: ………..
Trả lời:
Các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch có điểm chung là: mối quan hệ vua (chủ/ chủ tướng) - tôi (gia thần/ tì tướng).
Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng rằng: người bề tôi hết lòng với vua/ chủ của mình (trong xã hội phong kiến) để chống lại kẻ thù phi nghĩa là giá trị đạo đức được đời đời tôn vinh.
STT |
Nhóm các hiện tượng trong thực tế |
Cảm xúc chủ đạo được khơi gợi trong lòng các tì tướng |
1 |
Nhóm những hiện tượng về: ……………………. Biểu hiện cụ thể: ……………………….. |
|
2 |
Nhóm những hiện tượng về: ……………………. Biểu hiện cụ thể: ……………………….. |
|
3 |
Nhóm những hiện tượng về: ……………………. Biểu hiện cụ thể: ……………………….. |
|
Trả lời:
STT |
Nhóm các hiện tượng trong thực tế |
Cảm xúc chủ đạo được khơi gợi trong lòng các tì tướng |
1 |
Nhóm những hiện tượng về: Những tội ác của quân giặc Biểu hiện cụ thể: - Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường coi thường mọi người dân Việt, coi thường chủ quyển của đất nước ta. - Sứ giặc chửi mắng triều đình, quan lại → coi thường các bậc đáng kính, coi thường kỉ cương, phép nước. - Cậy quyển cậy thế để vơ vét của cải của đất nước ta hành vi của kẻ cướp. |
Căm thù giặc |
2 |
Nhóm những hiện tượng về: Những tình cảm, suy nghĩ, hành động của chủ tướng. Biểu hiện cụ thể: - Đau đớn đến không ăn, không ngủ được; khát vọng tiêu diệt, đánh đuổi kẻ thù, dẫu phải hi sinh thần mình trách nhiệm mỗi người Việt cần phải có trước nguy cơ đất nước bị giặc giày xéo. - Cung cấp mọi điểu kiện thuận lợi cho các tì tướng trong công việc; chăm lo nâng cao đời sống cho các tì tướng cổ ơn với các tì tướng. - Chia sẻ buồn vui như những người thân thiết nhất, sống chết có nhau cùng các tì tướng có tình, có nghĩa với các tì tướng. |
Muốn báo đáp công ơn của chủ tướng khi chủ tướng cần đến mình |
3 |
Nhóm những hiện tượng về: Những việc làm của các tì tướng. Biểu hiện cụ thể: - Làm tì tướng nhưng “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn” chưa làm tròn bổn phận (trách nhiệm) của tì tướng với chủ tướng, của một người dần với đất nước. - Bản thân tì tướng cũng bị xúc phạm mà không biết căm tức kẻ thù → vô cảm, không biết giũ thể diện, thiếu dũng khí - Mải mê thú vui riêng, chỉ biết chăm lo cho gia đình riêng nhỏ bé → chưa làm tròn bổn phận (trách nhiệm) với đất nước, với cộng đồng, tầm nhìn hạn hẹp. |
Hổ thẹn, muốn sửa chữa những điều bản thân chưa làm đúng. |
Trả lời:
Những bằng chứng và lí lẽ tác giả đã dùng để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng:
Nhóm thứ nhất là những bằng chứng trong thực tế (đã xảy ra) chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng.
Nhóm thứ hai là những bằng chứng giả định (có thể hoặc chắc chắn sẽ xảy ra) chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng. Nhóm này tương ứng với đoạn “Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang... dẫu các ngươi muốn vui chơi phỏng có được không?’: Tác giả đưa ra dự báo hoàn toàn có cơ sở về một loạt hậu quả thảm khốc, nhục nhã nếu các hành động sai trái đó vẫn tiếp diễn.
Cả hai nhóm bằng chứng này đểu chứng minh rất thuyết phục các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng.
Bài tập 6 trang 37 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Cách diễn đạt mà tác giả đã chọn để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng: ……………
Phân tích một ví dụ tiêu biểu cho cách diễn đạt đó: ……………
Trả lời:
Cách diễn đạt mà tác giả đã chọn để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng: Tác giả sử dụng các yêu tố biểu cảm (giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…) để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng.
Phân tích một ví dụ tiêu biểu cho cách diễn đạt đó: Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ: Giọng văn lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ. => Tác động đến tướng sĩ, khơi gợi lòng căm thù và ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với non sông. Tác động đến người đọc: Biết trân trọng công ơn của thế hệ đi trước, sống có trách nhiệm hơn với đất nước.
Trả lời:
Những lí lẽ mà Trần Quốc Tuấn với tư cách là Trần Quốc Tuấn đã dùng để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thứ yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc giữ nước:
- Các tì tướng luôn phải cẩn trọng, không để ‘'mất bò mới lo làm chuồng” Tác giả đã viện dẫn những câu nói đã trở thành triết lí nhân sinh được người đời đúc rút, không thể chối cãi.
- Các tì tướng nếu chăm rèn tập võ nghệ, học tập binh thư thì có thể trở thành người tài giỏi, đánh bại kẻ thù, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, trong đó có chính bẳn thần các tì tướng: tác giả đã khẳng định các tì tướng sẽ có được rất nhiều lợi ích và nhũng điểu tốt đẹp nếu chăm rèn tập võ nghệ, học tập binh thư.
- Các tì tướng chỉ có một lựa chọn là chăm rèn tập võ nghệ, học tập binh thư, nếu không sẽ là kẻ thù của chủ tướng.
Trả lời:
Từ bài hịch em có thể rút ra một số bài học đáng quý khi viết một bài văn nghị luận. Đó là:
- Trình bày bố cục rõ ràng, mỗi luận điểm của thân bài tách thành một đoạn văn rõ ràng để đảm bảo diễn đạt đủ ý nhưng không quá lan man.
- Luận điểm phải rõ ràng, thể hiện được ý kiến cụ thể của người viết.
- Mỗi luận điểm phải có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lĩ lẽ, bằng chứng cụ thể.