Vở thực hành Ngữ văn 8 Đọc như một cuộc thám hiểm trang 81 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Đọc như một cuộc thám hiểm trang 81 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8.
Giải VTH Ngữ Văn lớp 8 Đọc như một cuộc thám hiểm trang 81 - Kết nối tri thức
(Gợi ý: Có thể đọc trọn vẹn một cuốn sách có các đoạn trích đã học trong SGK, như Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Minh sư (Thái Bá Lợi), Trưởng giả học làm sang (Mô-li-e), Mắt sói (Đa-ni-en Pen-nắc),...)
Tên sách Tên tác giả Nhà xuất bản Năm xuất bản |
|
1. Điều đáng chú ý ở nhan đề Mối quan hệ giữa nhan đề với một số yếu tố trong tác phẩm (thể loại, đề tài, nhân vật,...) |
|
2. Đề tài Vấn đề của cuộc sống mà tác giả quan tâm thể hiện qua cách chọn đề tài |
|
3. Sự việc, chi tiết thể hiện dấu ấn của trí tưởng tượng trong tác phẩm |
|
4. Lí do tác phẩm hấp dẫn đối với người đọc |
|
5. Chi tiết, sự việc em ấn tượng nhất
Nhân vật em ấn tượng nhất
|
|
|
|
6. Một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm mà em muốn thay đổi
Lí do em muốn thay đổi |
|
|
|
7. Chủ đề Mối liên hệ giữa chủ đề với những vấn đề của đời sống hiện tại |
|
|
|
8. Những câu hỏi em đặt ra trong quá trình đọc (câu hỏi về nội dung, nghệ thuật gợi lên từ tác phẩm; câu hỏi đặt ra cho tác giả; câu hỏi dành cho độc giả;...) |
|
Trả lời:
Tên sách Tên tác giả Nhà xuất bản Năm xuất bản |
- Người thầy đầu tiên - Chyngyz Aymatov - NXB. Văn học - 2017 |
1. Điều đáng chú ý ở nhan đề Mối quan hệ giữa nhan đề với một số yếu tố trong tác phẩm (thể loại, đề tài, nhân vật,...) |
- Nhan đề: Người thầy đầu tiên => giới thiệu về câu chuyện kể về người thầy đầu tiên và có ý nghĩa thiêng liêng trong đời. - Mối quan hệ giữa nhan đề với các yếu tố khác: Nhan đề tiết lộ thể loại tự sự, đề tài về người thầy và nhân vật xuất hiện chắc chắn sẽ có hình ảnh người thầy. |
2. Đề tài Vấn đề của cuộc sống mà tác giả quan tâm thể hiện qua cách chọn đề tài |
Đề tài người thầy được tác giả khai thác ở cuốn sách. Cách chọn đề tài cho thấy tác giả quan tâm đến tình cảm thầy trò và tấm lòng biết ơn trong đời sống. |
3. Sự việc, chi tiết thể hiện dấu ấn của trí tưởng tượng trong tác phẩm |
Tác phẩm tựa như một câu chuyện có thật, không có dấu ấn của trí tưởng tượng. |
4. Lí do tác phẩm hấp dẫn đối với người đọc |
Tác phẩm trở nên hấp dẫn nhờ ngôn từ giản dị, cốt truyện nhẹ nhàng khơi gợi nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Qua đó, nêu lên một thông điệp đắt giá về tình thầy trò khiến người đọc phải nghĩ ngợi về chính thái độ và tình cảm của bản thân. |
5. Chi tiết, sự việc em ấn tượng nhất
Nhân vật em ấn tượng nhất
|
Chi tiết hai thầy trò đã cùng nhau trồng hai cây phong bé nhỏ trên ngọn đồi và thầy Dyuyshen nói với Altynai rằng giờ đây Altynai như hai cây phong này vậy, nhưng sau này, khi lớn lên, Altynai chắc chắn sẽ thành công. |
Nhân vật khiến em ấn tượng nhất là thầy Đuy-sen. Thầy là một người chu đáo, tận tâm và rất yêu thương học trò. |
|
6. Một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm mà em muốn thay đổi
Lí do em muốn thay đổi |
Nếu được nhà văn cho phép thay đổi một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm, em sẽ tạo ra tình huống hội ngộ của An-tư-nai và thầy Đuy-sen để An-tư-nai có cơ hội bộc lộ tình cảm biết ơn, trân quý của mình đối với thầy giáo. |
Thầy Đuy-sen là một người thầy đáng kính trọng, luôn yêu thương và bảo vệ học trò của mình. Vì vậy nếu có tình huống hội ngộ giữa An-tư-nai và thầy Đuy-sen để An-tư-nai có cơ hội bộc lộ tình cảm biết ơn, trân quý của mình đối với thầy giáo sẽ khiến câu chuyện cảm động, ý nghĩa hơn. |
|
7. Chủ đề
Mối liên hệ giữa chủ đề với những vấn đề của đời sống hiện tại |
Chủ đề của tác phẩm là tình cảm thầy trò. |
Chủ đề liên quan mật thiết đến vấn đề nhức nhối trong cách cư xử của học sinh đối với thầy cô giáo trong trường học. Các bạn học sinh cần nghiêm túc suy nghĩ về công lao và tâm tư của người thầy, để thấu hiểu và biết ơn những gì mà thầy cô đã dành cho mình. |
|
8. Những câu hỏi em đặt ra trong quá trình đọc (câu hỏi về nội dung, nghệ thuật gợi lên từ tác phẩm; câu hỏi đặt ra cho tác giả; câu hỏi dành cho độc giả;...) |
Câu hỏi dành cho độc giả: Giá trị nhân văn của tác phẩm có đi cùng năm tháng qua nhiều thế hệ không? |