Vở thực hành Ngữ văn 9 Thực hành củng cố, mở rộng trang 36, 37 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Thực hành củng cố, mở rộng trang 36, 37 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
Giải VTH Ngữ Văn 9 Thực hành củng cố, mở rộng trang 36, 37 - Kết nối tri thức
Lí do: ............................................................................................
Trả lời:
- Điểm chung trong những nỗi niềm cảm xúc của người chinh phu (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa):
+ Nỗi niềm bồi hồi, nhớ nhung da diết: Người chinh phụ nhớ chồng, lo lắng cho chồng nơi chiến trường; còn khách tha hương nhớ quê hương đến mức nước mắt tuôn rơi như mưa.
+ Niềm mong ngóng, chờ đợi cháy bỏng nhưng vô vọng: Người chinh phụ mong ngóng, đợi chồng về từng ngày, từng tháng mà mãi không thấy chồng đâu; khách tha hương bồi hồi, mong muốn quay trở lại quê hương nhưng điều đó thật khó xảy ra.
+ Tự đau cho bản thân mình: Người chinh phụ thấy tự sầu não, đau buồn cho kiếp cô đơn nơi “buồng cũ chiếu chăn”; khách tha hương tự buồn đau, tự thương bản thân khi phải xa quê hương.
- Lí do: Các nhân vật trữ tình đều được đặt trong hoàn cảnh éo le, từ đó tạo nên sự đồng điệu trong cảm xúc trống vắng, u uẩn và cất lên tiếng nói thương xót cho thân phận mình.
Trả lời:
Đặc điểm khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những niềm xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người:
- Thể thơ song thất lục bát có khả năng truyền cảm mạnh mẽ mà sâu lắng. Chính điều này khiến các nhà thơ ưu tiên sử dụng thể thơ này để truyền tải nỗi niềm của mình.
- Đây là thể thơ giàu nhạc tính, xuất hiện trong nhiều thể loại văn học (đặc biệt xuất hiện nhiều trong ngâm khúc). Điều này giúp các tác giả dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình đến nhiều đối tượng.
- Bản chất của thể thơ song thất lục bát cũng mang đậm tính trữ tình, giàu biểu cảm, mang đậm cái hồn của người Việt.
So sánh hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm đó với hình tượng người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm: ............................................................
Trả lời:
Tác phẩm thơ song thất lục bát viết về người phụ nữ: tác phẩm Thân phận đàn bà của Ngọc Chi.
So sánh hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm đó với hình tượng người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm: Thân phận người phụ nữ trong bài thơ Thân phận đàn bà và số phận người phụ nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm đều có cuộc đời ai oán, khổ đau, long đong. Nếu như người chinh phụ khổ đau vì xa chồng, đau đớn cho thân phận mình, thì người phụ nữ trong Thân phận đàn bà lại khổ vì thân phận long đong, tương lai không xác định, đành phải cam chịu tủi nhục cả một đời.
Bài tập 4 trang 37 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Tác phẩm thơ song thất lục bát được chọn phân tích: ......................................
Dàn ý cho bài văn phân tích tác phẩm: ....................................................
- Mở bài: ................................................................................
- Thân bài: ..............................................................................
- Kết bài: ...............................................................................
Trả lời:
Tác phẩm thơ song thất lục bát được chọn phân tích: Hai chữ nước nhà – Trần Tuấn Khải
Dàn ý cho bài văn phân tích tác phẩm:
- Mở bài: Giới thiệu về tác giả Trần Tuấn Khải và tác phẩm Hai chữ nước nhà.
- Thân bài:
* Tâm trạng của người cha khi phải từ biệt con
- Từ ngữ hình ảnh ước lệ: mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu ⇒ Gợi cuộc chia tay diễn ra ở biên giới - nơi tận cùng của Tổ quốc.
=> Hoàn cảnh đau đớn, éo le: cha bị bắt giải sang Trung Quốc không mong ngày trở về - nước mất nhà tan, cha con li biệt.
- Hình ảnh: “hạt máu nóng”, “hồn nước”,” tầm tã châu rơi”: Tận cùng đau đớn, tận cùng xót xa.
- Khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nước đền nợ nhà.
=> Lời khuyên có ý nghĩa như lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm hơn bao giờ hết khiến người đọc khắc cốt ghi xương.
* Tình đất nước và nỗi lòng người ra đi
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng: bốn phương máu lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con : Hiện lên tình hình đất nước tang tóc, đau thương nhằm kể tội ác của giặc ngoại xâm.
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng; giọng lâm li, thống thiết: xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than thương tâm, khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau.
=> Nỗi đau vò xé trong lòng. Nỗi đau thương nước mất nhà tan thiêng liêng, cao cả, vượt lên số phận cá nhân trỏ thành nôi đau non nước, kinh động đất trời.
=> Đó còn là tâm trạng của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV, vừa là tâm trạng của tác giả và nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX.
c. Lời trao gửi sau cùng của người cha cho con
- Hình ảnh người cha : “Thân tàn”, “tuổi già sức yếu”, “sa cơ”, “đành bó tay” ⇒ Khích lệ ý chí gánh vác giang sơn sau này của con.
- Nhấn mạnh nhiệm vụ gánh vác non sông đất nước là nhiệm vụ trọng đại, khó khăn, thiêng liêng vô cùng.
- Hoàn toàn tin tưởng và tin cậy vào con trai sẽ thay mình rửa nhục cho nhà, cho nước => Tinh thần, ý chí, lòng yêu nước.
- Kết bài: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm. Liên hệ trình bày lòng yêu quê hương, đất nước của bản thân.