X

Vở thực hành Ngữ Văn 9

Vở thực hành Ngữ văn 9 Thực hành viết trang 67, 68, 69 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Thực hành viết trang 67, 68, 69 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Giải VTH Ngữ Văn 9 Thực hành viết trang 67, 68, 69 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 67 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Những điều em rút ra được sau khi đọc bài viết tham khảo trong SGK (tr.103 – 105):

Về cách nêu, giới thiệu vấn đề: .......................................................

Về cách triển khai vấn đề (tổ chức hệ thống luận điểm; lựa chọn, phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề): .....................................................................................

Về cách kết thúc vấn đề: .................................................................

Trả lời:

Những điều em rút ra được sau khi đọc bài viết tham khảo trong SGK (tr.103 – 105):

Về cách nêu, giới thiệu vấn đề: Cần giới thiệu khái quát tác phẩm truyện cần phân tích (nhan đề, tác giả, thể loại), nêu nhận xét chung về tác phẩm.

Về cách triển khai vấn đề (tổ chức hệ thống luận điểm; lựa chọn, phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề):

- Làm rõ được nội dung chủ đề tác phẩm.

- Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ người kể chuyện, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu,…) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng; tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật của tác phẩm.

- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ thuyết phục, bằng chứng xác đáng để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

Về cách kết thúc vấn đề: Cần khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

Bài tập 2 trang 68 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Dàn ý của bài văn phân tích một tác phẩm truyện:

- Mở bài: ............................................................................

- Thân bài:

Nội dung chủ đề của tác phẩm: ........................................................

Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ người kể chuyện, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu,...) và hiệu quả thẩm lĩ của chính, có lí lẽ và bằng chứng: ............................

- Kết bài: ...........................................................................

Trả lời:

Dàn ý của bài văn phân tích một tác phẩm truyện:

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩn truyện (nhan đề, tác giả, thể loại) và nêu ý kiến  khái quát về tác phẩm.

- Thân bài:

+ Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm truyện (phân tích hiện thực đời sông; hình tượng con người; tư tưởng, tình cảm của nhà văn;…), có lí lẽ và bằng chứng.

+ Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ người kể chuyện, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu,…) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng, có lí lẽ và bằng chứng.

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện

Bài tập 3 trang 68 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Chọn viết thành đoạn văn một ý mà em tâm đắc trong dàn ý ở bài tập 2: ...........

Trả lời:

Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, được ví như nhịp cầu kết nối người đọc với truyền thuyết này, đó là những từ ngữ chứa đầy tính tò mò bí ẩn, từ ngữ chứa hàm ý khiến người đọc phải tư duy và chiêm nghiệm để hoàn toàn thấu hiểu được nội dung. Không những thế Sơn Tinh Thủy Tinh còn là truyền thuyết mang đậm chất dân gian khi liên tục giải mã và lí giải những hiện tượng của đời sống. Bởi vậy những nghệ thuật trên đã góp phần tạo nên tính hấp dẫn và thu hút các thế hệ bạn đọc. Đặc biệt nghệ thuật trong Sơn Tinh Thủy Tinh sẽ là cơ sở để tạo nên sự phong phú trong cách sử dụng nghệ thuật đối với nhiều tác phẩm khác. Bởi nghệ thuật của truyền thuyết này thể như sự tiên phong về điểm nhìn mới mẻ trong thể loại truyền thuyết văn học dân gian.

Bài tập 4 trang 69 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Những nội dung cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết: ........................

Trả lời:

Những nội dung cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết:

- Nếu thiếu các thông tin giới thiệu tác giả, tác phẩm thì cần bổ sung.

- Nếu việc phân tích nội dung chủ đề và các yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm chưa đủ rõ, chưa chính xác thì cần chỉnh sửa.

- Nếu các luận điểm chưa chặt chẽ, lí lẽ và bằng chứng chưa đạt yêu cầu, thiếu sức thuyết phục thì cần chỉnh sửa.

- Điều chỉnh dung lượng các ý để đảm bảo bài viết có bố cục hợp lí.

- Rà soát và chỉnh sửa lỗi chính tả, diễn đạt để đảm bảo chuẩn mực về ngôn ngữ.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: