Vở thực hành Ngữ văn 9 Thực hành viết trang 41, 42, 43 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Thực hành viết trang 41, 42, 43 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
Giải VTH Ngữ Văn 9 Thực hành viết trang 41, 42, 43 - Kết nối tri thức
Trả lời:
Những yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội):
- Nêu được vấn đề cần giải quyết trong đời sống xã hội (liên quan đến sự phát triển đất nước, đời sống của cộng đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân,...) để bàn luận.
- Trình bày được bản chất, phạm vi tác động của vấn đề đối với đời sống xã hội (theo hướng tích cực hoặc tiêu cực); tổ chức được hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và tiêu biểu.
- Nêu được ý kiến trái chiều về vấn đề được bàn luận để phản bác một cách có cơ sở.
- Đề xuất được các giải pháp khả thi để giải quyết những bất cập trong phạm vi vấn đề.
Trả lời:
Những điều bổ ích có thể rút ra từ bài viết tham khảo:
Bài viết bàn về việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa củ đất nước. Bài viết có hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng, được thể hiện mạch lạc đầy thuyết phục, đi đúng trọng tâm và làm sáng rõ vấn đề nghị luận.
Trả lời:
Đề tài có thể lựa chọn: Hậu quả nặng nề của chiến tranh với thế giới.
Bài tập 4 trang 42 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Dàn ý cho bài văn (theo đề tài đã lựa chọn ở bài tập 3):
Mở bài |
|
|
Thân bài |
Luận điểm 1 |
|
Luận điểm 2 |
|
|
Luận điểm 3 |
|
|
Kết bài |
|
Trả lời:
Mở bài |
Giới thiệu vấn đề cần giải quyết trong đời sống xã hội, nêu sự cần thiết phải bàn luận về vấn đề. |
|
Thân bài |
Luận điểm 1 |
Bản chất của vấn đề đời sống được bàn luận, biểu hiện của vấn đề trong thực tế xã hội (dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ). |
Luận điểm 2 |
Sự tác động của vấn đề đối với cá nhân, cộng đồng, đất nước theo hướng tích cực hoặc tiêu cực (dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ). |
|
Luận điểm 3 |
Trách nhiệm của mỗi người trước vấn đề (dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ). |
|
Kết bài |
Trách nhiệm của mỗi người trước vấn đề (dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ). |
Trả lời:
Đọc bài viết thật kĩ, đặt câu hỏi để tự kiểm tra lại từng phần, từng khía cạnh và thao tác được sử dụng:
+ Vấn đề bàn luận có được nêu rõ ràng không?
+ Bản chất và từng khía cạnh của vấn đề đã được làm rõ chưa? Bản thân có ý kiến như thế nào về vấn đề? Tầm quan trọng của vấn đề đối với đời sống xã hội có được làm nổi bật không?
+ Thực trạng của vấn đề đã được nêu cụ thể chưa? Giải pháp đề xuất có tính khả thi không? Trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia giải quyết vấn đề được nêu như thế nào?
+ Có nêu được ý kiến trái chiều để phản bác không? Nếu có, việc phản bác đã đủ cơ sở chưa?
+ Ở từng luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được sử dụng như thế nào? Có đảm bảo sức thuyết phục không?
+ Bài viết có những lỗi nào về chính tả, diễn đạt (dùng từ, đặt câu, liên kết đoạn)?
- Sau khi rà soát, nếu phát hiện thấy chỗ nào chưa đạt yêu cầu thì cần bổ sung, chỉnh sửa hoặc thay thế.