Vở thực hành Ngữ văn 9 Thực hành viết trang 62, 63 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Thực hành viết trang 62, 63 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
Giải VTH Ngữ Văn 9 Thực hành viết trang 62, 63 - Kết nối tri thức
Trả lời:
Yêu cầu của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử:
- Xác định rõ đối tượng thuyết minh (danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào, ở đâu).
- Giới thiệu tổng quan về đối tượng thuyết minh (quá trình hình thành, cấu trúc, quy mô, tầm vóc và giá trị của đối tượng trên các phương diện khác nhau,...).
- Trình bày được nét đặc sắc, độc đáo nhất của đối tượng với những miêu tả chi tiết và việc huy động các nguồn tài liệu đáng tin cậy (có thể thực hiện một số so sánh, đối chiếu cần thiết).
- Thể hiện được thái độ trân trọng, yêu quý của người viết đối với đối tượng thuyết minh.
- Kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ một cách hiệu quả.
Trả lời:
Danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử em chọn để viết bài thuyết minh: Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ.
Mở bài: Tên danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: .............................
Thông tin khái quát nhất về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: .............
Thân bài:
- Các đặc điểm của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: ......................
- Các điều kiện tạo nên tính đặc thù của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: ....
- Những giá trị nổi bật của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: ...............
- Tình trạng bảo tồn, phát huy các giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: ...........................
Kết bài: Ý nghĩa, giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của địa phương: .........................................
Trả lời:
Mở bài: Tên danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ
- Thông tin khái quát nhất về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: gồm 45 di tích. Đây là không gian lịch sử quan trọng cũng như điểm đến du lịch nổi bật, góp phần giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế cho địa phương.
Thân bài:
- Các đặc điểm của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử:
+ Nằm trên vùng đất từng chứng kiến cuộc chiến dày công 56 ngày 56 đêm, kết thúc chiến thắng lịch sử chống Pháp.
+ Bao gồm các di tích nổi bật như Đồi A1, Đồi Độc Lập, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, cầu Mường Thanh, hầm Đờ Cát, tượng đài chiến thắng...
+ Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, công trình ra đời nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng, đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và truyền dạy lịch sử chiến tranh của dân tộc.
- Các điều kiện tạo nên tính đặc thù của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: Di tích còn lại của chiến dịch Điện Biên Phủ dài 56 ngày đêm (từ 13/3/1954 – 7/5/1954).
- Những giá trị nổi bật của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử:
+ Di tích lịch sử ghi lại dấu ấn oanh liệt của dân tộc ta đối với thế hệ mai sau và bạn bè quốc tế.
+ Là điểm đến thu hút khách du lịch.
- Tình trạng bảo tồn, phát huy các giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử:
+ Luôn được tỉnh Điện Biên quan tâm bảo tồn và phát triển.
+ Nhiều điểm di tích tiêu biểu tại đây đã được đầu tư, phục hồi và khai thác giá trị du lịch, góp phần thu hút du khách.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu các di tích.
+ Việc tôn tạo gặp khó khăn vì nguồn ngân sách còn hạn chế.
Kết bài: Ý nghĩa, giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của địa phương
Trả lời:
Những nội dung cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết:
Nội dung rà soát |
Hướng chính sửa |
- Các thông tin được đưa vào bài thuyết minh - Bố cục, mạch lạc và liên kết của bài thuyết minh - Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng - Diễn đạt, hình thức trình bày văn bản. |
- Chỉnh sửa thông tin sai hoặc bổ sung các thông tin có thể làm nổi bật hơn đặc điểm, giá trị của đối tượng. - Sắp xếp lại vị trí của các câu hoặc đoạn văn làm cản trở sự hình dung tổng thể của người đọc về đối tượng; sửa lại những phương tiện liên kết dùng chưa phù hợp; bổ sung những phương tiện liên kết cần thiết. - Thay thế những hình ảnh, sơ đồ, bản đồ,... chưa tiêu biểu; điều chỉnh vị trí đặt các phương tiện đó, đảm bảo sự tương ứng giữa kênh hình và kênh chữ. - Sửa các lỗi chính tả, những từ ngữ dùng chưa hợp lí, các câu sai ngữ pháp; điều chỉnh lại việc in nghiêng, in đậm một số cụm từ để đảm bảo sự nhất quán;... |