Đọc văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao trích Nam Cao và khát vọng vè một cuộc sống lương thiện, xứng đáng
Đọc văn bản (trích) và thực hiện các yêu cầu:
Đọc văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao trích Nam Cao và khát vọng vè một cuộc sống lương thiện, xứng đáng
Bài tập 1 trang 98 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao (trích Nam Cao và khát vọng vè một cuộc sống lương thiện, xứng đáng – Nguyễn Văn Hạnh) và thực hiện các yêu cầu:
Khoanh tròn phương án đúng:
Câu 1 |
A |
B |
C |
D |
Câu 2 |
A |
B |
C |
D |
Câu 3 |
A |
B |
C |
D |
Câu 4 |
A |
B |
C |
D |
Câu 5 |
A |
B |
C |
D |
Điền nội dung phù hợp:
Câu 1: Có thể xem văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao thuộc loại văn bản nghị luận văn học được không?
Chọn: Có □ Không □
Lí do: ........................................................................................
Câu 2: Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong văn bản:
............................................................................................................
Câu 3: Lí giải của tác giả về sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học:
............................................................................................................
Câu 4: Những nội dung đã triển khai trong bài viết cho phép tác giả đi đến kết luận: “Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn”:
............................................................................................................
Câu 5: Điều văn bản giúp em hiểu về nhà văn Nam Cao:
............................................................................................................
Trả lời:
Khoanh tròn phương án đúng:
Câu 1 |
C |
Câu 2 |
B |
Câu 3 |
A |
Câu 4 |
D |
Câu 5 |
B |
Điền nội dung phù hợp:
Câu 1:
Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao là một VB nghị luận văn học, vì:
- Luận đề của VB: Vấn đề nhân vật trong truyện của Nam Cao.
- Các luận điểm:
+ Sở trường của Nam Cao trong xây dựng nhân vật: miêu tả ngoại hình và khắc hoạ tính cách, nội tâm.
+ Đặc điểm thế giới nhân vật trong truyện Nam Cao.
+ Cái nhìn đối với đời sống và tấm lòng đối với con người của Nam Cao thể hiện qua hệ thống nhân vật.
- Các luận điểm đều được làm sáng tỏ bởi lí lẽ và bằng chứng lấy từ tác phẩm của Nam Cao.
Câu 2:
- Nhận xét về lí lẽ được sử dụng trong VB: Nam Cao thật ra không miêu tả các thành phần xã hội, mà đi sâu vào các số phận, các kiếp người; các nhân vật của Nam Cao tô đậm thêm bộ mặt cùng quẫn, mất nhân tính của xã hội; thông thường, một tài năng tiểu thuyết thì sức mạnh tập trung ở hình tượng nhân vật; truyện của Nam Cao có sự kết hợp giữa năng lực quan sát, miêu tả với giọng trữ tình kín đáo, thiết tha,... Các lí lẽ nêu trên là những nhận định rất có lí của người viết trên cơ sở vốn kiến thức về bối cảnh văn học, về thể loại truyện cũng như khả năng cảm thụ các tác phẩm truyện của Nam Cao.
- Nhận xét về bằng chứng được sử dụng trong VB:
+ Các bằng chứng làm nổi bật sự mới mẻ của truyện Nam Cao, không chỉ trong thời đại nhà văn sống và sáng tác mà cả với thời đại ngày nay. Đó là Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn – những truyện vào loại xuất sắc nhất của Nam Cao.
+ Bằng chứng về một số tác phẩm xây dựng nhân vật có những điểm đặc biệt: Nghèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Một bữa no, Từ ngày mẹ chết, Ở hiên,...
+ Bằng chứng về các nhân vật trí thức thường băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, về giá trị làm người: Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Lộc (Truyện người hàng xóm), Thứ (Sống mòn)....
+ Bằng chứng về những nhân vật khiến người đọc không thể nào quên được: Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc, Thứ,...
Câu 3:
Sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học được tác giả lí giải trên các khía cạnh:
- Sở trường về xây dựng nhân vật (chú ý đặc biệt đối với những hạng người cùng khổ, dưới đáy xã hội, què quặt cả về thể xác lẫn tinh thần vì bị áp bức, hành hạ; những người có trình độ học vấn, có ý thức về thân phận và phẩm giá).
- Sức mạnh của tư duy nghệ thuật thể hiện thông qua hình tượng.
- Cái nhìn sâu sắc đối với đời sống và tấm lòng đối với con người.
Câu 4:
Để đi đến kết luận “Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn, tác giả đã triển khai hai nội dung cơ bản: thứ nhất, thế giới nhân vật trong truyện Nam Cao phần lớn là những người đau khổ, đáng cảm thương; thứ hai, Nam Cao đã thể hiện cái nhìn nhân hậu, tấm lòng xót thương đối với những kiếp người, phận người. Hai điều đó có thể giúp người đọc tự rút ra bài học ứng xử trong cuộc sống.
Câu 5:
Đọc VB trên giúp ta hiểu được một số khía cạnh cơ bản về nhà văn Nam Cao:
- Bối cảnh sống và sáng tác của Nam Cao (thông tin được nêu ở cước chú (3) của VB cho biết Nam Cao chủ yếu sống và sáng tác trước năm 1945).
- Tầm vóc, vị trí của Nam Cao trong nền văn học hiện đại Việt Nam (một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong văn học hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX).
- Thể loại chủ yếu mà Nam Cao đã sáng tác: truyện.
- Sở trường của nhà văn Nam Cao: xây dựng nhân vật.