X

Vở thực hành Ngữ Văn 9

Phân tích một hình ảnh thơ cho thấy trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi, thân thương


Phân tích một hình ảnh thơ cho thấy trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi, thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường: .........

Phân tích một hình ảnh thơ cho thấy trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi, thân thương

Bài tập 3 trang 16 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Phân tích một hình ảnh thơ cho thấy trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi, thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường: .........

Trả lời:

Phân tích một hình ảnh thơ cho thấy trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi, thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường:

Trong cảm nhận của nhà thơ, những âm thanh của tiếng Việt đều là lời ăn tiếng nói hàng ngày của cha ông, những con người bình dị, “không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng đã góp phần làm phong phú thêm tiếng nói dân tộc.

- Tiếng mẹ gọi vang lên trong không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thuộc với những hình ảnh như cánh cò trắng trên cánh đồng xa, con nghé bùn ướt đẫm lưng, hàng cau, tre gió thổi xào xạc. Các biện pháp tu từ nhân hoá (cò trắng rủ nhau về), đảo ngữ (xạc xào gió thổi) góp phần gợi lên trong lòng người đọc cảm giác ấm áp, thân thương.

- Qua khổ thơ 2 và 4, tác giả cho thấy tiếng Việt rất gần gũi với cuộc sống lao động và tâm tư tình cảm của người Việt. Đó là tiếng nói vang lên từ cuộc sống lao động nhọc nhằn, gian truân (tiếng hò kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng lụa xé, tiếng nước lũ dập dồn chân đê); cũng là tiếng nói chứa chan tình nghĩa yêu thương sâu nặng của đôi lứa, vợ chồng (Đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương; Muối mặn gừng cay lòng khế xót). Những câu thơ cho ta thấy sự cảm thông, thấu hiểu sâu sắc của nhà thơ đối với tâm tư tình cảm và cuộc sống lam lũ của người lao động.

- Qua lời của cha, tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng với đời sống của một con người. Bởi đó là phương tiện để các thế hệ đi trước trao truyền những bài học, những kinh nghiệm sống cho các thế hệ đi sau (khi vun cành nhóm lửa, hun thuyền gieo mạ, đưa nôi). Biện pháp tu từ điệp ngữ (lặp từ khi) thể hiện vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống hằng ngày.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: