Mối quan hệ, điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm
Mối quan hệ, điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kì trung đại.
Mối quan hệ, điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm
Bài tập 3 trang 70 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Mối quan hệ, điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kì trung đại.
Mối quan hệ giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kì trung đại: .................................................................................................................................................................................................................................................................... |
Điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kỳ trung đại |
||
Điểm tương đồng |
|
|
Điểm khác biệt |
Văn học viết bằng chữ Hán |
Văn học viết bằng chữ Nôm |
|
|
Trả lời:
Mối quan hệ giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kì trung đại: Văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm là hai bộ phận văn học quan trọng thời kì trung đại, làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX. Văn học chữ Hán ra đời cùng với sự hình thành của văn học viết Việt Nam. Văn học chữ Nôm ra đời khi văn học viết đã có thành tựu và tạo nên bản sắc của nền văn học dân tộc cả về hình thức và nội dung. |
Điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kỳ trung đại |
||
Điểm tương đồng |
Cùng chung một số thể loại, hình thức nghệ thuật “di thực” từ Trung Hoa nhưng chú trọng “đi sâu biểu đạt tâm hồn của dân tộc mình” => Hai bộ phận văn học cùng thể hiện lịch sử tâm hồn của dân tộc, bản sắc của con người, đất nước Việt Nam. |
|
Điểm khác biệt |
Văn học viết bằng chữ Hán |
Văn học viết bằng chữ Nôm |
Chữ Hán là loại chữ vay mượn hoàn toàn của Trung Hoa. Cùng với sự vay mượn về văn tự, các yếu tố hình thức khác cũng được mô phỏng, vay mượn gần như nguyên vẹn, mang tính khuôn mẫu như: “văn ngôn, các thể loại, thậm chí cả phong cách, điển cố, thể thức diễn đạt”... |
Chữ Nôm là loại chữ được mô phỏng từ chữ Hán nhưng được sử dụng để sáng tác bằng tiếng Việt. cùng với sự phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm, các yếu tố hình thức nghệ thuật của văn học Việt Nam cũng thay đổi, phát triển: “Nó đã sáng tạo ra các thể loại văn học độc lập của riêng người Việt, Việt hoá nhiều thể loại văn học chữ Hán [...] giúp cho văn học cổ điển Việt Nam thoát dần các khuôn mẫu Hán...". |