X

Vở thực hành Ngữ Văn 9

Biện pháp tu từ trong các khổ thơ của bài thơ Mưa xuân và tác dụng của chúng


Biện pháp tu từ trong các khổ thơ của bài thơ Mưa xuân và tác dụng của chúng:

Biện pháp tu từ trong các khổ thơ của bài thơ Mưa xuân và tác dụng của chúng

Bài tập 4 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Biện pháp tu từ trong các khổ thơ của bài thơ Mưa xuân và tác dụng của chúng:

a. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: ........................................

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ: ..........................

b. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: ........................................

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ: ..........................

c. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: ........................................

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ: ..........................

Trả lời:

a. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: so sánh (Lòng trẻ còn như cây lụa trắng/ Mẹ già chưa bán chợ làng xa)

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ:

+ Gợi lên tâm hồn trong trắng, ngây thơ của người thiếu nữ. Tâm hồn cô cũng tinh khôi như tấm lụa trắng do cô dệt nên.

+ Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ dành cho cô gái.

b. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: nhân hoá (giường cửi lạnh, thoi ngà nằm nhớ ngón tay em)

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ:

+ Giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh giường cửi, thoi ngà không có người dệt, thiếu hơi ấm của bàn tay con người nên lạnh lẽo, nằm lặng lẽ.

+ Diễn tả tình cảnh cô đơn, lẻ loi của người thiếu nữ khi không gặp được người mà cô mong đợi và tâm trạng bùi ngùi, cảm thương của nhà thơ dành cho người thiếu nữ.

c. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: nhân hoá (mưa xuân đã ngại bay)

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ:

+ Miêu tả hình ảnh mưa cuối mùa xuân thưa thớt, hạt mưa không dày mà chỉ lác đác bay trong gió.

+ Khơi gợi người đọc liên tưởng tới tâm trạng ngại ngần, e dè của cô gái sau những lỡ làng.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: