Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện lời người kể chuyện, lời nhân vật
Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tính) để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều.
Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện lời người kể chuyện, lời nhân vật
Bài tập 4 trang 40 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tính) để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều.
a. Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên:
Thời gian, không gian: ...........................................................
Sự vật: ..........................................................................
Trạng thái cảm xúc của nhân vật được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên: ...............
b. Lời người kể chuyện và lời nhân vật:
Lời người kể chuyện |
Lời nhân vật |
|
|
Hình thức biểu hiện của lời nhân vật: ............................................
Dấu hiệu nhận biết hình thức biểu hiện của lời nhân vật: .........................
c. Những cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện qua lời nhân vật: .......................
Trả lời:
a. Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên:
* Thời gian, không gian:
- Thời gian: Đêm trăng
- Không gian: Khung cảnh êm đềm, riêng tư – nơi khuê phòng của người thiếu nữ.
* Sự vật: tươi đẹp, tình tứ, đầy xuân sắc.
- Vầng trăng sáng như đang nhòm qua song cửa; ánh trăng toả sắc vàng lộng lẫy trên mặt nước, chiếu qua vòm cây lá, in bóng trên nền sân – đẹp tựa tranh vẽ. Nhánh hoa mềm mại, duyên dáng, tình tứ, e thẹn tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân.
* Trạng thái cảm xúc của nhân vật được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên: Xao xuyến, bâng khuâng, rung động trong trái tim người con gái bắt đầu yêu.
b. Lời người kể chuyện và lời nhân vật:
Lời người kể chuyện |
Lời nhân vật |
Các câu còn lại |
“Người mà đến thế thì thôi,/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!/ Người đâu gặp gỡ làm chi,/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?” |
- Hình thức biểu hiện của lời nhân vật: Lời nhân vật được thể hiện dưới hình thức: lời độc thoại, nhân vật tự nói với chính mình.
- Dấu hiệu nhận biết hình thức biểu hiện của lời nhân vật: Lời nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm. Trước khi bắt đầu lời nói nhân vật có lời dẫn chuyện miêu tả cảm xúc của nhân vật. Nhân vật nói xong không có lời hồi đáp. Nội dung lời nói chỉ để biểu đạt tâm trạng sâu kín bên trong.
c. Những cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện qua lời nhân vật:
- Trạng thái bâng khuâng, xao xuyến, mơ mộng sau cuộc gặp gỡ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e với Kim Trọng.
- Nỗi xót xa, thương cảm cho thân phận nàng Đạm Tiên nhan sắc, tài hoa mà bạc mệnh (Người mà đến thế thì thôi/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi).
- Tâm trạng bồi hồi, khắc khoải vừa có nỗi âu lo vừa có niềm mong ước, hi vọng khi nghĩ về Kim Trọng (Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?).