Giải Vở thực hành Toán 7 trang 56 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Với Giải VTH Toán 7 trang 56 Tập 2 trong Bài 7: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 56.
Giải VTH Toán 7 trang 56 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 7 trang 56 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có trung tuyến AD và G là trọng tâm của tam giác trên tia đối của DA lấy hai điểm K và M, sao cho DK = DG và DA = DM. Chứng minh AG = GK = KM.
Lời giải:
Theo định lí ba đường trung tuyến của tam giác ta có: AG = 23AD. Suy ra GD = 12AG hay 2DG = AG.
Có DK = DG (gt) nên: GK = DK + DG = 2DG = AG. (1)
Có DA = DM (gt) nên: GA + GD = DK + KM mà GD = DK nên GA = KM. (2)
Vậy từ (1) và (2) suy ra AG = GK = KM.
Bài 8 trang 56 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có hai trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Biết BM = CN, chứng minh tam giác GBC và tam giác GMN cùng cân tại G.
Lời giải:
Theo định lí về ba đường trung tuyến trong tam giác ta có:
GC = 23CN.
GB = 23BM.
Mà BM = CN (gt) nên GB = GC. Suy ra tam giác GBC cân tại G.
GN = CN – GC = BM – GB = GM. Suy ra tam giác GMN cân tại G.
Bài 9 trang 56 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có hai trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Biết BM = CN. Chứng minh tam giác ABC cân tại A.
Lời giải:
Theo định lí về ba đường trung tuyến trong tam giác ta có:
GC = 23CN.
GB = 23BM.
Mà BM = CN (gt) nên GB = GC. Suy ra tam giác GBC cân tại G, nên ^NCB=^MBC.
Xét tam giác NCB và tam giác MBC:
BM = CN (gt).
^NCB=^MBC.
Cạnh chung BC.
Nên tam giác NCB bằng tam giác MBC theo trường hợp c.g.c.
Ta được ^NBC=^MCB(hai góc tương ứng) hay ^ABC=^ACBsuy ra tam giác ABC cân tại A.
Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 7: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Chân trời sáng tạo hay khác: