X

VTH Toán 7 Kết nối tri thức

Giải Vở thực hành Toán 7 trang 64 Tập 1 Kết nối tri thức


Với Giải VTH Toán 7 trang 64 Tập 1 trong Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 64.

Giải Vở thực hành Toán 7 trang 64 Tập 1 Kết nối tri thức

Câu 3 trang 64 vở thực hành Toán lớp 7 Tập 1: Hai tam giác ABC và MNP bằng nhau khi và chỉ khi điều này dưới đây xảy ra?

A. AB = MN, AC = MP, A^=M^;

B. AB = MN, AC = MP, B^=N^;

C. AB = MP, AC = MN, A^=M^;

D. AB = AC, MN = MP, A^=M^;

Lời giải:

+) Ta có: tam giác ABC bằng tam giác MNP nên: AB = MN, AC = MP và A^=M^ (các cặp cạnh và cặp góc tương ứng).

+) Các yếu tố trong các đáp án liên quan đến một cặp góc và hai cặp cạnh nên trường hợp được dùng để chứng minh hai tam giác ABC và MNP là góc – cạnh – góc. Do đó nếu AB = MN, AC = MP và A^=M^ thì hai tam giác ABC và MNP bằng nhau.

Vậy hai tam giác ABC và MNP bằng nhau khi và chỉ khi AB = MN, AC = MP và A^=M^.

Bài 1 (4.12) trang 64 vở thực hành Toán lớp 7 Tập 1: Trong mỗi hình dưới đây, hãy chỉ ra một cặp tam giác bằng nhau và giải thích vì sao chúng bằng nhau.

Trong mỗi hình dưới đây, hãy chỉ ra một cặp tam giác bằng nhau và giải thích vì sao chúng bằng nhau

Lời giải:

Theo hình vẽ, ta có:

∆ABD = ∆CDB (c – g – c) vì: AB = CD, ABD^=CDB^ (theo giả thiết), BD là cạnh chung.

∆AOD = ∆COB (c – g – c), vì OA = OC (theo giả thiết), AOD^=COB^ (2 góc đối đỉnh), OD = OB (theo giả thiết).

Bài 2 (4.13) trang 64 vở thực hành Toán lớp 7 Tập 1: Cho hai đoạn thẳng AC và BD cắt nhau tại điểm O sao cho OA = OC, OB = OD như hình bên.

a) Hãy tìm hai cặp tam giác có chung đỉnh O bằng nhau.

b) Chứng minh rằng ΔDAB=ΔBCD.

Cho hai đoạn thẳng AC và BD cắt nhau tại điểm O sao cho OA = OC, OB = OD như hình bên

Lời giải:

a) Theo hình vẽ bên ta có: ∆AOD = ∆COB (c – g – c), vì:

OA = OC (theo giả thiết), AOD^=COB^ (2 góc đối đỉnh), OD = OB (theo giả thiết).

∆AOB = ∆COD (c – g – c), vì:

OA = OC (theo giả thiết), AOB^=COD^ (2 góc đối đỉnh), OB = OD (theo giả thiết).

b) ∆DAB và ∆BCD có:

ADB^=CBD^ (vì ∆AOD = ∆COB)

BD chung

ABD^=CDB^ (vì ∆AOB = ∆COD)

Do đó ∆DAB = ∆BCD (g – c – g).

Lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: