Bài tập trắc nghiệm Chất điện li - Phương trình điện li – Nồng độ các ion trong dung dịch
Bài tập trắc nghiệm Chất điện li - Phương trình điện li – Nồng độ các ion trong dung dịch
Câu 1: Dãy nào sau đây chỉ chứa các chất điện li mạnh:
A. NaNO3, HClO3, NaHSO4, Na2S, NH4Cl.
B. NaNO3, Ba(HCO3)2, HF, AgCl, NH4Cl.
C. NaNO3, HClO3, H2S, Mg3(PO4)2, NH4Cl.
D. NaNO3, HClO3, Na2S, NH4Cl, NH3.
Câu 2: Dãy nào sau đây chỉ chứa chất điện li yếu
A.H2S, HCl, Cu(OH)2, NaOH B. CH3COOH, H2S, Fe(OH)3, Cu(OH)2
C.CH3COOH, Fe(OH)3, HF, HNO3 D. H2S, HNO3, Cu(OH)2, KOH.
Câu 3: Phương trình điện li nào dưới đây viết đúng?
A. HF ⇌ H+ + F- C. Al(OH)3 → Al3+ + 3OH-
B. H3PO4 → 3H+ + PO43- D. HCl ⇌ H+ + NO3-
Câu 4: Trong dd NaHSO4 có các loại phân tử và ion nào dưới đây (bỏ qua sự điện li của nước):
A. NaHSO4; H+; HSO4-, SO42- Na+; H2O B. HSO4+; Na+, H2O
C. H+; SO42-; Na+; H2O D. H+; HSO4-; SO42-; Na+; H2O
Câu 5: Hấp thụ CO2 vào nước thu được dd có các loại phân tử và ion nào dưới đây (bỏ qua sự điện li của nước):
A. H2CO3; H+; HCO3-; CO32-; H2O B. H2CO3; H+; HCO3-; CO32-; H2O; CO2
C. H+; HCO3-; CO32-; H2O D. H+; CO32-; H2O
Câu 6: Trộn 50 ml dung dịch NaCl 0,1M với 150 ml dung dịch CaCl2 0,2M. Vậy nồng độ của ion Cl- trong dung dịch sau khi trộn là
A. 0,325M. B. 0,175M. C. 0,3M. D. 0,25M.
Câu 7: Trộn 4g NaOH; 11,7 g NaCl; 10,4 gam BaCl2 H2O thành 200ml dung dịch B. Nồng độ mol/lít các ion có trong dung dịch B là:
A. [Na+] = 0,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 1 M; [Cl-] = 1,5 M
B. [Na+] = 1,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 1,5 M
C. [Na+] = 1 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 0,5 M
D. [Na+] = 1,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 0,5 M.
Câu 8: Nồng độ mol/l của ion H+ trong dung dịch H2SO4 là 60% (D = 1,503 g/ml) là:
A. 12,4 M B. 14,4 M C. 16,4 M D. 18,4 M
Câu 9: Tính nồng độ ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M biết hằng số điện li của axit đó là 2.10-5 .
A. 1,5.10-6 B. 2.10-6 C. 2.10-5 D. 1,5 .10-5
Câu 10: Cho dung dịch HNO2 0,01 M, biết hằng số phân ly Ka = 5.10-5. Nồng độ mol/ lít của NO2- trong dung dịch là
A. 5.10-4 B. 6,8. 10-4 C. 7,0.10-4 D. 7,5.10-4
Đáp án và hướng dẫn giải
1. A | 2. C | 3. A | 4. A | 5. B |
---|---|---|---|---|
6. A | 7. B | 8. D | 9. B | 10. C |
Câu 6:
Số mol Cl- trong dung dịch là: 0,065 mol => [Cl-] = 0,325 M
Câu 7:
nNaOH = 4/40 = 0,1 mol; nNaCl = 11,7/58,5 = 0,2 mol; nBaCl2 = 10,4/208 = 0,05 mol
nNa+ = 0,3 mol => [Na+] = 1,5 M; nBa2+ = 0,05 mol => [Ba2+] = 0,25 M;
nOH- = 0,1 mol => [OH-] = 0,5 M; nCl- = 0,3 mol => [Cl-] = 1,5 M.
Câu 9:
[H+] = 0,1. 2.10-5 = 2.10-6
Câu 10:
Gọi x là nồng độ của chất bị điện li. Ta có; [H+] = [NO3+] = x M
=> Ka = x2/(0,01-x) = 5.10-5 => x = 7.10-4 M
Tham khảo các bài Chuyên đề 1 Hóa 11 khác:
- Sự điện li. Phân loại các chất điện li
- Axit, bazo, muối. pH của dung dịch
- Phản ứng trao đổi của ion
- Chất điện li - Phương trình điện li – Nồng độ các ion trong dung dịch
- Bài tập trắc nghiệm Chất điện li - Phương trình điện li – Nồng độ các ion trong dung dịch
- Axit - bazơ - chất lưỡng tính theo Areniut và Bronsted; Hằng số phân li axit yếu (Ka) và bazơ yếu (Kb)
- Bài tập trắc nghiệm Axit - bazơ - chất lưỡng tính theo Areniut và Bronsted; Hằng số phân li axit yếu (Ka) và bazơ yếu (Kb)
- Tính pH của dung dịch axit – bazơ mạnh
- Bài tập trắc nghiệm Tính pH của dung dịch axit – bazơ mạnh
- Tính pH của dung dịch axit – bazơ yếu
- Bài tập trắc nghiệm Tính pH của dung dịch axit – bazơ yếu
- Bài toán về pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện li để đạt được pH định trước
- Bài tập trắc nghiệm Bài toán về pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện li để đạt được pH định trước
- Sử dụng định luật bảo toàn điện tích
- Bài tập trắc nghiệm Sử dụng định luật bảo toàn điện tích
- Phương trình ion rút gọn và các bài toán liên quan
- Bài tập trắc nghiệm Phương trình ion rút gọn và các bài toán liên quan
- Phản ứng thủy phân của muối
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng thủy phân của muối