Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng đồng phân danh pháp của ankadien


Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng đồng phân danh pháp của ankadien

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Ankađien có công thức phân tử dạng CnHn–2.

B. Các hiđrocacbon có công thức phân tử dạng CnH2n–2 đều thuộc loại ankađien.

C. Ankađien không có đồng phân hình học.

D. Ankađien phân tử khối lớn không tác dụng với brom (trong dung dịch).

Câu 2: Kết luận nào sau đây là không đúng ?

A. Ankađien là những HRC không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi C=C.

B. Ankađien có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro.

C. Những hợp chất có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro thuộc loại ankađien.

D. Những hiđrocacbon không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn được gọi là ankađien liên hợp.

Câu 3: Số đồng phân cấu tạo thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8

A. 4.    B. 5.    C. 6.    D. 7.

Câu 4: CTPT C5H8 có mấy chất thuộc loại ankađien liên hợp đồng phân của nhau ?

A. Hai chất.     B. Ba chất.    C. Bốn chất.    D. Năm chất.

Câu 5: CTPT tổng quát của dãy hiđrocacbon nào sau đây là sai:

A. ankađien: CnH2n-2 (n ≥ 4)    B. xicloankan: CnH2n (n ≥ 3)

C. ankan: CnH2n+2 (n ≥ 4)    D. anken: CnH2n (n ≥ 2)

Câu 6: Buta-1,3-đien và isopren có CTPT lần lượt là:

A. C4H6 và C5H10    B. C4H4 và C5H8    C. C4H6 và C5H8    D. C4H8 và C5H10

Câu 7: Ankađien X có CTCT: CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH=CH2. X có tên thay thế là.

A. 4-metylhexa-2,5-đien    B. 3-metylhexa-1,4-đien

C. 3-metylhexa-2,4-đien    D. A, B, C đều sai.

Câu 8: Cho ankađien có công thức cấu tạo :

Chuyên đề Hóa học lớp 11

Tên gọi của ankađien trên theo danh pháp IUPAC là :

A. 5-etyl-2-metylhexa-1,3-đien    B.2-etyl-5-metylhexa-3,5-đien

C. 2,5 đimetylhept-en    D. 2,5-đimetylhepta-1,3-đien.

Câu 9: Hợp chất CH3CH=CHC(CH3)2CH=CH2 có tên thay thế là:

A. 4,4-đimetylhexa-2,4-đien    B. 3,3-đimetylhexa-1,4-đien

C. 3,4-đimetylhexa-1,4-đien    D. 4,5-đimetylhexa-2,4-đien.

Câu 10: Ankađien Z có tên thay thế: 2,3-đimetylpenta-1,3-đien. Vậy CTCT của Z là

A. CH2=C(CH3)-CH(CH3)-CH=CH2    B. CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH-CH3

C. CH2=C=C(CH3)-CH(CH3)-CH2    D. CH2=C(CH3)-CH2-C(CH3)-=CH2

Đáp án và hướng dẫn giải

1. A2. C3. B4. A5. A
6. C7. B8. D9. B10. B

Tham khảo các bài Chuyên đề 6 Hóa 11 khác: