Bài tập trắc nghiệm Phản ứng cộng H của anken


Bài tập trắc nghiệm Phản ứng cộng H của anken

Câu 1: Khi cho hỗn hợp A gồm anken và H2 đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp B. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. nA < nB    B. nA – nB = nH2 pư    C. MA = MB    D. mA > mB

Câu 2: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol propen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 16. Tính số mol H2 phản ứng?

A. 0,15 mol    B. 0,2 mol    C. 0,25 mol    D. 0,3 mol

Câu 3: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là

A. 0,070 mol    B. 0,015 mol    C. 0,075 mol    D. 0,050 mol

Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm hiđro và một anken. Nung nóng 24,64 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni làm xúc tác. Sau phản ứng thu được 25,3 gam hỗn hợp khí Y.Tỷ khối của X so với H2 là:

A. 10,5 gam    B. 11,5 gam    C. 12 gam    D. 12,5 gam

Câu 5: Hỗn hợp khí A chứa eilen và H2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xuc tác Ni nung nóng thu được hh khí B có tỉ khối đối với hiđro là 9,0. Hiệu suất phản ứng cộng hiđro của etilen là:

A. 33,3%    B. 66,7%    C. 25%    D. 50%

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là:

A. 5,23.    B. 3,25.    C. 5,35.    D. 10,46.

Câu 7: Hỗn hợp A gồm CnH2n và H2 (đồng số mol) dẫn qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp B. Tỉ khối của B so với A là 1,6. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là:

A. 40%    B. 60%    C. 65%    D. 75%

Câu 8: Đun nóng 20,16 lít hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 dùng Ni xúc tác thì thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y. Cho Y lội thật chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 2,8 gam. Hiệu suất phản ứng hidro hóa anken:

A. 40%    B. 60%    C. 65%    D. 75%

Câu 9: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là

A. C2H4.    B. C3H6.    C. C4H8.    D. C5H10.

Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là:

A. C2H4.    B. C3H6.    C. C4H8.    D. C5H10.

Đáp án và hướng dẫn giải

1. B2. C3. C4. B5. A
6. A7. D8. D9. C10. D

Câu 3:

mX = 18,5.1 = 18,5 g; nY = 18,5/20 = 0,925 mol

=> nH2 = 1 – 0,925 = 0,075 mol

Câu 4:

nX = 26,64/22,4 = 1,1 mol;

MX.nX = mX = mY => MX = 25,3/1,1 = 23;

dX/H2 = 23/2 = 11,5

Câu 6:

MX = 8,5; netilen : nH2 = 1:3; giả sử nX = 1 mol

=> netilen = 0,25 mol;

H = nH2 pư/netilen .100% = 75% ;

nH2 = 0,25.0,75 = 0,1875

=> nY = 1 – 0,1875 = 0,8125; My = 1.8,5/0,8175 = 10,46; dY/H2 = 5,23

Câu 7:

giả sử nA = 2 mol;

nA/nB = MB/MA = 1,6/1

=> nB = 1,25 mol;

H = (2-1,25)/1.100% = 75 %

Câu 8:

nX = 20,16/22,4 = 0,9 mol; nY = 13,44/22,4 = 0,6 mol;

nH2 = 0,9 – 0,6 = 0,3 mol; nanken dư = 2,8/28 = 0,1 mol;

nanken bđ = 0,1 + 0,3 = 0,4 mol

=> nH2 = 0,5 mol => H = 0,3/0,4.100%=75%

Câu 10:

giả sử nX = 1 mol; MX = 3,33.4 = 13,32;

MY = 4.4 = 16; mX = mY => nY = 0,83 mol;

nH2 = 1- 0,83 = 0,17 mol; hỗn hợp Y gồm H2 và ankan;

nanken = 0,17mol;

nH2 = 0,83 mol; ta có : 13,32 = 0,83.2 + 14n.0,17

=> n = 5; CTPT của anken C5H10.

Tham khảo các bài Chuyên đề 6 Hóa 11 khác: