Bài tập trắc nghiệm Tính khử của CO
Bài tập trắc nghiệm Tính khử của CO
Câu 1: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. 3CO + Fe2O3 to→ 3CO2↑ + 2Fe B. CO + Cl2 → COCl2
C. 3CO + Al2O3 to→ 2Al + 3CO2↑ → D. 2CO + O2 to 2CO2↑
Câu 2: Nhóm gồm các khí đều cháy được (pứ với oxi) là:
A. CO, CO2. B. CO, H2. C. O2, CO2. D. Cl2, CO.
Câu 3: Khí B có tính chất: rất độc, không màu, ít tan trong nước, cháy trong không khí sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Khí B là:
A. H2. B. CO. C. Cl2. D. CO2.
Câu 4: Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp Al2O3, MgO, Fe2O3, CuO (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
A. Al2O3, MgO, Fe, Cu B. Al,Fe,Cu,Mg
C. Al2O3, Mg, Fe, Cu D. Al2O3, MgO, Fe3O4, Cu
Câu 5: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 6: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,48 gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,672 C. 0,224. D. 0,560.
Câu 7: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 56 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 49,6 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là
A. 48 gam. B. 40 gam. C. 16 gam D. 32 gam.
Câu 8: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 33,6 gam Fe và 17,92 lít khí CO2 (đktc). Công thức của X và giá trị V lần lượt là
A. Fe3O4 và 17,92. B. Fe3O4 và 8,96 C. FeO và 8,96 D. Fe2O3 và 17,92.
Câu 9: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 19 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A.12,768 B. 2,128 C. 4,256 D. 8,512
Câu 10: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng V lít khí CO (vừa đủ) thu được chất rắn C. Hòa tan hoàn toàn chất rắn C thu được bằng dung dịch axit HNO3 thu được 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là:
A. 6,72 lít B. 8,96 lít C. 10,08 lít D. 11,2 lít
Đáp án và hướng dẫn giải
1. C | 2. B | 3. B | 4. A | 5. A |
6. B | 7. C | 8. A | 9. C | 10. C |
Câu 6:
nCO + nH2 = nO = mcr giảm/16 = 0,03 mol => V = 0,03.22,4 = 0,672 lít
Câu 7:
nCuO = nO = ncr giảm = (56-49,6)/16 = 0,4 mol => mCuO = 0,4.64 = 16 gam
Câu 8:
nCO = nCO2 = 0,8 mol => V = 17,92 lít;
Gọi CT của X là: Fe2On; nFe2On = nFe/2 = 33,6/2.56 = 0,3 mol;
mFe2On = 33,6 + 44.0,8 – 28.0,8 = 46,4; MFe2On = 46,4/0,3 = 464/3
=> 56.2 + 16n = 464/3 => n = 8/3. X là Fe3O4
Câu 9:
nCO = nCO2 = nCaCO3 = 19/100 = 0,19 mol => V = 0,19.22,4 = 4,256 lít
Câu 10:
Bảo toàn e cho C, N ta có 2nCO = 3nNO => nCO = 0,3.3/2 = 0,45 => V = 10,08 lít
Tham khảo các bài Chuyên đề 3 Hóa 11 khác:
- Cacbon
- Cacbon monoxit
- Cacbon đioxit
- Axit cacbonic và muối cacbonat
- Silic
- Tính khử của CO
- Bài tập trắc nghiệm Tính khử của CO
- CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
- Bài tập trắc nghiệm CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
- Muối cacbonat và hidrocacbonat
- Bài tập trắc nghiệm Muối cacbonat và hidrocacbonat
- Silic và hợp chất của silic
- Bài tập trắc nghiệm Silic và hợp chất của silic