Silic và hợp chất của silic
Silic và hợp chất của silic
I. Phương pháp giải
- Nắm chắc kiến thức về silic và các hợp chất của silic kết hợp với các công thức tính toán để giải quyết bài toán đưa ra.
II. Ví dụ
Bài 1: Một loại thủy tinh chịu lực có thành phần theo khối lượng của các oxit như sau: 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2. Thành phần của loại thủy tinh này được biểu diễn dưới dạng công thức nào?
Trả lời
Tỷ lệ số mol của các oxit: nNa2O : nCaO : nSiO2 = 13/62 = 11,7/56 = 75,3/60 = 0,21 : 0,21 : 1,255 = 1:1:6
Vậy công thức của loại thủy tinh này: Na2O.CaO. 6SiO2
Bài 2: Khi cho 14,9 gam hỗn hợp Si, Zn và Fe tác dụng với dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí(đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó khi tác dụng với dư dung dịch HCl sinh ra 4,48 lít khí(đktc). Xác định thành phần của hỗn hợp trên.
Trả lời
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Si, Zn, Fe ta có: 28x + 65y + 56z = 14,9 (1)
Khi cho hh tác dụng với NaOH thì Si và Zn có phản ứng, ta có phương trình hóa học:
Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2 ↑
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
Ta có: 2x + y = 0,3 (2)
Khi cho hỗn hợp tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Phương trình hóa học:
Zn + HCl → ZnCl2 + H2↑
Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
=> y + z = 0,2 (3)
Từ 1, 2, 3 ta có: x = y = z = 0,1
=> %m(Si) = (0,1.28.100%)/14,9 = 18,79%
%m(Zn) = (0,1.65.100%)/14,9 = 43,62%
%m(Fe) = 100% - 18,79% - 43,62% =37,59%
Tham khảo các bài Chuyên đề 3 Hóa 11 khác:
- Cacbon
- Cacbon monoxit
- Cacbon đioxit
- Axit cacbonic và muối cacbonat
- Silic
- Tính khử của CO
- Bài tập trắc nghiệm Tính khử của CO
- CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
- Bài tập trắc nghiệm CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
- Muối cacbonat và hidrocacbonat
- Bài tập trắc nghiệm Muối cacbonat và hidrocacbonat
- Silic và hợp chất của silic
- Bài tập trắc nghiệm Silic và hợp chất của silic