Công thức chất hữu cơ


Công thức chất hữu cơ

1. Công thức đơn giản nhất:

a. Định nghĩa: CTĐGN là công thức biểu thị tỷ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử.

b. Cách thiết lập CTĐGN:

Hợp chất chứa C, H, O có dạng CxHyOz.

* Để lập CTĐGN ta lập:

x : y : z = nC : nH : nO

= mC/12 : mH/1 : mO/16

= %(m)C/12 : %(m)H/1 : %(m)O/16

Sau đó biến đổi thành tỷ lệ tối giản.

2. Công thức phân tử:

a. Định nghĩa: CTPT là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

b. Quan hệ giữa CTPT và CTĐGN:

- Số nguyên tử của các nguyên tố trong CTPT là số nguyên lần trong CTĐGN.

- Trong nhiều trường hợp , CTĐGN chính là CTPT.

- Một số chất có CTPT khác nhau, nhưng có cùng CTĐGN.

c. Cách lập CTPT hợp chất hữu cơ:

Dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố:

CxHyOz → xC + yH + zO

Ta có tỷ lệ:

M/100 = 12,0x/%C = 1,0y/%H = 16,0z/%O

Thông qua CTĐGN:

Từ CTĐGN ta có CTPT là (CTĐGN)n.

Để xác định giá trị n ta dựa vào khối lượng mol phân tử M.

- Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy:

Ta có phản ứng cháy :

CxHyOz + (x+y/4-z/2)O2 → xCO2 +y/2H2O

(A)

Ta có: 1/nA = x/nCO2 = y/2nH2O

Và: 12x + y + 16z = MA

Giải hệ trên ta được các giá trị x, y, z.

3. Công thức cấu tạo:

a. Khái niệm: CTCT là công thức biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (đơn, bội) của các nguyên tử trong phân tử.

b. Các loại CTCT: 2 loại:

Công thức khai triển: Biểu diễn trên mặt phẳng giấy tất cả các liên kết giữa các nguyên tử.

Công thức CT thu gọn:

* Các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử C được viết thành 1 nhóm.

* Hoặc chỉ biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử C và với nhóm chức (mỗi đầu đoạn thẳng hoặc điểm gấp khúc là 1 cacbon, không biếu thị số nguyên tử H liên kết với cacbon)

Tham khảo các bài Chuyên đề 4 Hóa 11 khác: