Hãy cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 10 Câu hỏi 1 trang 48 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 KNTT.

Câu hỏi 1 trang 48 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Chị M phạm tội nhưng được Toà án cho hoãn chấp hành hình phạt vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

2. Anh T bị Toà án tuyên phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Sau khi gây án, anh T rất ăn năn, hối hận và thành khẩn khai bão. Trong khi chở thi hành án, anh T đã cứu được 2 trẻ em bị đuổi nước. Nhờ vậy, anh T được miễn chấp hành hình phạt tù theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Hình sự.

Em hãy cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự ở trường hợp 1 và 2.

Lời giải:

Sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo:

- Trường hợp 1: nguyên tắc nhân đạo tạo điều kiện cho tội phạm (chị M) nuôi con nhỏ, giúp em bé nhận được đầy đủ sự quan tâm của mẹ khi còn nhỏ và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.

- Trường hợp 2: cần có nguyên tắc nhân đạo trong quá trình xử lí vì anh T đã biết ăn năn hối lỗi và thực hiện những việc tốt giúp ích cho xã hội trong quá trình thi hành án.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: