Vì sao A và B chịu mức hình phạt khác nhau Điều đó thể hiện sự phản hoá như thể nào


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 10 Câu hỏi 1 trang 51 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 KNTT.

Câu hỏi 1 trang 51 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:

Tình huống. A và B bị công an bắt vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác trong một vụ án (theo Điều 134 Bộ luật Hình sự). Sau khi xem xét tinh chất, mức độ tham gia, đặc điểm nhân thân của A và B, Toà án đã quyết định A phải chịu mức hình phạt nặng hơn B do A là người trực tiếp thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân. B giữ vai trò là người giúp sức nên bị áp dụng mức hinh phạt nhẹ hơn A.

Vì sao A và B chịu mức hình phạt khác nhau? Điều đó thể hiện sự phản hoá như thể nào trong trách nhiệm hình sự?

Lời giải:

A và B chịu mức phạt khác nhau vì: hành vi của A (trực tiếp gây thương tích cho nạn nhân) có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi của B (giúp sức cho A). Vì vậy, mức hình phạt A phải chịu nặng hơn so với B. A phải chịu mức hình phạt nặng hơn B do A là người trực tiếp thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân. B giữ vai trò là người giúp sức nên bị áp dụng mức hinh phạt nhẹ hơn A.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: