Tại sao khi truy cứu trách nhiệm hình sự cần dựa trên nguyên tắc hành vi Nêu ví dụ
Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 10 Câu hỏi 2 trang 49 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 KNTT.
Câu hỏi 2 trang 49 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau đễ trả lời câu hỏi:
Tình huống. Nhìn thấy B đi cùng M, T nghĩ B đã xen vào tình yêu giữa minh và M. Vì vậy, T luôn nuôi ý định trả thù B và tuyên bố sẽ có ngày cho B một bài học. Lo sợ vì lời đe doạ của T, B tố cáo T với cơ quan công an. Qua điều tra, cơ quan công an kết luận: Ý định “cho B một bài học" không phải là hành vi vi phạm pháp luật hình sự vì thế T không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại sao khi truy cứu trách nhiệm hình sự cần dựa trên nguyên tắc hành vi? Nêu ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
- Khi truy cứu trách nhiệm hình sự cần dựa trên nguyên tắc hành vi vì: hành vi là thứ có thể cân đo, đong đếm được còn suy nghĩ thì không. Chúng ta chỉ có thể xác định tội danh khi người đó thực hiện hành vi gây ra hậu quả gì đấy đối với người khác.
- Ví dụ về nguyên tắc hành vi: A có âm mưu gọi người đánh B vì B mượn tiền A đến hạn không trả. Tuy nhiên, A chưa kịp thực hiện âm mưu đó thì B đã báo công an để bảo vệ sự an toàn của bản thân. Qua điều tra, cơ quan công an kết luận A không vi phạm pháp luật hình sự, vì A chưa thực hiện hành vi phạm tội.