Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về tội phạm


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 10 Luyện tập 1 trang 51 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 KNTT.

Luyện tập 1 trang 51 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về tội phạm? Vi sao?

a. Tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.

b. Một hành vi bị coi là tội phạm khi có dấu hiệu lỗi và gây nguy hiểm cho xã hội.

c. Trong một số trường hợp, hành vi đe doạ sẽ gây ra thiệt hại cho xã hội cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

d. Đối với mỗi tội danh, người phạm tội sẽ bị áp dụng nhiều hình phạt chính.

e. Hình phạt được áp dụng dựa trên hậu quả của hành vi phạm tội.

g. Mục đích của hình phạt là trừng trị người phạm tội.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình. Vì chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự mới là tội phạm.

- Nhận định b. Không đồng tình. Vì một hành vi bị coi là tội phạm phải có đủ bốn dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tỉnh có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt.

- Nhận định c. Đồng tình. Vì: nếu hành vi đe doạ đó có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện thi hành vi đó cũng được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ Điều 133 Bộ luật Hình sự - tội đe doạ giết người.

- Nhận định d. Không đồng tình. Vì: đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

- Nhận định e. Không đồng tình. Vì: khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tinh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhấn thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

- Nhận định g. Không đồng tình. Vì hình phạt ngoài mục đích trừng trị người phạm tội, còn có mục đích giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm | tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: