Bài tập Virut và bệnh truyền nhiễm có lời giải


Em hãy phân biệt virut và vi khuẩn

Bài tập Virut và bệnh truyền nhiễm có lời giải

Câu 1:Em hãy phân biệt virut và vi khuẩn

Trả lời :

Tính chấtVirutVi khuẩn
Cấu tạo tế bào Không
Chỉ chứa ADN hoặc ARNKhông
Chứa cả ADN và ARN Không
Chứa ribôxômKhông
Sinh sản độc lậpKhông

Câu 2: Có thể nuôi cấy virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được không ? Vì sao ?

Trả lời : Chúng ta không thể nuôi cấy virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn vì đây là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc, chúng chỉ có thể nhân lên được trong tế bào sống. Khi ở môi trường ngoài, virut biểu hiện như thể vô sinh, chúng có thể tách rời hệ gen và vỏ capsit và tồn tại độc lập nhau như các hợp chất hóa học thông thường.

Câu 3: Xét hai chủng virut A và B. Khi trộn lẫn axit nuclêic của chủng A với vỏ prôtêin của cả chủng A và B thì chủng lai sẽ có dạng như thế nào ? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá sau đó phân lập virut thì sẽ thu được các thế hệ sau có đặc điểm cấu trúc như thế nào ?

Trả lời : Khi trộn axit nuclêic của chủng A với vỏ prôtêin của cả chủng A và B thì virut lai sẽ mang axit nuclêic của chủng A và vỏ prôtêin của cả chủng A và chủng B. Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá thì virut nhân lên sẽ là chủng A vì mọi tính trạng của virut (bao gồm cả cấu trúc vỏ prôtêin) đều do hệ gen (nằm trên axit nuclêic) của virut quyết định.

Câu 4: Vì sao mỗi virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định ?

Trả lời : Để có thể tấn công vào một tế bào nào đó thì giữa virut và tế bào phải có sự tương thích, cụ thể hơn đó là gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới có thể bám vào và bắt đầu hành trình xâm nhập của mình. Chính vì lí do này mà mỗi virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định, ví dụ : HIV chỉ xâm nhiễm vào tế bào limphô T4 của hệ miễn dịch.

Câu 5: Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV ? Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội ?

Trả lời : Đặc điểm hoạt động của HIV trong cơ thể người khá đặc biệt, mặc dù đã xâm nhiễm nhưng chúng không "hoành hành", gây hại ngay tức khắc mà trải qua thời gian ủ bệnh (không triệu chứng) rất lâu, thậm chí với nhiều người lên tới 10 năm. Sau khi phơi nhiễm, người bệnh chỉ sốt nhẹ, đau đầu, nổi hạch trong thời gian ngắn nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Sau thời kì này là đến giai đoạn không biểu hiện triệu chứng. Chỉ khi nào cơ thể bị suy giảm miễn dịch trầm trọng thì các vi sinh vật cơ hội mới tấn công cơ thể và làm xuất hiện các triệu chứng AIDS còn trong trường hợp bình thường, nếu không được xét nghiệm máu chuyên khoa thì rất khó để nhận ra người nhiễm HIV. Chính vì không biết mình mắc bệnh nên nhiều người nhiễm HIV lơ là, không có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh (ví dụ: quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với vết thương hở, dùng chung kim tiêm,...). Điều này khiến cho HIV ngày càng âm thầm phát tán trong cộng đồng và trở thành mối hiểm họa lớn cho xã hội.

Câu 6: Vì sao người tiêm chích ma túy và gái mại dâm lại được xếp vào nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS ?

Trả lời : Người tiêm chích ma túy thường sử dụng thuốc trong tình trạng lên cơn nghiện. Lúc này nhận thức đã không còn minh mẫn, mặt khác vì nhu cầu dùng thuốc quá cao, họ bất chấp mọi mối nguy hiểm khác đang rình rập, sẵn sàng dùng chung kim tiêm với người khác dù biết rằng việc làm này sẽ có thể khiến họ bị lây nhiễm HIV. Gái mại dâm do đặc thù công việc nên tiếp cận và bán dâm cho rất nhiều đối tượng khác nhau (trong số những đối tượng này có thể có những người nhiễm HIV), việc quan hệ tình dục không an toàn là điều thường xuyên xảy ra và khả năng lây nhiễm HIV là rất cao. Chính vì những lý do trên mà người tiêm chích ma túy và gái mại dâm được xếp vào nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS.

Câu 7: Có một thời ở vùng trồng nhiều vải thiều, trẻ em hay bị viêm não Nhật Bản và người ta cho rằng nguyên nhân là do vải thiểu. Em có nhận xét gì về nhận định này ?

Trả lời : Viêm não Nhật Bản là bệnh do virut polio gây nên, chúng tấn công vào hệ thần kinh và gây nguy cơ tử vong cao ở những người mắc bệnh. Vật chủ trung gian lây nhiễm virut polio sang người là muỗi Culex. Muỗi Culex hút máu lợn hoặc chim hoang dại (là những ổ chứa virut) sau đó đốt người và truyền bệnh cho con người. Lý do khiến nhiều người lầm tưởng vải thiều là nguyên nhân gây viêm não Nhật Bản là thời điểm vải thiều chín trùng khớp với thời điểm dịch bùng phát (tháng 6, tháng 7 hằng năm). Như vậy, việc một vùng trồng nhiều vải thiều nào đó bỗng nhiên có nhiều trẻ em mắc viêm não Nhật Bản chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và việc quy kết trên là hoàn toàn phi khoa học.

Câu 8: Cách hiệu quả nhất để phòng chống lây nhiễm sốt xuất huyết là gì ?

Trả lời :

Sốt xuất huyết là bệnh do virut Dengue gây ra. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes. Vì bệnh chưa có vacxin ngăn ngừa nên cách phòng chống lây nhiễm sốt xuất huyết hiệu quả nhất là diệt muỗi với các biện pháp cụ thể như sau :

- Mắc màn khi đi ngủ, bôi thuốc hoặc sử dụng các tinh dầu có tác dụng xua muỗi.

- Phun thuốc diệt muỗi, diệt bọ gậy.

- Vệ sinh môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm, loại bỏ các đồ vật chứa nước đọng lâu ngày (chum, vại, ống bơ,...) để kiểm soát nơi trú ngụ và sinh sản của muỗi.

Câu 9: Mặc dù môi trường xung quanh có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh ?

Trả lời : Mặc dù môi trường xung quanh có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh vì để có thể gây bệnh, vi sinh vật phải trải qua 3 hàng rào bảo vệ : đầu tiên là hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (da, niêm mạc, dịch axit trong dạ dày, nước mắt, bạch cầu trung tính và đại thực bào,...) ; sau đó là miễn dịch thể dịch (hệ thống các kháng thể phân bố trong máu, bạch huyết) và cuối cùng là miễn dịch tế bào với sự tham gia của các tế bào T độc. Như vậy cho dù thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật nhưng nếu chúng ta có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì khả năng phát sinh bệnh là rất thấp.

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 10 và các dạng bài tập có đáp án hay khác: