Virut là gì ? Phân loại, cấu tạo, hình thái của virut
- Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu hiển vi và sống kí sinh nội bào bắt buộc
Virut là gì ? Phân loại, cấu tạo, hình thái của virut
Khái niệm virut
- Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu hiển vi và sống kí sinh nội bào bắt buộc
- Dựa thành phần axit nuclêic, người ta phân chia virut thành 2 nhóm lớn, đó là virut ADN và virut ARN.
Cấu tạo của virut
- Gồm có 2 thành phần cơ bản là lõi axit nuclêic (ADN hoặc ARN với đơn phân là nuclêôtit) và vỏ prôtêin (gọi là vỏ capsit với đơn vị cấu thành là capsôme).
- Phức hợp gồm axit nuclêic và prôtêin được gọi là nuclêôcapsit.
Hình thái của virut
Virut được phân chia thành 3 loại cấu trúc :
+ Cấu trúc xoắn : capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic, dạng cấu trúc này thường làm cho vi khuẩn có hình que hoặc hình sợi. Đại diện : virut cúm, virut sởi.
+ Cấu trúc khối : capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều. Đại diện : virut bại liệt, virut hecpet.
+ Cấu trúc hỗn hợp : có dạng nòng nọc với đầu là cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. Đại diện : phagơ T2.