Lý thuyết, các dạng bài tập Virut và bệnh truyền nhiễm có lời giải


Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Virut và bệnh truyền nhiễm Sinh học lớp 10, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Virut và bệnh truyền nhiễm chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 10 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 10.

Lý thuyết, các dạng bài tập Virut và bệnh truyền nhiễm có lời giải

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Virut và bệnh truyền nhiễm Sinh học lớp 10, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Virut và bệnh truyền nhiễm chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 10 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 10.

Virut là gì ? Phân loại, cấu tạo, hình thái của virut

Khái niệm virut

   - Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu hiển vi và sống kí sinh nội bào bắt buộc

   - Dựa thành phần axit nuclêic, người ta phân chia virut thành 2 nhóm lớn, đó là virut ADN và virut ARN.

Cấu tạo của virut

   - Gồm có 2 thành phần cơ bản là lõi axit nuclêic (ADN hoặc ARN với đơn phân là nuclêôtit) và vỏ prôtêin (gọi là vỏ capsit với đơn vị cấu thành là capsôme).

   - Phức hợp gồm axit nuclêic và prôtêin được gọi là nuclêôcapsit.

Hình thái của virut

   Virut được phân chia thành 3 loại cấu trúc :

   + Cấu trúc xoắn : capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic, dạng cấu trúc này thường làm cho vi khuẩn có hình que hoặc hình sợi. Đại diện : virut cúm, virut sởi.

   + Cấu trúc khối : capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều. Đại diện : virut bại liệt, virut hecpet.

   + Cấu trúc hỗn hợp : có dạng nòng nọc với đầu là cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. Đại diện : phagơ T2.

Chu trình nhân lên của virut

   Chu trình nhân lên của virut trải qua 5 giai đoạn kế tiếp như sau :

1. Hấp phụ

   Gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut sẽ bám vào thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của tế bào chủ.

2. Xâm nhập

   - Đối với phagơ : enzim lizôzim sẽ phá hủy thành tế bào vi khuẩn để bơm axit nuclêic vào tế bào chất còn vỏ nằm ở bên ngoài.

   - Đối với virut kí sinh ở động vật : đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó "cởi vỏ" để giải phóng axit nuclêic.

3. Sinh tổng hợp

   Virut sử dụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ (hoặc enzim tự tiết ra) để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin của riêng mình.

4. Lắp ráp

   Axit nuclêic được "thuồn" vào vỏ capsit để tạo nên virut hoàn chỉnh.

5. Phóng thích

   Virut phá vỡ tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài.

Trắc nghiệm Virut và bệnh truyền nhiễm có đáp án

Câu 1: Loại virut nào dưới đây có phần lõi là ADN ?

A. Virut đậu mùa

B. Virut cúm

C. Virut viêm não Nhật Bản

D. HIV

Câu 2: Thành phần nào dưới đây tồn tại ở mọi virut ?

A. Axit nuclêic và vỏ ngoài

B. Vỏ ngoài và vỏ capsit

C. Axit nuclêic, vỏ ngoài và vỏ capsit

D. Axit nuclêic và vỏ capsit

Câu 3: Lớp vỏ ngoài của virut có thành phần cấu tạo tương tự với bộ phận nào của tế bào ?

A. Màng sinh chất

B. Thành tế bào

C. Tế bào chất

D. Nhân con

Câu 4: Cấu trúc của loại virut nào dưới đây không tương đồng với cấu trúc của những virut còn lại ?

A. Phagơ T2

B. Virut đốm thuốc lá

C. Virut cúm

D. Virut quai bị

Câu 5: Trong cấu tạo của virut, thành phần nào có đóng vai trò then chốt, quyết định đặc điểm của các thành phần còn lại ?

A. Vỏ ngoài

B. Axit nuclêic

C. Vỏ capsit

D. Lipit

Câu 6: Đơn vị cấu tạo nên vỏ capsit là gì ?

A. Capsôme

B. Nuclêôcapsit

C. Glicôprôtêin

D.Axit nuclêic

Câu 7: Những virut mang cấu trúc xoắn thường có hình dạng bên ngoài như thế nào ?

A. Hình sợi hoặc hình nòng nọc

B. Hình que hoặc hình sợi

C. Hình khối đa diện hoặc hình que

D. Hình sợi hoặc hình đĩa

Câu 8: Virut có đặc điểm chung nào sau đây ?

A. Kích thước hiển vi

B. Chưa có cấu tạo tế bào

C. Tất cả các phương án đưa ra

D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc

Câu 9: Ở virut, các gai prôtêin trên bề mặt vỏ ngoài có vai trò gì ?

A. Làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ

B. Quy định hình dạng của virut

C. Là cầu nối giúp virut trao đổi chất với môi trường

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 10: Hai thành phần nào dưới đây không thể cùng tồn tại trong một virut ?

A. Vỏ ngoài và vỏ capsit

B. Vỏ capsit và ADN

C. ADN và ARN

D. ARN và vỏ ngoài

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 12345678910
Đáp ánADAABABCAC

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 10 và các dạng bài tập có đáp án hay khác: