X

Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều

Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều Bài 14: Bệnh hại cây trồng


Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 14: Bệnh hại cây trồng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều Bài 14: Bệnh hại cây trồng

1. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

1. Khái niệm bệnh hai cây trồng

1.1. Định nghĩa

Là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thành do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

* Do sinh vật gây hại

- Gồm: nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng

- Đặc điểm:

+ Bệnh có tính lây lan

+ Nguồn bệnh trên cây, trong đất và kí chủ khác trên đồng ruộng

+ Truyền bệnh thông qua vật trung gian.

Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều Bài 14: Bệnh hại cây trồng | Công nghệ trồng trọt 10

* Do điều kiện ngoại cảnh bất lợi:

- Gồm: nhiệt độ, ngập úng, khô hạn, dinh dưỡng, chất độc.

- Đặc điểm:

+ Không có tính lây lan

+ Không có nguồn bệnh tích lũy trên đồng ruộng

+ Thuận lợi cho các bệnh vi sinh vật phát sinh, phát triển, gây hại

Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều Bài 14: Bệnh hại cây trồng | Công nghệ trồng trọt 10

1.3. Triệu trứng của cây bị bệnh

- Là những biểu hiện về ình thái bên ngoài của bộ phận cây bị bệnh có thể quan sát được.

- Gồm:

+ Vết đốm

+ Biến máu

+ Biến dạng cây

+ Héo rũ toàn cây hoặc héo bộ phận

+ Thối hỏng hoặc khô cứng củ, rễ, thân…

+ U, bướu, chảy mủ, lở, loét trên các bộ phận cây.

Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều Bài 14: Bệnh hại cây trồng | Công nghệ trồng trọt 10

1.4. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật

- Có vi sinh vật gây bệnh đạt số lượng nhất định

- Có cây kí chủ đang ở giai đoạn mẫn cảm bệnh

- Có điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho sinh vật gây bệnh phát triển

2. Một số bệnh hại cây trồng thường gặp

2.1. Bệnh đạo ôn hại lúa

- Nguyên nhân: do nấm Pyricularia oryzae gây ra

- Triệu trứng: Trên lá ban đầu vết bệnh nhỏ, sau lớn dần có hình thoi, ở giữa hoại tủ và khô xám. Khi nặng, lan ra làm toàn bộ lá bị “cháy”.

- Điều kiện phát sinh, phát triển:

+ Bệnh nặng khi thời tiết mát, độ ẩm cao, ít nắng, …

+ Gieo sạ dày

+ Bón thừa đạm

- Biện pháp phòng trừ: phòng trừ tổng hợp

2.2. Bệnh xoăn vàng lá cà chua

- Nguyên nhân: do vi rít xoăn vàng lá TYLCV gây ra

- Triệu trứng: lá xoăn từ ngọn lá, đốm vàng, thân thấp lùn, phình to

- Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh: nóng, ẩm

- Biện pháp phòng trừ:

+ Dùng giống kháng vi rút TYLCV

+ Nhổ cây bệnh tiêu hủy

+ Luân canh nghiêm ngặt

+ Vệ sinh đồng ruộng

+ Trừ cỏ dại

+ TRừ sinh vật trung gian truyền bệnh

2.3. Bệnh vàng lá gân xanh hại cam

- Nguyên nhân: do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn của cây, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng, làm cây sinh trưởng, phát triển kém.

- Triệu chứng: phiến lá hẹp màu vàng, lá thẳng đứng, khoảng cách các lá ngắn, quả nhỏ, hạt nép.

- Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh: mùa mưa, thời tiết ấm và ẩm, rầy chổng cánh phát triển mạnh

- Biện pháp phòng trừ:

+ Trồng cây sạch bệnh, mật độ hợp lí

+ Tỉa cành, tạo tán thông thoáng

+ Cắt bỏ cành bệnh tiêu hủy

+ Bón phân hợp lí

+ Trồng xen ổi với cam để đuổi rầy

+ Diệt trừ sinh vật trung gian

+ Dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh

2.4. Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu’

- Nguyên nhân: Tuyến trùng làm rễ nghẽn mạch, giảm khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Đồng thời, tuyến trùng gây vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh, vi rút, vi khuẩn gây bệnh.

- Triệu chứng: sinh trưởng kém, cằn cỗi; rễ kém phát triển; lá vàng, cây héo.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Đào mương thoát nước

+ Tăng cường bón vôi, phân hữu cơ hoại mục

+ Tránh tổn thương rễ

+ Dùng cây có tính kháng tuyến trùng

+ Dùng thuốc hóa học đặc trị

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: