Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Công nghệ 12.
Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững - Cánh diều
Câu 1. Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của ai?
A. Chủ rừng
B. Toàn dân
C. Các cấp quản lí
D. Chủ rừng, toàn dân, các cấp quản lí
Câu 2. Đâu không phải là ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng?
A. Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường nước, đất và điều hoà khí hậu,...
B. Bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn.
D. Cung cấp gỗ, động vật quý hiếm phục vụ nhu cầu của người dân.
Câu 3. Việc khai thác rừng phải được thực hiện theo
A. công ước quốc tế về thương mại các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm.
B. Quy định của từng địa phương
C. đúng quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược lâm nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
D. Sự chỉ đạo của chủ rừng
Câu 4. Hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.
A. Chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
B. Xây dựng các khu bản tồn thiên nhiên như vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
C. Tổ chức tuyền truyền vận động trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
D. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa phương có rừng.
Câu 5. Duy trì diện tích rừng và tài nguyên rừng phù hợp giúp
A. Điều hòa không khí
B. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
C. Bảo vệ nguồn nước
D. Điều hòa không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.
Câu 6. Sau khai thác phải trồng lại rừng để
A. Duy trì cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
B. Tránh bạc màu đất.
C. Bảo vệ nguồn nước ngầm.
D. Tăng thu nhập cho người dân.
Câu 7. Bảo tồn đa dạng sinh học là bảo tồn
A. nguồn gene thực vật
B. nguồn gene động vật
C. hệ sinh thái rừng tự nhiên
D. bảo tồn nguồn gene các loài thực vật, động vật rừng quý hiếm, các hệ sinh thái rừng tự nhiên
Câu 8. Nhiệm vụ của chủ rừng là:
A. Bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về theo dõi diễn biến rừng.
B. Thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về các hành vi vi phạm quy định về quản lí, bảo vệ rừng.
C. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng.
D. Đáp án khác
Câu 9. Nhiệm vụ của toàn dân
A. Phòng cháy, chữa cháy rừng.
B. Bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ thực vật, động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng.
D. Bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ thực vật, động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng.
Câu 10. Nhiệm vụ của các cấp quản lí
A. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng.
B. Phòng cháy và chữa cháy rừng.
C. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
D. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.