Top 150 Đề thi Hóa học 10 Cánh diều có đáp án


Bộ 100 Đề thi Hóa học lớp 10 Cánh diều năm học 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 10.

Mục lục Đề thi Hóa học lớp 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất

Xem thử

Chỉ 150k mua trọn bộ Đề thi Hóa 10 Cánh diều (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Hóa 10 Giữa kì 1 Cánh diều

- Đề thi Hóa 10 Học kì 1 Cánh diều

- Đề thi Hóa 10 Giữa kì 2 Cánh diều

- Đề thi Hóa 10 Học kì 2 Cánh diều

Xem thêm đề thi Hóa 10 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh Diều

Năm học 2023

Môn: Hóa học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của hóa học?

A. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

B. Tốc độ của ánh sáng trong chân không.

C. Ứng dụng của chất.

D. Sự hình thành hệ Mặt Trời.

Câu 2: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là

A. sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình … để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lí thuyết hóa học.

B. nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng…

C. giải quyết các vấn đề hóa học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

D. nghiên cứu thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất.

Câu 3: Trong các chất: magnesium, nitrogen, oxygen, sodium chloride. Hợp chất là

A.magnesium.

B.nitrogen.

C.oxygen.

D.sodium chloride.

Câu 4: Thứ tự các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học là

A.xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; thực hiện nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

B.nêu giả thuyết khoa học; xác định vấn đề nghiên cứu; thực hiện nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

C.xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; thực hiện nghiên cứu.

D.nêu giả thuyết khoa học; xác định vấn đề nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; thực hiện nghiên cứu.

Câu 5: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. electron và neutron.

B. proton và neutron.

C. neutron và electron.

D. electron, proton và neutron.

Câu 6: Phát biểu nào sai khi nói về neutron?

A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.

B. Có khối lượng bằng khối lượng proton.

C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.

D. Không mang điện.

Câu 7: Nguyên tử aluminium có 13 proton và 14 neutron. Số hạt mang điện có trong nguyên tử này là

A. 13.      B. 14.      C. 27.      D. 26.

Câu 8: Hạt electron có điện tích là

A. 1,602 × 10-19 C.

B. -1,602 × 10-19 C.

C. +1,602 × 10-19 C.

D. -1,602 × 1019 C.

Câu 9: Nguyên tử carbon có điện tích hạt nhân là +6. Số electron của nguyên tử này là

A. 6.      B. 12.      C. 18.      D. 24.

Câu 10: Nếu xem nguyên tử như một quả cầu, có bán kính khoảng 10-10 m thì bán kính hạt nhân nguyên tử vào khoảng

A. 10-8 m.

B. 10-14 m.

C. 10-12 m.

D. 104 m.

Câu 11: Đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là

A. meV.

B. amu.

C. nanometre.

D. angstrom.

Câu 12: Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử (kí hiệu là Z) của một nguyên tố gọi là

A. số khối.

B. nguyên tử khối.

C. số hiệu nguyên tử.

D. số neutron.

Câu 13: Số hạt electron của nguyên tử có kí kiệu Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh Diều có đáp án (4 đề)

A. 31.        B. 16.              C. 15.        D. 30.

Câu 14: Cho các nguyên tử sau:Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh Diều có đáp án (4 đề). Những nguyên tử là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là

A. A và B.

B. B và C

C. C và D.

D. A và D.

Câu 15: Từ hai đồng vị hydrogen (Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh Diều có đáp án (4 đề)) và đồng vị Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh Diều có đáp án (4 đề), có thể tạo thành được số loại phân tử H2O là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

Câu 16: Nguyên tử carbon có hai đồng vị bền: Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh Diều có đáp án (4 đề) chiếm 98,89% và Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh Diều có đáp án (4 đề) chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của carbon là

A. 12,50.

B. 12,02.

C. 12,01.

D. 12,06.

Câu 17: Orbital s có dạng

A. hình tròn.

B. hình số 8 nổi.

C. hình cầu.

D. hình bầu dục.

Câu 18: Lớp M có số electron tối đa bằng

A. 3.       B. 4.       C. 9.       D. 18.

Câu 19: Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh Diều có đáp án (4 đề)

Câu 20: Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17) là

A. 1s22s22p63s23p6.

B. 1s22s22p63s23p5.

C. 1s22s22p63s23p3.

D. 1s22s22p63s23p4.

Câu 21: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 14. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố X điền vào lớp, phân lớp nào sau đây?

A. K, s.

B. L, p.

C. M, p.

D. N, d.

Câu 22: Phân lớp chứa đủ số electron tối đa được gọi là

A. phân lớp bão hòa.

B. phân lớp bán bão hòa.

C. phân lớp nửa bão hòa.

D. phân lớp chưa bão hòa.

Câu 23: Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây?

A. Kí hiệu nguyên tố.

B. Tên nguyên tố.

C.Số hiệu nguyên tử.

D. Số khối của hạt nhân.

Câu 24: Chu kì 4 của bảng tuần hoàn có số nguyên tố là

A. 2 nguyên tố.

B. 18 nguyên tố.

C. 32 nguyên tố.

D. 8 nguyên tố.

Câu 25: Nguyên tử X có cấu hình electron [Ne]3s23p1. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A. số thứ tự 3, chu kì 3, nhóm IIIA.

B. số thứ tự 11, chu kì 3, nhóm IIIA.

C. số thứ tự 13, chu kì 2, nhóm IA.

D. số thứ tự 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

Câu 26: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s2. Số thứ tự nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. 12.       B. 13.       C. 11.       D. 14.

Câu 27: Cho cấu hình electron các nguyên tố sau đây: Na: [Ne]3s1; Cr: [Ar]3d54s1;Br: [Ar]3d104s24p5; F: 1s22s22p5; Cu: [Ar]3d104s1. Số nguyên tố thuộc khối s trong các nguyên tố trên là

A. 0.       B. 1.       C. 2.       D. 3.

Câu 28: Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là

A. 18, 8, 8.

B. 18, 8, 10.

C. 18, 10, 8.

D. 16, 8, 8.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Nguyên tử X có tổng số các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.

a) Xác định thành phần các hạt cấu tạo nên nguyên tử X.

b) Viết kí hiệu nguyên tử X.

Câu 2 (1 điểm): Nguyên tử của nguyên tố A có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố B có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tử A và B có số electron hơn kém nhau là 3.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử A, B.

b) Biểu diễn cấu hình electron A, B theo ô orbital và cho biết số electron độc thân có trong mỗi nguyên tử này.

Câu 3 (1 điểm): Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân bằng 25. Biết ZX < ZY, hãy xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn cách xác định).

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023

Môn: Hóa học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Loại liên kết có trong phân tử nước là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị.

C. liên kết kim loại.

D. liên kết van der Waals.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.

B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.

C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.

D. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân.

Câu 3: Nguyên tử T có 11 proton và 12 neutron. Kí hiệu nguyên tử của T là

A. Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề).

B. Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề).

C. Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề).

D. Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề).

Câu 4: Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của magnesium được xác định theo phổ khối lượng như hình dưới đây (biết rằng điện tích z của các ion đồng vị của magnesium đều bằng +2):

Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề)

Nguyên tử khối trung bình của magnesium là

A. 24,32.

B. 23,42.

C. 25,32.

D. 22,32.

Câu 5: Lớp electron thứ tư được gọi là

A. lớp K.

B. lớp M.

C. lớp L.

D. lớp N.

Câu 6: Số electron tối đa có trong một orbital là

A. 1.   B. 2.   C. 3.   D. 4.

Câu 7: Cấu hình electron nào sau đây là của fluorine (Z = 9)

A. 1s22s22p3.

B. 1s22s22p4.

C. 1s22s32p4.

D. 1s22s22p5.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Lớp M có 9 phân lớp.

B. Lớp L có 4 orbital.

C. Phân lớp p có 3 orbital.

D. Năng lượng electron trên lớp K là thấp nhất.

Câu 9: Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây?

A. Kí hiệu nguyên tố.

B. Tên nguyên tố.

C. Số hiệu nguyên tử.

D. Số khối của hạt nhân.

Câu 10: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. X thuộc nhóm

A. IIIA.

B. IIIB.

C. VA.

D. VB.

Câu 11: Trong một chu kì, theo chiều từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm A

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. không thay đổi.

D. biến đổi không theo quy luật.

Câu 12: Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng biến đổi của yếu tố nào sau đây?

A. Tính kim loại.

B. Tính phi kim.

C. Bán kính nguyên tử.

D. Tính kim loại và bán kính nguyên tử.

Câu 13: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất?

A. H2SO4.

B. HClO4.

C. H3PO4.

D. H2SiO3.

Câu 14: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

A. 1s²2s²2p6.

B. 1s²2s²2p3s²3p¹.

C. 1s²2s²2p3s³.

D. 1s²2s²2p63s1.

Câu 15: Nguyên tố X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Trong oxide tương với hóa trị cao nhất của X có chứa 53,3 % oxygen về khối lượng. Nguyên tố X là

A. carbon.

B. silicon.

C. sulfur.

D. phosphorus.

Câu 16: X và Y thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 18 (biết ZX < ZY). Hai nguyên tố X; Y là

A. Be (Z = 4) và Si (Z = 14).

B. B (Z = 5) và Al (Z = 13).

C. N (Z = 7) và Na (Z = 11).

D. C (Z = 6) và Mg (Z = 12).

Câu 17: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi

A. 2 electron.

B. 3 electron.

C. 1 electron.

D. 4 electron.

Câu 18: Nguyên tử trong phần tử nào dưới đây ngoại lệ với quy tắc octet?

A. H2O.

B. NH3.

C. HCl

D. BF3.

Câu 19: Khi nguyên tử nhường electron sẽ tạo thành

A. phân tử.

B. ion.

C. cation.

D. anion.

Câu 20: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?

A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.

C. Hợp chất ion dễ hoá lỏng.

D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.

Câu 21: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

A. NaF.

B. CO2.

C. CH4.

D. H2O.

Câu 22: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3

A. liên kết cộng hóa trị không cực.

B. liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. liên kết ion.

D. liên kết hydrogen.

Câu 23: Dãy gồm các hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị là

A. NaCl, CaO.

B. HCl, CO2.

C. KCl, Al2O3.

D. MgCl2, Na2O.

Câu 24: Trong phân tử HCl, số cặp electron dùng chung và cặp electron hoá trị riêng của nguyên tử Cl lần lượt là:

A. 1 và 3.

B. 2 và 2.

C. 3 và 1.

D. 1 và 4.

Câu 25: Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây?

A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.

B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.

C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.

D. F, O, N,… có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động.

Câu 26: Giữa H2O và CH3OH có thể tạo ra ít nhất bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 27: Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử là

A. HCl, Cl2, NaCl.

B. Cl2, HCl, NaCl.

C. NaCl, Cl2, HCl.

D. Cl2, NaCl, HCl.

Câu 28: Thứ tự nào sau đây thể hiện độ mạnh giảm dần của các loại liên kết?

A. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.

B. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > tương tác van der Waals > liên kết hydrogen.

C. Liên kết cộng hoá trị > liên kết ion > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.

D. Tương tác van der Waals > liên kết hydrogen > liên kết cộng hoá trị > liên kết ion.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 29 (1 điểm): Chlorine có Z = 17, cho biết xu hướng cơ bản của nguyên tử chlorine khi hình thành liên kết hóa học. Hãy vẽ sơ đồ minh họa quá trình đó.

Câu 30 (1 điểm): Cho các chất sau: O2, NaF, H2S.

(a) Phân loại các chất trên theo liên kết (ion, cộng hóa trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực).

(b) Biểu diễn sự hình thành liên kết ion đối với hợp chất ion; viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo đối với hợp chất cộng hóa trị.

Câu 31 (1 điểm): Hãy giải thích sự biến đổi về nhiệt độ nóng chảy của dãy hydrogen halide sau:

Halogen halide

HF

HCl

HBr

HI

Nhiệt độ nóng chảy (oC)

-83,1

-114,8

-88,5

-50,8

Xem thử