Top 150 Đề thi Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án
Bộ 100 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức năm học 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 10.
Mục lục Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất
Chỉ 200k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 1 Kết nối tri thức
- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 2 Kết nối tri thức
Xem thêm Đề thi Ngữ văn 10 cả ba sách:
Top 30 Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm học 2023 có đáp án (cả ba sách)
Top 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm học 2023 có đáp án (cả ba sách)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Môn: Ngữ Văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”
(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?
Câu 3 (1 điểm): Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
Câu 4 (1 điểm): Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"?
Câu 5 (2 điểm): Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đọc bài thơ:
BÀI HỌC ĐẦU CỦA CON
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
(Đỗ Trung Quân)
Thực hiện yêu cầu: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023
Môn: NGỮ VĂN 10(KẾT NỐI TRI THỨC)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu1 |
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận |
0,5điểm |
Câu2 |
- Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. |
0,5điểm |
Câu3 |
- Trong đoạn văn, từ ngữ “bản lĩnh”, “mục tiêu”, “phương pháp” được lặp lại nhiều lần. - Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. |
0,5điểm
0,5điểm |
Câu4 |
- Tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh" vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh... |
1điểm |
Câu5 |
- HS nêu được những suy nghĩ của mìnhvề cách rèn luyện bản lĩnh sống. - Gợi ý: + Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng + Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm + Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực + Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn. |
2điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,5điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,5điểm |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng: + Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ + Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà - Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu…. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 2,0 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. Đánh giá: + Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý… + Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. |
2,5điểm
0,5điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,5điểm |
e. Sáng tạo -Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5điểm |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Môn: Ngữ Văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó [...].Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”
(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU)
Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp trong văn bản.
Câu 2 (1 điểm): Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] được sử dụng trong đoạn văn có ý nghĩa gì?
Câu 3 (1 điểm): Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông?
Câu 4 (2 điểm): Từ văn bản trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Anh/chị hãy viết một bản báo cáo nghiên cứu về vấn đề: “Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực”.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học 2023
MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu1 |
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. - Phương thức biểu đạt kết hợp: tự sự. |
0,5điểm 0,5điểm |
Câu2 |
- Phần đánh dấu ngoặc vuông [...] là phần trong lời trích dẫn nhưng được lược bỏ do nội dung ít quan trọng hơn hoặc không cần thiết trong đoạn đó. |
1điểm |
Câu3 |
- Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “con vô cùng kính yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông: khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ..” kính trọng, tự hào. |
1điểm |
Câu4 |
- HS nêu được những suy nghĩ của mìnhvề tinh thần trách nhiệm sau khi đọc xong đoạn văn. - Có thể trình bày theo định hướng sau: + Hiểu và chỉ ra những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm (Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội) + Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống: là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra. + Rút ra bài học nhận thức và hành động: nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị. |
2điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Câu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận |
0,5điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,5điểm |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Đặt vấn đề. - Giải quyết vấn đề: + Đặc điểm đời sống của người Ê-đê (nơi ở, ẩm thực, trang phục, phương tiện vận chuyển) + Đặc điểm văn hóa của người Ê-đê (trang phục, nhà ở, chế độ gia đình, tôn giáo, các lễ hội, hoạt động văn hóa) - Kết luận vấn đề. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm. |
3điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,5điểm |
e. Sáng tạo -Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5điểm |