Top 150 Đề thi Vật lí 10 Chân trời sáng tạo có đáp án


Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo năm học 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 10.

Mục lục Đề thi Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất

Xem thử

Chỉ 150k mua trọn bộ Đề thi Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Vật lí 10 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Vật lí 10 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm đề thi Vật Lí 10 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm các dạng vận động của

A. thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.

B. con người và thế giới.

C. không gian và thời gian.

D. vật chất và năng lượng.

Câu 2. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết trong Vật lí, phương pháp nào có tính quyết định?

A. phương pháp lí thuyết.

B. phương pháp thực nghiệm.

C. tùy vào lĩnh vực nghiên cứu.

D. cả hai phương pháp có giá trị như nhau.

Câu 3. Vật lí ảnh hưởng tới lĩnh vực nào trong số các lĩnh vực sau:

A. nông nghiệp.

B. y học.

C. công nghiệp.

D. Tất cả các lĩnh vực trên.

Câu 4. Để sử dụng an toàn thiết bị đo điện khi sử dụng cần

A. không chọn đúng thang đo, nhầm lẫn thao tác.

B. chọn đúng thang đo, nhầm lẫn thao tác.

C. không chọn đúng thang đo, thực hiện đúng thao tác.

D. chọn đúng thang đo, thực hiện đúng thao tác.

Câu 5. Quy tắc nào sau đây vi phạm quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?

A. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.

B. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm sau khi sử dụng.

C. Không nhất thiết kiểm tra thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm khi trước sử dụng.

D. Vệ sinh thiết bị thí nghiệm, cất thiết bị đúng nơi quy định sau khi sử dụng.

Câu 6. Sai số tuyệt đối của phép đo là

A. tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.

B. tổng sai số ngẫu nhiên và sai số tỉ đối.

C. tổng sai số tỉ đối và sai số dụng cụ.

D. tổng sai số ngẫu nhiên, sai số dụng cụ và sai số tỉ đối.

Câu 7. Khi tiến hành thí nghiệm sau n lần đo thì tính được giá trị trung bình của đại lượng cần đo là A¯, sai số tuyệt đối của phép đo là ΔA. Sai số tỉ đối được tính bởi công thức nào sau đây?

A.A¯+ΔA.100%.

B. A¯ΔA.100%.

C.A¯ΔA.100%.

D. ΔAA¯.100%.

Câu 8. Khi đo chiều dài của chiếc bàn học, một học sinh viết được kết quả là l = 118±2(cm). Sai số tỉ đối của phép đo này bằng

A. 2%.

B. 1,7%.

C. 5,9%.

D. 1,2%.

Câu 9. Hệ quy chiếu bao gồm

A. vật làm gốc và hệ trục tọa độ.

B. hệ trục tọa độ và mốc thời gian.

C. vật làm gốc, đồng hồ và mốc thời gian.

D. vật làm gốc, hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.

Câu 10.Trong các trường hợp sau, đâu là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng?

A. Chiếc lá rơi xuống từ cành cây.

B. Viên bi sắt rơi tự do.

C. Xe lửa chạy tuyến Bắc – Nam.

D. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Câu 11. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 20 km về phía bắc. Quãng đường đi được trong cả chuyến đi

A. 28,88 km.

B. 26 km.

C. 32,4 km.

D. 28,6 km.

Câu 12. Một bạn học sinh bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Bạn đó xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi và quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ. Độ dịch chuyển của bạn đó là

A. 50 m.

B. 25 m.

C. 12,5 m.

D. 0 m.

Câu 13. Trong thời gian chuyển động là t, một vật có độ dịch chuyển là d. Khi đó vận tốc trung bình được tính bằng công thức

A. dΔt.

B. d.Δt.

C. dt2.

D. d.t2.

Câu 14. Một người tập thể dục chạy trên đường thẳng trong 10 phút. Trong 4 phút đầu chạy với vận tốc 4 m/s, trong thời gian còn lại giảm vận tốc còn 3 m/s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường chạy là

A. 3,4 m/s.

B. 4,3 m/s.

C. 5,6 m/s.

D. 6,5 m/s.

Câu 15. Cho một vật chuyển động thẳng đều trên một đoạn thẳng AB biết. Tại thời điểm t1 = 2 s thì d1 = 4 m và tại t2 = 3 s thì d2 = 6 m. Hãy viết phương trình thể hiện sự liên hệ giữa độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển của vật.

A. d = 4t (m).

B. d = 3t (m).

C. d = 6t (m).

D. d = 2t (m).

Câu 16. Ưu điểm của đồng hồ đo thời gian hiện số là

A. đo thời gian chính xác đến phần nghìn giây.

B. đo thời gian chính xác đến phần mười giây.

C. đo thời gian chính xác đến phần trăm giây.

D. đo thời gian chính xác đến từng giây.

Câu 17. Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị mô tả sự phụ thuộc của độ dịch chuyển vào thời gian có dạng

A. đường thẳng.

B. đường tròn.

C. đường gấp khúc.

D. đường cong.

Câu 18.Hình vẽ dưới đây là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chiếc xe chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Xe này có tốc độ là

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) (ảnh 16)

A. 30 km/h.

B. 60 km/h.

C. 15 km/h.

D. 45 km/h.

Câu 19. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều có giá trị

A. không đổi theo thời gian.

B. tăng đều theo thời gian.

C. giảm đều theo thời gian.

D. luôn bằng không.

Câu 20.Một ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều. Sau 20s, vận tốc của ô tô giảm từ 6 m/s về 4 m/s. Gia tốc của ô tô này là

A. 0,1 m/s2.

B. - 0,1 m/s2.

C. 1 m/s2.

D. - 1 m/s2.

Câu 21.Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều

A. vectơ gia tốc của vật có hướng không đổi, độ lớn thay đổi.

B. vectơ gia tốc của vật có hướng thay đổi, độ lớn không đổi.

C. vectơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn thay đổi.

D. vectơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn không đổi.

Câu 22. Chuyển động biến đổi là chuyển động

A. có vận tốc không thay đổi theo thời gian.

B. có độ dịch chuyển không thời đổi theo thời gian.

C. có tốc độ không thay đổi theo thời gian.

D. có vận tốc thay đổi theo thời gian.

Câu 23. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Tại thời điểm t0 vận tốc của vật là v0, tại thời điểm t vật có vận tốc là v. Công thức tính gia tốc của vật là

A. vv0tt0.

B.v+v0tt0.

C.vv0t+t0.

D.v+v0t+t0.

Câu 24. Khi nói về sự rơi tự do, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mọi vật trên Trái Đất đều rơi tự do với cùng một gia tốc.

B. Trọng lực là nguyên nhân duy nhất gây ra sự rơi tự do.

C. Mọi chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng là rơi tự do.

D. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc kinh độ của địa điểm đang xét.

Câu 25. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m. Lấy g =10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là

A. 20 m/s.

B. 19,6 m/s.

C. 9,8 m/s.

D. 19,8 m/s.

Câu 26. Chọn đáp án đúng.

A. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: y = 12g.t2 và x = v0.t

B. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: y=g2.v02.x2

C. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: t = 2.hg và L = v0.t

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 27. Một vật ở độ cao 5 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu v0 = 2m/s theo phương ngang. Xác định thời gian rơi của vật. Lấy g = 10m/s2.

A. 1 s.

B. 2 s.

C. 3 s.

D. 4 s.

Câu 28. Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18 m. Tính vo. Lấy g = 10 m/s2.

A. 19 m/s.

B. 13,4 m/s.

C. 10 m/s.

D. 3,16 m/s.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1 (1,5 điểm).

a. Bạn A đi học từ nhà đến trường theo lộ trình ABC. Biết bạn A đi đoạn đường AB = 400 m hết 6 phút, đoạn đường BC = 300 m hết 4 phút; AB vuông góc với BC. Xác định tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của bạn A khi đi từ nhà đến trường.

b. Hãy vẽ đồ thị dịch chuyển – thời gian trong chuyển động của bạn A theo bảng số liệu sau đây:

Độ dịch chuyển (m)

0

200

400

600

800

1000

800

Thời gian (s)

0

50

100

150

200

250

300

Bài 2 (1,5 điểm). Một người chạy xe máy theo một đường thẳng và có vận tốc theo thời gian được biểu diễn bởi đồ thị v theo t như hình vẽ.

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) (ảnh 17)

Hãy xác định:

a. Gia tốc của người này tại các thời điểm 1s, 2,5s và 3,5s

b. Độ dịch chuyển của người này từ khi bắt đầu chạy đến thời điểm 4 s.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Chọn câu đúng nhất. Vật lý là lĩnh vực nghiên cứu về

A. các dạng vận động của vật chất, năng lượng.

B. các dạng vận động của chất khí.

C. các dạng phát triển của sinh vật sống.

D. các dạng chuyển động của các vật trong đời sống.

Câu 2: Cách viết kết quả đúng của đại lượng A là:

A. A = A¯±ΔA.

B. A = A¯ΔA.

C. A = A¯+ΔA.

D. A = A¯:ΔA.

Câu 3: Tác dụng của lực là:

A. làm vật bị biến dạng hoặc làm thay đổi chuyển động của vật.

B. nguyên nhân của chuyển động.

C. chỉ có tác dụng làm thay đổi chuyển động của vật.

D. không có lực vật không chuyển động được.

Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là:

A. 4 N.

B. 1 N.

C. 2 N.

D. 100 N.

Câu 5: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật chuyển động

A. thẳng và không đổi chiều.

B. tròn.

C. thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.

D. thẳng.

Câu 6: Cho hình vuông ABCD có cạnh là a, một vật chuyển động từ A đến B rồi từ B đến C. Quãng đường và độ dịch chuyển của vật lần lượt là

A. 2a và a2.

B. a và a2.

C. a2 và a.

D. 2a và 2a.

Câu 7: Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải là của tốc độ của một vật chuyển động?

A. Có phương xác định.

B. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động.

C. Có đơn vị m/s.

D. Không thể có độ lớn bằng không.

Câu 8: Công thức cộng vận tốc:

A. v2,3=v2,3+v1,3.

B. v1,2=v1,3v3,2.

C. v1,3=v1,2+v2,3.

D. v2,3=(v2,1+v3,2).

Câu 9: Chọn đáp án đúng. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ là

A. điểm đặt trên vật ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.

B. phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc.

C. độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10: Một vật khối lượng 2 kg được treo vào đầu một sợi dây, đầu kia cố định. Biết vật ở trạng thái cân bằng. Tính lực căng dây. Lấy g = 10 m/s2

A. 15 N.

B. 10 N.

C. 40 N.

D. 20 N.

Câu 11: Đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng

A. đi qua gốc tọa độ.

B. song song với trục Ot.

C. song song với trục Ov.

D. đường thẳng xiên góc không qua gốc tọa độ.

Câu 12: Chọn câu đúng. Sự rơi của vật trong chất lưu có lực cản

A. được chia làm ba giai đoạn: nhanh dần đều từ lúc bắt đầu rơi trong một thời gian ngắn. Nhanh dần không đều trong một khoảng thời gian tiếp theo, lúc này lực cản xuất hiện và tăng dần. Chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi, khi đó tổng lực tác dụng lên vật rơi bị triệt tiêu.

B. là chuyển động nhanh dần đều trong cả quá trình vật rơi.

C. là chuyển động đều trong cả quá trình vật rơi.

D. ban đầu nhanh đần đều, sau đó chậm dần đều.

Câu 13: Gia tốc là đại lượng cho biết sự thay đổi nhanh chậm của

A. tốc độ.

B. độ dời.

C. vận tốc.

D. quãng đường.

Câu 14: Một ô tô đang đi với vận tốc 10 m/s thì hãm phanh đi chậm dần đều và khi đi thêm được 84 m thì vận tốc còn 4 m/s. Gia tốc của xe là

A. 0,5 m/s2.

B. 0,035 m/s2.

C. -0,5 m/s2.

D. -1 m/s2.

Câu 15. Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?

A. Một chiếc khăn voan nhẹ.

B. Một sợi chỉ.

C. Một chiếc lá cây rụng.

D. Một viên sỏi.

Câu 16. Chuyển động ném ngang là chuyển động

A. có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang.

B. dưới tác dụng của trọng lực.

C. có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.

D. có vận tốc ban đầu theo phương xiên và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.

Câu 17. Hai vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì tầm xa L

A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.

B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.

C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.

D. giảm 2 lần khi v0 giảm 4 lần.

Câu 18: Độ lớn của hợp lực hai lực đồng quy hợp với nhau góc α thỏa mãn biểu thức nào?

A. F = F12+F22+2.F1.F2.cosα

B. F = F12+F222.F1.F2.cosα

C. F = F1+F2+2F1F2

D. F = F12+F222F1F2

Câu 19. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn

A. vận tốc của vật.

B. khối lượng của vật.

C. lực tác dụng vào vật.

D. gia tốc của vật.

Câu 20: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 600 N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 600 N.

A. α=00

B. α=900

C. α=450

D. α=1200

Câu 21: Moment lực đối với một trục quay là

A. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.

B. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm vật chuyển động tịnh tiến.

C. cặp lực có tác dụng làm quay vật.

D. đại lượng dùng để xác định độ lớn của lực tác dụng.

Câu 22.Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực

A. cân bằng.

B. có cùng điểm đặt.

C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.

D. xuất hiện và mất đi đồng thời.

Câu 23: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là:

A. 100 N.m.

B. 2,0 N.m.

C. 0,5 N.m.

D. 1,0 N.m.

Câu 24. Một vật khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.

B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

D. Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.

Câu 25. Một vật khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là µ, gia tốc trọng trường g. Biểu thức xác định lực ma sát trượt là

A. Fmst = µg.

B. Fmst = µmg.

C. Fmst = µm.

D. Fmst = mg.

Câu 26. Một vật đang trượt trên mặt phẳng nằm ngang, nếu ta tăng khối lượng của vật thì hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng

A. không thay đổi.

B. tăng do áp lực tăng.

C. giảm do áp lực tăng.

D. tăng do trọng lực tăng.

Câu 27: Một người dùng chiếc búa dài 25 cm để nhổ một cây đinh đóng thẳng đứng ở một tấm gỗ. Biết lực tác dụng vào cây búa 180 N song song với mặt đất là có thể nhổ được cây đinh. Hãy tìm lực cản của gỗ tác dụng lên cây đinh, biết trục quay tạm thời của búa cách đinh một khoảng 9 cm.

A. 500 N.

B. 400 N.

C. 200 N.

D. 100 N.

Câu 28. Chuồn chuồn có thể bay lượn trong không trung. Chúng không bị rơi xuống đất do lực hút của Trái Đất là do còn

A. lực đẩy Archimedes.

B. lực cản của không khí.

C. lực ma sát của không khí.

D. lực nâng của không khí hướng từ dưới lên.

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Bài 1: Thả một vật rơi tự do ở độ cao 45 m, tính quãng đường vật rơi ở 1 giây cuối. Cho g = 10 m/s2.

Bài 2: Một vật được ném theo phương nằm ngang từ độ cao 10 m, có tầm bay xa trên mặt đất L = 12 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính vận tốc ban đầu?

Bài 3: Một vật có khối lượng 15 kg đang đứng yên trên sàn nhà thì chịu tác dụng của lực kéo F không đổi nằm ngang. Vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 150 m vật đạt vận tốc 54 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,05. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính gia tốc của vật?

b. Tính độ lớn lực kéo F?

b. Tại thời điểm 20s kể từ lúc vật chuyển động, lực kéo ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật đi tiếp cho đến khi dừng lại.

Xem thử