Top 150 Đề thi Vật lí 10 Kết nối tri thức có đáp án


Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức năm học 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 10.

Mục lục Đề thi Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất

Xem thử

Chỉ 150k mua trọn bộ Đề thi Vật Lí 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Vật lí 10 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

- Đề thi Vật lí 10 Học kì 1 Kết nối tri thức

- Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thêm đề thi Vật Lí 10 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.

B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.

C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.

D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.

Câu 2. Galilei sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu Vật lí?

A. Phương pháp thống kê.

B. Phương pháp thực nghiệm.

C. Phương pháp quan sát và suyluận.

D. Phương pháp mô hình.

Câu 3. Sắp xếp các bước của phương pháp mô hình theo thứ tự đúng? Kết luận (1), kiểm tra sự phù hợp (2), xác định đối tượng (3), xây dựng mô hình (4).

A. (1), (2), (3), (4).

B. (3), (4), (2), (1).

C. (4), (3), (2), (1).

D. (2), (3), (4), (1).

Câu 4. Nếu thấy có người bị điện giật chúng ta không được

A. chạy đi gọi người tới cứu chữa.

B. dùng tay để kéo người bị giật ra khỏi nguồn điện.

C. ngắt nguồn điện.

D. tách người bị giật ra khỏi nguồn điện bằng dụng cụ cách điện.

Câu 5. Biển báo nào cảnh báo nơi nguy hiểm về điện?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 16)

A. (1).

B. (2).

C. (3)

D. (1), (2), (3).

Câu 6.Sai số tỉ đối của phép đo là

A. tỉ số giữa sai số tuyệt đối và sai số ngẫu nhiên.

B. tỉ số giữa sai ngẫu nhiên và sai số hệ thống.

C. tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

D. tỉ số giữa sai số ngẫu nhiên và sai số tuyệt đối.

Câu 7.Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được giá trị trung bình của AA¯.Sai số tuyệt đối của phép đo là ΔA.Cách viết kết quả đúng khi đo đại lượng A

A. A = A¯+ΔA.

B. A = A¯-ΔA.

C. A = A±ΔA.

D. A = A¯+ΔA2.

Câu 8. Phép so sánh trực tiếp nhờ dụng cụ đo gọi là

A. phép đo gián tiếp.

B. dụng cụ đo trực tiếp.

C. phép đo trực tiếp.

D. giá trị trung bình.

Câu 9. Đối với vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây không phải của độ dịch chuyển?

A. Là đại lượng vecto.

B. Cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.

C. Cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.

D. Có thể có độ lớn bằng 0.

Câu 10. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển so với quãng đường đi được là

A. bằng nhau.

B. lớn hơn.

C. nhỏ hơn.

D. lớn hơn hoặc bằng.

Câu 11. Đối với vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây của quãng đường đi được?

A. Là đại lượng vectơ.

B. Có đơn vị đo là mét.

C. Cho biết hướng chuyển động.

D. Có thể có độ lớn bằng 0 hoặc khác 0.

Câu 12. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía đông. Người đó tiếp tục lên xe bus đi tiếp 6 km về phía bắc. Độ dịch chuyển tổng hợp của người này là

A. 12 (km).

B. 6 (km).

C. 62(km).

D. 36 (km).

Câu 13. Tính chất nào sau đây là của vận tốc?

A. Không thể có độ lớn bằng 0.

B. Là đại lượng vô hướng.

C. Có phương xác định.

D. Cho biết quãng đường đi được.

Câu 14. Khi vật chuyển động thẳng, đổi chiều thì độ lớn của vận tốc so với tốc độ là

A. bằng nhau.

B. lớn hơn.

C. nhỏ hơn.

D. lớn hơn hoặc bằng.

Câu 15. Khi vật chuyển động có độ dịch chuyển <![if !vml]><![endif]>trong khoảng thời gian t. Vận tốc của vật được tính bằng

A. v=dt.

B. v=d.t.

C. v=td.

D. v=d+t.

Câu 16. Chọn câu không đúng? Chuyển động rơi tự do có đặc điểm

A. phương thẳng đứng.

B. chiều từ trên xuống.

C. là chuyển động thẳng, nhanh dần đều.

D. lúc t = 0 thì v0.

Câu 17. Ưu điểm khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện là

A. Kết quả có độ chính xác cao.

B. Chi phí thấp.

C. Thiết bị nhỏ, gọn.

D. Tuổi thọ cao.

Câu 18. Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số để xác định thời gian chuyển động của vật từ A đến B ta điều chỉnh núm xoay về MODE nào sau đây?

A. MODE A.

B. MODE B.

C. MODE A B.

D. MODE A + B.

Câu 19. Theo đồ thị như hình dưới, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 17)

A. từ 0 đến t2.

B. từ t1 đến t2.

C. từ 0 đến t1 và từ t2đến t3.

D. từ 0 đến t3.

Câu 20. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chuyển động thẳng như hình dưới. Xác định vận tốc của chuyển động trong khoảng thời gian 4,25 giờ đến 5,5 giờ

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 18)

A. 40 km/h.

B. 88 km/h.

C. -88 km/h.

D. -40 km/h.

Câu 21. Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng Đông thì chạm vào tường chắn và bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng Tây. Chọn chiều dương theo hướng Đông. Độ biến thiên vận tốc của quả bóng là

A. 10 m/s.

B. -10 m/s.

C. 40 m/s.

D. -40 m/s.

Câu 22. Chuyển động nhanh dần có đặc điểm

A. acùng chiều v.

B. angược chiều v.

C. a > 0, v < 0.

D. a < 0, v > 0.

Câu 23. Một vật chuyển động với vận tốc đầu v0, gia tốc của chuyển động là a. Công thức tính độ dịch chuyển sau thời gian t trong chuyển động thẳng biến đổi đều là

A. d = v0t+12at2.

B. d = v0t+at2.

C. d = v0t + at.

D. d = v0t+12at.

Câu 24. Cho Δv là độ biến thiên của vận tốc trong thời gian Δt, công thức tính độ lớn gia tốc là

A. a = ΔvΔt.

B. a = ΔtΔv.

C. a = Δv.Δt.

D. a = ΔvΔt.

Câu 25. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật trước khi chạm đất bằng

A. 4,9 m/s.

B. 9,8 m/s.

C. 98 m/s.

D. 6,9 m/s.

Câu 26. Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào

A. vận tốc ném.

B. độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.

C. khối lượng của vật.

D. thời điểm ném.

Câu 27. Công thức tính tầm xa của vật bị ném ngang?

A. L = v0.2.Hg.

B. L = v0.Hg.

C. L = 2.Hg.

D. L = 2.g.H.

Câu 28. Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là v0= 30m/s từ một độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Tính thời gian rơi và tầm xa của vật.

A. 2 s; 120 m.

B. 4 s; 120 m.

C. 8 s; 240 m.

D. 2,8 s; 84 m.

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )

Bài 1 (1 điểm). Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 19)

a. Hãy mô tả chuyển động

b. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của vật trong các khoảng thời gian

- Từ 0 đến 3 s

- Từ 3 s đến 5s

Bài 2 (1 điểm). Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g = 9,8 m/s2.

Bài 3 (1 điểm). Một xe bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu. Sau 100 m đầu tiên, xe đạt được tốc độ 10 m/s. Sau 40 s kể từ khi xuất phát, xe giảm ga chuyển động thẳng chậm dần đều. Xe đi thêm được 200 m thì dừng lại. Tính tốc độ trung bình của xe trên cả quãng đường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của vật lí?

A. Nghiên cứu sự trao đổi chất trong cơ thể con người.

B. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các tầng lớp trong xã hội.

C. Nghiên cứu về triển vọng phát triển của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn tới.

D. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng.

Câu 2: Trong các cách sử dụng thiết bị thí nghiệm, cách nào đảm bảo an toàn khi sử dụng?

A. Nhìn trực tiếp vào tia laser.

B. Tiếp xúc với dây điện bị sờn.

C. Rút phích điện khi tay còn ướt.

D. Sử dụng thiết bị thí nghiệm đúng thang đo.

Câu 3: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?

A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.

B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.

C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.

D. Trong mọi trường hợp: |F1-F2|F|F1+F2|.

Câu 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật

A. Chuyển động tròn.

B. Chuyển động thẳng và không đổi chiều.

C. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.

D. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.

Câu 5: Biết d1 là độ dịch chuyển 3 m về phía đông còn d2 là độ dịch chuyển 4 m về phía bắc. Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp d là:

A. 1 m.

B. 7 m.

C. 5 m.

D. 10 m.

Câu 6: Phân tích lực F thành hai lực F1F2 hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100 N ; F1 = 60 N thì độ lớn của lực F2 là:

A. F2 = 40N.

B. F2 = 160N.

C. F2 = 80N.

D. F2 = 640N.

Câu 7:Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 10 m/s, vận tốc của dòng nước là 4 m/s. Vận tốc của ca nô khi ca nô đi xuôi dòng là

A. 14m/s.

B. 9 m/s.

C. 6 m/s.

D. 5 m/s.

Câu 8: Hình dưới đây cho biết đồ độ dịch chuyển – thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Vận tốc của xe là

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 18)

A. 10 km/h.

B. 12,5 km/h.

C. 7,5 km/h.

D. 20 km/h.

Câu 9: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động biến đổi?

A. chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.

B. chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.

C. chuyển động tròn đều.

D. chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.

Câu 10: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. Viên bi lăn xuống máng nghiêng.

B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.

C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.

D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng.

Câu 11:Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 10 m/s là

A. 360 s.

B. 200 s.

C. 300 s.

D. 100 s.

Câu 12:Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?

A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

B. Chuyển động nhanh dần đều.

C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.

D. Vận tốc tức thời được xác định bằng công thức v = g.t2.

Câu 13: Một vật được thả rơi từ độ cao 19,6 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng

A. 13,72 m/s.

B. 9,8 m/s.

C. 19,6 m/s.

D. 2 m/s.

Câu 14. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang có dạng là

A. đường thẳng.

B. đường parabol.

C. nửa đường tròn.

D. đường hypebol.

Câu 15. Một vật ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua ma sát của không khí thì tầm ném xa L

A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.

B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.

C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.

D. giảm 4 lần khi v0 giảm 2 lần.

Câu 16. Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc 30°. Cho g = 10 m/s2, vật đạt đến độ cao cực đại là

A. 22,5 m.

B. 45 m.

C. 1,25 m.

D. 60 m.

Câu 17: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng?

A. Hai lực có cùng giá.

B. Hai lực có cùng độ lớn.

C. Hai lực ngược chiều nhau.

D. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau.

Câu 18. Phân tích lực là thay thế

A. các lực bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt như các lực đó.

B. nhiều lực tác dụng bằng một lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

C. một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

D. một lực bằng vectơ gia tốc có tác dụng giống hệt như lực đó.

Câu 19. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 40 N, F2 = 30 N. Hãy tìm độ lớn của hai lực khi chúng hợp nhau một góc 00?

A. 70 N.

B. 50 N.

C. 60 N.

D. 40 N.

Câu 20. Theo định luật III Niuton, lực và phản lực có đặc điểm

A. tác dụng vào cùng một vật.

B. không cân bằng nhau.

C. khác nhau về độ lớn.

D. cùng hướng với nhau.

Câu 21: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh.

B. Bay lên nhờ động cơ.

C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 22: Vật 100 g chuyển động trên đường thẳng ngang với gia tốc 0,05 m/s2. Hợp lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng

A. 0,5 N.

B. 5 N.

C. 0,005 N.

D. 0,05 N.

Câu 23: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật chuyển trên quỹ đạo thẳng.

C. Vật chuyển động thẳng đều.

A. Vật chuyển động rơi tự do.

Câu 24: Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.

A. 23,75 N.

B. 40 N.

C. 20 N.

D. 25 N.

Câu 25:Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt, phát biểu nào sau đây sai?

A. Có hướng ngược với hướng của vận tốc.

B. Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

C. Có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.

D. Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của một vật đang trượt trên mặt tiếp xúc.

Câu 26: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng vật.

B. Trọng lực bằng tích khối lượng m và gia tốc trọng trường g.

C. Điểm đặt trọng lực là trọng tâm vật.

D. Trọng lực là lực hút Trái Đất lên vật.

Câu 27: Treo vật có khối lượng 1 kg vào đầu dưới sợi dây không dãn. Lấy g = 10 m/s2. Khi vật đứng yên, lực căng dây tác dụng lên vật có độ lớn là

A. 1 N.

B. 10 N.

C. 0,1 N.

D. 20 N.

Câu 28:Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn

A. lớn hơn trọng lượng của vật.

B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.

C. bằng trọng lượng của vật.

D. bằng 0.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính thời gian vật rơi chạm đất?

b. Tính quãng đường vật rơi được trong giây thứ ba?

Bài 2: Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì chịu tác dụng của lực kéo Fk theo phương nằm ngang. Vật bắt đầu trượt thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2, cho độ lớn lực ma sát trượt bằng 2 N. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính độ lớn của lực kéo?

b. Sau 5 giây, lực kéo ngừng tác dụng. Tính thời gian vật đi được quãng đường 18 m kể từ khi lực kéo ngừng tác dụng?

Bài 3: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 36 km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động vật đi được quãng đường 13,5 m. Tính gia tốc chuyển động của vật.

Xem thử