Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 10 năm 2023 có đáp án (4 đề - Sách mới)


Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 10 năm 2023 có đáp án (4 đề - Sách mới)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 10 năm 2023 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Sinh học 10 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học lớp 10.

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 10 có đáp án (4 đề)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học có thể chia thành hai loại chính gồm

A. nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu đặc điểm.

B. nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

C. nghiên cứu động vật và nghiên cứu thực vật.

D. nghiên cứu đời sống và nghiên cứu ứng dụng.

Câu 2: Đối tượng của sinh học là

A. tất cả những vấn đề trong cuộc sống.

B. các sinh vật nhân tạo và các sinh vật tự nhiên.

C. các vật không sống và vật sống.

D. các sinh vật cùng các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

Câu 3: Phát triển bền vững là

A. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

B. sự phát triển chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại.

C. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

D. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Câu 4: Vai trò nào sau đây là vai trò của ứng dụng sinh học trong công nghệ chế biến thực phẩm?

A. Sản xuất ra nhiều loại nước uống đẹp mắt.

B. Sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao.

C. Sản xuất ra nhiều giống cây trồng.

D. Sản xuất ra các sinh vật biến đổi gene.

Câu 5: Thiết bị nào sau đây không được sử dụng trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?

A. Kính thiên văn.

B. Kính hiển vi.

C. Máy li tâm.

D. Kính lúp.

Câu 6: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?

A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.

B. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.

C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.

D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận.

Câu 7: Phát biểu nào sai khi nói về các phương pháp nghiên cứu sinh học?

A. Phương pháp thực nghiệm khoa học chỉ có thể tiến hành trong phòng thí nghiệm.

B. Bất cứ công trình nghiên cứu sinh học nào cũng được bắt đầu từ các quan sát.

C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm cần phải đảm bảo an toàn.

D. Phương pháp nuôi cấy là phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 8: Cấp độ tổ chức sống là

A. cấp độ đổ chức của vật chất.

B. cấp độ tổ chức của chất rắn, lỏng khí.

C. cấp độ tổ chức của vật chất không biểu hiện đặc tính của sự sống.

D. cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống.

Câu 9: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây là cấp độ nhỏ nhất?

A. Mô.

B.Cơ quan.

C. Cơ thể.

D. Quần thể.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?

A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.

B. Tổ chức sống cấp trên làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp dưới.

C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.

D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.

Câu 11: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?

A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.

B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể động vật.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.

Câu 12: Liên kết nào sau đây được hình thành giữa các phân tử nước?

A. Liên kết cộng hóa trị.

B. Liên kết hydrogen.

C. Liên kết ion.

D. Cả liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.

Câu 13: Khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, trước tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm yếu tố nào sau đây?

A. Hydrogen.

B. Oxygen.

C. Carbon.

D. Nước.

Câu 14:Phát biểu nào đúng khi nói về các nguyên tố hóa học trong tế bào?

A. Nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một lượng nhỏ, nên thiếu chúng không ảnh hưởng tới hoạt động sống của tế bào.

B. Nguyên tố đa lượng là nguyên tố mà sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ.

C. Các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng có thể có đặc tính lí hóa khác nhau.

D. Có khoảng 70 – 80% các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

Câu 15: Loại carbohydrate nào sau đây thuộc nhóm đường đa?

A. Glucose.

B.Sucrose.

C.Maltose.

D. Cellulose.

Câu 16: Phospholipid có chức năng chủ yếu là

A. cấu tạo nên diệp lục ở lá cây.

B. cấu trúc màng của các loại tế bào.

C. cấu tạo nên nhân tế bào.

D. cấu tạo nên bộ xương ngoài của nhiều loài.

Câu 17: Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào được cấu tạo từ phân tử sinh học nào sau đây?

A. Glucose.

B.Protein.

C.Steroid.

D. Tinh bột.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nucleic acid?

A. Nucleic acid có hai loại là DNA và RNA.

B. DNA có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

C. Nucleic acid đều được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide.

D. Đơn phân cấu tạo nên nucleic acid là nucleotide.

Câu 19: Con người sau khi ăn thực phẩm có chứa chất nào sau đây sẽ được chuyển hóa thành vitamin A?

A. Mỡ động vật.

B. Glycogen.

C. Carotenoid.

D. Fructose.

Câu 20: Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, có thể sử dụng lòng trắng trứng thay cho dung dịch albumin vì

A. lòng trắng trứng trong suốt.

B. lòng trắng trứng có chứa protein albumin.

C. CuSO4 chỉ tác dụng với lòng trắng trứng.

D. lòng trắng trứng dễ tìm kiếm.

Câu 21: Thành phần nào sau đây không thuộc tế bào nhân sơ?

A. DNA.

B. Lưới nội chất.

C. Màng sinh chất.

D. Ribosome.

Câu 22:Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng

A. 1 – 5 mm.

B. 3 – 5 µm.

C. 1 – 5 µm.

D. 3 – 5 cm.

Câu 23: Dựa vào thành phần nào để phân biệt vi khuẩn Gram âm và Gram dương?

A. Thành tế bào.

B.Độ dày màng sinh chất.

C. Tế bào chất.

D. Vùng nhân.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tế bào nhân sơ?

A. Tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh.

B. Tế bào nhân sơ thích nghi với nhiều loại môi trường.

C. Ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào nhân sơ.

D. Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.

Câu 25: Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?

A. Trung thể.

B. Ti thể.

C. Nhân.

D. Bộ máy Golgi.

Câu 26:Hệ thống gồm các ống và các túi dẹp chứa dịch nối thông với nhau thành một mạng lưới là đặc điểm của bào quan nào sau đây?

A. Bộ máy Golgi.

B.Ribosome.

C. Lưới nội chất.

D. Lysosome.

Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm khác biệt chủ yếu giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

A. Tế bào nhân sơ không có DNA, còn tế bào nhân thực thì có.

B. Tế bào nhân sơ không có nhân, còn tế bào nhân thực thì có.

C. Tế bào nhân sơ không có màng sinh chất, còn tế bào nhân thực thì có.

D. Tế bào nhân sơ không thể lấy năng lượng từ môi trường, còn tế bào nhân thực thì có thể.

Câu 28: Bào quan nào sau đây có ở tế bào người?

A. Không bào co bóp.

B. Lysosome.

C. Lục lạp.

D. Không bào trung tâm.

Lời giải:

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao trong tiến trình nghiên cứu cần phải có bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm?

Câu 2 (1 điểm): Tại sao cùng được cấu tạo từ các phân tử đường glucose nhưng tinh bột và cellulose lại có đặc tính vật lí và chức năng sinh học khác nhau?

Câu 3 (1 điểm): Tế bào của tuyến bã nhờn ở da làm nhiệm vụ tiết chất nhờn giàu lipid trên bề mặt da. Tế bào này có lưới nội chất trơn phát triển. Hãy giải thích đặc điểm cấu tạo này của tế bào tuyến bã nhờn.

Đáp án đề 1

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án đúng là: B

Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học có thể chia thành hai loại chính là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

Câu 2:

Đáp án đúng là: D

Đối tượng của sinh học chính là các sinh vật cùng các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

Câu 3:

Đáp án đúng là: C

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

Câu 4:

Đáp án đúng là: B

Vai trò của ứng dụng sinh học trong công nghệ chế biến thực phẩm là sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao như sữa chua và các sản phẩm lên men khác.

Câu 5:

Đáp án đúng là: A

Một số thiết bị nghiên cứu và học tập môn sinh học như: kính hiển vi, máy li tâm, kính lúp, pipet,…

A – Sai. Kính thiên văn dùng để nghiên cứu và học tập thiên văn học.

Câu 6:

Đáp án đúng là: C

Trình tự phản ánh đúng các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học là:

Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.

Câu 7:

Đáp án đúng là: A

A – Sai. Phương pháp thực nghiệm khoa học có thể tiến hành trong phòng thí nghiệm với các điều kiện môi trường được kiểm soát một cách chặt chẽ hoặc có thể tiến hành ngay tại thực địa.

Câu 8:

Đáp án đúng là: D

Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống.

Câu 9:

Đáp án đúng là: A

Các cấp độ tổ chức sống theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã – hệ sinh thái. → Trong các cấp độ tổ chức sống trên, cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất là mô.

Câu 10:

Đáp án đúng là: A

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. Nhờ đó, tổ chức sống cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có được.

Câu 11:

Đáp án đúng là: C

Học thuyết tế bào hiện đại gồm ba nội dung sau:

- Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hóa và sự di truyền xảy ra bên trong các tế bào.

- Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

- Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước.

Câu 12:

Đáp án đúng là: B

Liên kết được hình thành giữa các phân tử nước là liên kết hydrogen.

Câu 13:

Đáp án đúng là: D

Khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, trước tiên các nhà khoa học bắt đầu bằng việc tìm kiếm nước, vì nước có vai trò quan trọng đối với sự sống, không có nước sẽ không có sự sống.

Câu 14:

Đáp án đúng là: C

C – Đúng. Các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng có thể có đặc tính lí hóa khác nhau do sự sắp xếp cấu trúc không gian khác nhau của bộ khung carbon và sự liên kết với các nhóm chức khác nhau.

A – Sai. Dù nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng nếu thiếu chúng, các hoạt động sống sẽ bị rối loạn.

B – Sai. Nguyên tố đa lượng là nguyên tố mà hầu hết các loại tế bào đều cần với một lượng lớn.

D – Sai. Có khoảng 20 – 25% nguyên tố hóa học cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

Câu 15:

Đáp án đúng là: D

Cellulose được xếp vào nhóm đường đa, glucose thuộc nhóm đường đơn, sucrose và maltose thuộc nhóm đường đôi.

Câu 16:

Đáp án đúng là: B

Phospholipid được xem là một phân tử lưỡng cực, một đầu có phosphatidylcholine có tính ưa nước và hai đuôi acid béo kị nước. Nhờ có cấu trúc đặc biệt này, phospholipid có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc màng của các loại tế bào.

Câu 17:

Đáp án đúng là: B

Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào có bản chất là protein.

Câu 18:

Đáp án đúng là: C

C – Sai. DNA thường được cấu tạo từ hai chuỗi polynucleotide song song, ngược chiều nhau. Còn RNA thường được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide.

Câu 19:

Đáp án đúng là: C

Carotenoid là nhóm sắc tố có màu vàng cam ở thực vật có bản chất là một loại lipid. Con người và động vật sau khi ăn carotenoid sẽ chuyển hóa nó thành vitamin A, chất này sau đó được chuyển đổi thành sắc tố võng mạc, có lợi cho thị giác.

Câu 20:

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, có thể sử dụng lòng trắng trứng thay cho dung dịch albumin vì trong lòng trắng trứng có chứa protein albumin.

Câu 21:

Đáp án đúng là: B

Tế bào nhân sơ không chứa các bào quan có màng bao bọc mà lưới nội chất là bào quan có màng đơn → Tế bào nhân sơ không chứa bào quan là lưới nội chất.

Câu 22:

Đáp án đúng là: C

Tế bào nhân sơ điển hình có kích thước nhỏ khoảng 1 – 5 µm, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.

Câu 23:

Đáp án đúng là: A

Dựa vào cấu tạo của thành tế bào để phân biệt vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

Câu 24:

Đáp án đúng là: D

D – Sai. Thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan nằm bên ngoài màng sinh chất.

Câu 25:

Đáp án đúng là: A

Bào quan chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật là trung thể. Các bào quan ti thể, nhân, bộ máy Golgi có cả ở tế bào động vật và tế bào thực vật.

Câu 26:

Đáp án đúng là: C

Lưới nội chất là một hệ thống gồm các ống và các túi dẹp chứa dịch nối thông với nhau thành một mạng lưới, gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

Câu 27:

Đáp án đúng là: B

Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân sơ nằm trong vùng nhân không có màng bao bọc. Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân thực nằm trong nhân có màng kép bao bọc.

Câu 28:

Đáp án đúng là: B

Trong các bào quan trên, bào quan có ở tế bào người là lysosome – bào quan tiêu hóa của tế bào, có khả năng phân giải các phân tử lớn hơn như protein, nucleic acid, lipid và polysaccharide.

B. Phần tự luận

Câu 1:

Trong tiến trình nghiên cứu phải có bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng lại giả thuyết đã đề ra, từ đó, kết luận được giả thuyết đúng hay sai, chấp nhận hay loại bỏ giải thuyết.

Câu 2:

Tinh bột và cellulose đều được cấu tạo từ đường glucose nhưng lại có đặc tính vật lí và chức năng sinh khác nhau bởi vì chúng có cách thức liên kết các đơn phân khác nhau tạo nên cấu trúc phân tử khác nhau:

- Tinh bột: Các gốc α - glucose liên kết với nhau bằng liên kết α - 1,4 - glycosidic tạo mạch thẳng (amylose) hoặc bằng liên kết α - 1,4 - glycosidic và α - 1,6 -glycosidic tạo thành mạch nhánh (amylopectin).

- Cellulose: Các gốc β - glucose liên kết với nhau bằng liên kết β - 1,4 - glycosidic tạo thành mạch thẳng.

Câu 3:

Lưới nội chất trơn có chức năng tổng hợp lipid nên thành phần này phát triển ở tế bào tuyến bã nhờn để giúp tế bào nhờn thực hiện chức năng tiết chất nhờn giàu lipid trên bề mặt da.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Lĩnh vực nào dưới đây không thuộc các lĩnh vực nghiên cứu sinh học?

A. Di truyền học.

B. Khoa học vật liệu.

C. Tiến hóa.

D. Sinh thái học.

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là

A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm,… và con người.

B. tính di truyền và biến dị ở các loài sinh vật.

C. cấu tạo và các hoạt động chức năng của tế bào.

D. mối quan hệ tương tác giữa các cá thể sinh vật với nhau và với môi trường sống.

Câu 3: Đâu là ứng dụng của sinh học trong chăm sóc sức khỏe con người?

A. Chế biến các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia.

B. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới.

C. Tạo ra các loại thuốc mới và vaccine phòng bệnh.

D. Tạo ra chế phẩm sinh học xử lý rác thải.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?

A. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc.

B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.

C. Không xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường.

D. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ.

Câu 5: Thí nghiệm sinh học nào sau đây vi phạm đạo đức sinh học?

A. Nhân bản vô tính người và động vật.

B. Chuyển gene tạo ra giống lúa mới có năng suất cao.

C. Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật xử lí sự cố tràn dầu.

D. Tạo ra vaccine phòng bệnh cúm.

Câu 6: Phương pháp nào sau đây được sử dụng trong nghiên cứu, học tập môn Sinh học?

A. Phương pháp quan sát.

B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

D. Cả 3 phương pháp trên.

Câu 7: Tin sinh học là

A. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp với hóa học và phân tích.

B. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với kĩ thuật hóa học và lý học.

C. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu nông nghiệp và các kĩ thuật hiện đại.

D. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học, khoa học máy tính và thống kê.

Câu 8: Tiến trình nào sau đây thể hiện đúng các bước của phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Tiến hành → Vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị.

B. Chuẩn bị → Tiến hành → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm.

C. Vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị → Báo cáo.

D. Chuẩn bị → Vệ sinh phòng thí nghiệm → Báo cáo.

Câu 9: Nhữngthiết bị nào sau đây có vai trò đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt.

B. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.

C. Phần mềm dạy học, xử lí số liệu.

D. Cân điện tử, bộ cảm biến.

Câu 10: Hành vi nào sau đây không đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm?

A. Khi làm việc với hóa chất độc hại cần phải thực hiện ở nơi thoáng khí hoặc có tủ hút khí độc.

B. Tuân thủ quy tắc pha hóa chất.

C. Sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm mà chưa nắm chính xác quy tắc vận hành.

D. Mặc áo, đeo găng tay và đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm.

Câu 11: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm

A. nguyên tử, phân tử, bào quan.

B. nguyên tử, phân tử, tế bào, cơ thể.

C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

D. phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của thế giới sống?

A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

B. Hệ thống khép kín và tự điều chỉnh.

C. Hệ thống mở và luôn ổn định.

D. Không có sự thay đổi vật chất di truyền.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống?

A. Cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

B. Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được các chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào.

C. Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống.

D. Các cá thể cùng loài cùng phân bố trong khu vực nhất định hình thành nên quần xã sinh vật.

Câu 14: Vào những năm 1670, ai là người đã quan sát được vi khuẩn và nguyên sinh động vật?

A. Antonie van Leeuwenhoek.

B. Robert Hooke.

C. Matthias Schleiden.

D. Theodor Schwann.

Câu 15: Những sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào gọi là

A. sinh vật đơn giản.

B. sinh vật đơn bào.

C. sinh vật đa bào.

D. sinh vật phức tạp.

Câu 16: Hãy hoàn thành sơ đồ sau về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống.

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 10 Cánh diều có đáp án (4 đề)

A. (1) Tế bào; (2) Cơ quan; (3) Hệ cơ quan; (4) Quần thể.

B. (1) Hệ cơ quan; (2) Quần thể; (3) Quần xã – Hệ sinh thái; (4) Sinh quyển.

C. (1) Mô; (2) Quần xã – Hệ sinh thái; (3) Quần thể; (4) Sinh quyển.

D. (1) Tế bào; (2) Quần thể; (3) Quần xã – Hệ sinh thái; (4) Sinh quyển.

Câu 17: Học thuyết tế bào không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.

B. Tất cả mọi vật trên Trái đất đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.

D. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.

Câu 18: Cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống là

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Tế bào.

D. Cơ thể.

Câu 19: Các nguyên tố hóa học chiếm hàm lượng lớn trong cơ thể được gọi là

A. các hợp chất hữu cơ.

B. các hợp chất vô cơ.

C. các nguyên tố vi lượng.

D. các nguyên tố đa lượng.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây saikhi nói về các nguyên tử carbon có trong tất cả phân tử hữu cơ?

A. Chúng liên kết với nhau và với nhiều nguyên tử khác.

B. Chúng có thể hình thành nhiều loại liên kết cộng hóa trị.

C. Chúng tạo thành mạch xương sống cho các phân tử hữu cơ.

D. Chúng làm giảm sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.

Câu 21: Nước hóa hơi khi loại liên kết nào bị phá vỡ?

A. Liên kết ion.

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

D. Liên kết hydrogen.

Câu 22: Phân tử sinh học nào dưới đây thuộc nhóm carbohydrate?

A. Polypeptide.

B. Glycogen.

C. Steroid.

D. Cholesterol.

Câu 23: Cấu tạo của nucleotide không có thành phần nào dưới đây?

A. Gốc phosphate.

B. Đường pentose.

C. Ion kim loại.

D. Nitrogenous base.

Câu 24: Tất cả các protein đều

A. là các enzyme.

B. gồm vài gốc amino acid.

C. gồm một hoặc nhiều polypeptide.

D. có cấu trúc bậc 4.

Câu 25: Carbohydrate có vai trò

A. tham gia vào cơ chế xúc tác phản ứng.

B. lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

C. dự trữ năng lượng, giúp cho sự hấp thu một số vitamin.

D. cung cấp năng lượng, tham gia cấu tạo nhiều hợp chất trong tế bào.

Câu 26: Phospholipid có thể hình thành hai lớp của màng vì chúng

A. nhẹ hơn nước.

B. không tan trong nước.

C. lưỡng tính (một phần mang tính acid, một phần mang tính base).

D. lưỡng cực (một phần ưa nước, một phần kị nước).

Câu 27: Các amino acid được phân biệt với nhau bởi

A. các nhóm carboxyl khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

B. các nhóm amino khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

C. các mạch bên khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

D. các nguyên tử carbon khác nhau liên kết với cùng một loại mạch bên.

Câu 28: Lựa chọn nào dưới đây không thể hiện sự kết cặp đúng của đơn phân / polymer (đại phân tử) sinh học?

A. Monosaccharide / Polysaccharide.

B. Amino acid / Protein.

C. Acid béo / Triglyceride.

D. Nucleotide / Nucleic acid.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Trong các cấp độ tổ chức của thế giới sống, cấp độ tổ chức nào là cơ bản nhất? Tại sao?

Câu 2 (1 điểm): Tại saocơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt?

Câu 3 (1 điểm): Một nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món.” Theo em, lời khuyên này nhằm mục đích gì?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây là lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học?

A. Di truyền học.

B. Sinh thái học và môi trường.

C. Giải phẫu học.

D. Cả 3 lĩnh vực trên.

Câu 2: Ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là

A. Công nghệ chế biến.

B. Công nghệ sinh học.

C.Công nghệ thông tin.

D. Công nghệ thực phẩm.

Câu 3: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống là ứng dụng của ngành nào sau đây?

A. Pháp y.

B. Dược học.

C. Công nghệ thực phẩm.

D. Nông nghiệp.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?

A. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.

C. Xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường.

D. Xây dựng các mô hình sinh thái bảo vệ môi trường sống.

Câu 5: Phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn để thực hiện các thí nghiệm khoa học là

A. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

B. Phương pháp quan sát.

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

D. Phương pháp cách thức hóa.

Câu 6: Xây dựng giả thuyết dựa trên

A. kết quả thí nghiệm.

B. kết quả quan sát để đặt ra vấn đề cần nghiên cứu.

C.kết quả khảo sát thực địa.

D. kết quả nghiên cứu.

Câu 7: Thiết bị nào sau đây được sử dụng để hút xả một lượng mẫu chính xác?

A. Kính lúp.

B. Kính hiển vi.

C.Micropipette.

D.Máy li tâm.

Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của tin sinh học?

A. Dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền.

B. So sánh hệ gene nhằm xác định quan hệ huyết thống.

C. Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene.

D. Nuôi cấy mô tế bào tạo ra các giống cây có năng suất cao.

Câu 9: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là

A. tập hợp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.

B. tập hợp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.

C. tập hợp tổ chức lớn nhất và nhỏ nhất trong thế giới sống.

D. tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.

Câu 10: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây là cấp độ lớn nhất?

A. Mô.

B.Cơ quan.

C. Cơ thể.

D. Quần thể.

Câu 11: Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm chung?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 12: “Qua nghiên cứu cho thấy người và vượn người có quan hệ họ hàng với nhau”. Đây là ví dụ về đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?

A. Khả năng tự điều chỉnh.

B. Hệ thống mở.

C. Liên tục tiến hóa.

D. Cấu tạo theo nguyên tắc thứ bậc.

Câu 13: Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?

A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.

B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.

C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.

D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

Câu 14: Người đã sử dụng kính hiển vi quang họctự phát minh ra để quan sát tế bào vỏ bần của cây sồi là

A. Robert Hooke.

B.Matthias Schleiden.

C.Theodor Schwann.

D.Antonie van Leeuwenhoek.

Câu 15: Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở

A. những quan sát thực tế.

B. công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.

C. quan sát nghiên cứu của nhà khoa học khác.

D. những giả thuyết phỏng đoán.

Câu 16: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?

A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.

B. Tế bào không phải là đơn vị cấu trúc nhưng là đơn vị chức năng của sự sống.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D.Các tế bào có thành phần hóa học khác nhau hoàn toàn.

Câu 17: Phát biểu nào sai khi nói về đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?

A. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ các tế bào.

B. Sinh vật đơn bào có cấu tạo chỉ gồm một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.

C. Sinh vật đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào, hoạt động riêng lẻ, không có mối quan hệ với nhau.

D. Các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển và sinh sản đều diễn ra trong tế bào.

Câu 18: Nguyên tố nào có vai trò quan trọng với sự sống, nó có thể liên kết với chính nó và với nhiều nhóm chức khác nhau?

A. Nguyên tố P.

B. Nguyên tố K.

C. Nguyên tố N.

D. Nguyên tố C.

Câu 19: Khi nói về vai trò của các nguyên tố hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

A. Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,…

B. Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.

C. Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hóa các enzyme.

D. Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng.

Câu 20: Loại lipid nào sau đây khác so với các loại lipid còn lại?

A. Dầu thực vật.

B. Mỡ động vật.

C. Cholesterol.

D. Sáp.

Câu 21: Protein có bao nhiêu bậc cấu trúc?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22: Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào

A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.

B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.

C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.

D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.

Câu 23: Bốn loại nucleotide A, T, G, C là đơn phân cấu tạo của

A.deoxyribonucleic acid.

B.ribonucleic acid.

C.polypeptide.

D.protein.

Câu 24: Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có

A. 6 carbon.

B. 3 carbon.

C. 4 carbon.

D. 5 carbon.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lipid?

A. Lipid không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.

B. Lipid là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

C. Lipid đơn giản gồm 3 loại là mỡ, dầu và sáp.

D. Phospholipid thuộc loại lipid phức tạp.

Câu 26: Để nhận biết sự có mặt của tinh bột trong tế bào, cần sử dụng mẫu vật nào sau đây?

A. Lòng trắng trứng.

B. Thịt.

C. Củ khoai tây.

D. Sữa.

Câu 27: Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch là

A. NaOH.

B. HCl.

C. Sudan III.

D. CuSO4.

Câu 28: Nhỏ dung dịch Lugol vào dịch lọc củ khoai tây sẽ xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Xuất hiện màu xanh tím.

B. Xuất hiện màu đỏ gạch.

C. Xuất hiện kết tủa màu trắng.

D. Không có hiện tượng xảy ra.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Hãy nêu một ví dụ để thấy được vai trò quan trọng của sinh học đối với cuộc sống hằng ngày.

Câu 2 (1 điểm): Giải thích vì sao khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh.

Câu 3 (1 điểm): Người ta tiến hành tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo trong ống nghiệm, quá trình này được xúc tác bởi enzyme A (có bản chất là protein). Ở nhiệt độ 30oC, sau hai giờ, người ta nhận thấy số lượng DNA tăng lên. Sau đó, tăng nhiệt độ lên 50oC thì trong hai giờ tiếp theo, số lượng DNA không tăng lên nữa. Biết cấu trúc của DNA không bị thay đổi khi nhiệt độ tăng. Hãy giải thích tại sao.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 4)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1: Điểm chung của giới Nấm và giới Động vật là

A. đều thích ứng cao trong môi trường nước.

B. đều sống dị dưỡng.

C. đều sống cố định.

D. đều chưa có cấu tạo tế bào.

Câu 2: Cấu trúc nhân của giới sinh vật nào dưới đây có nhiều khác biệt nhất so với các giới còn lại?

A. Giới Động vật

B. Giới Nguyên sinh

C. Giới Khởi sinh

D. Giới Nấm

Câu 3: Đặc tính nào ở nước là tiền đề, cơ sở cho mọi tính chất kì diệu của nước trong tế bào?

A. Hóa hơi

B. Dẫn điện

C. Dẫn nhiệt

D. Phân cực

Câu 4: Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố vi lượng trong tế bào?

A. H

B. Zn

C. N

D. Ca

Câu 5: Đường saccarôzơ được tạo thành nhờ sự kết hợp của

A. đường fructôzơ và đường glucôzơ.

B. 2 phân tử đường glucôzơ.

C. đường glucôzơ và đường galactôzơ.

D. đường mantôzơ và đường lactôzơ.

Câu 6: Sự kết hợp của hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit sẽ tạo nên cấu trúc bậc mấy của prôtêin?

A. Cấu trúc bậc 1

B. Cấu trúc bậc 2

C. Cấu trúc bậc 3

D. Cấu trúc bậc 4

Câu 7: Phân tử prôtêin rất dễ bị biến tính trong điều kiện nào dưới đây?

A. Độ ẩm cao

B. Nhiệt độ cao

C. Áp suất thấp

D. Ánh sáng yếu

Câu 8: Thành tế bào có chức năng chính là gì?

A. Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào

B. Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường

C. Là điểm tựa cho hoạt động phân chia, hình thành bào quan mới

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 9: Bào quan nào dưới đây có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

A. Bộ máy Gôngi

B. Lizôxôm

C. Ribôxôm

D. Ti thể

Câu 10: Khi nói về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

C. Vận chuyển thụ động tiêu tốn nhiều năng lượng

D. Xuất bào là kiểu vận chuyển các chất ra ngoài tế bào thông qua sự biến dạng màng sinh chất.

B. Tự luận

Câu 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực. (5 điểm)

Câu 2: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn B.

đều sống dị dưỡng (không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà phải lấy từ môi trường ngoài)

Câu 2: Chọn C.

Giới Khởi sinh (nhân không có màng bọc – nhân sơ, các đại diện còn lại có nhân thực)

Câu 3: Chọn D.

Phân cực (do phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia qua liên kết H và hút các phân tử phân cực khác tạo cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống)

Câu 4: Chọn B.

Zn (chiếm khối lượng nhỏ hơn 0,01%)

Câu 5: Chọn A.

đường fructôzơ và đường glucôzơ.

Câu 6: Chọn D.

Cấu trúc bậc 4

Câu 7: Chọn B.

Nhiệt độ cao (nhiệt độ cao sẽ làm mất chức năng sinh học của đại phân tử này)

Câu 8: Chọn A.

Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào

Câu 9: Chọn C.

Ribôxôm

Câu 10: Chọn D.

Xuất bào là kiểu vận chuyển các chất ra ngoài tế bào thông qua sự biến dạng màng sinh chất.

B. Tự luận

Câu 1: Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất:

- Cấu trúc:

+ Màng sinh chất có cấu trúc khảm động với 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin (gồm có prôtêin bám màng, xuyên màng và bán xuyên màng). Ở tế bào người và động vật, màng sinh chất có thêm colestêron giúp ổn định cấu trúc màng. (1 điểm)

+ Ngoài các thành phần kể trên, màng sinh chất còn có glicôlipit, glicôprôtêin (1 điểm)

- Chức năng:

+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: trong đó, lớp phôtpholipit chỉ cho các phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua (không phân cực). Các chất phân cực và tích điện đều phải ra vào tế bào qua kênh prôtêin chuyên biệt. Do sự vận chuyển có chọn lọc này mà màng sinh chất còn được gọi là màng bán thấm. (2 điểm)

+ Thu nhận thông tin cho tế bào (thông qua các thụ thể): Ví dụ: màng tế bào thần kinh người thu nhận các tín hiệu từ xung thần kinh do các tế bào trước đó giải phóng ra. (0,5 điểm)0

+ Nhận biết các tế bào cùng cơ thể và các tế bào lạ (khác cơ thể): thông qua dấu chuẩn là glicôprôtêin trên màng tế bào (0,5 điểm)

Câu 2: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác, các nhà du hành vũ trụ trước tiên đều kiểm tra xem nơi đó có nước hay không vì nước là phân tử hóa học đóng vai trò quan trọng nhất cấu thành nên cơ thể sống và duy trì sự sống. Điều này có thể minh chứng qua những dẫn liệu sau:

- Nước chiếm 70-98% khối lượng cơ thể

- Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết đồng thời là môi trường cho mọi phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

- Nước tham gia vào cấu tạo của mọi tế bào sống; tham gia vào quá trình vận chuyển và chuyển hóa các chất trong cơ thể sống

- Nước là khởi nguồn, là môi trường đầu tiên cho cho sự sống hình thành và sinh sôi (1 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 5)

A. Trắc nghiệm

(trả lời đúng mỗi câu được 0,4 điểm)

Câu 1: Trong cơ thể sống, các nguyên tố đại lượng đóng vai trò chủ yếu là gì?

A. Cấu tạo nên các enzim có hoạt tính mạnh

B. Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ

C. Tạo môi trường trong cho các phản ứng sinh hóa

D. Cấu tạo nên các tế bào sắc tố và vitamin

Câu 2: Thành phần nào dưới đây không được tìm thấy trong cấu tạo của một tế bào nhân sơ?

A. Lông và roi

B. Thành tế bào

C. Bộ máy Gôngi

D. Ribôxôm

Câu 3: Bào quan nào dưới đây có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Ribôxôm

C. Lưới nội chất

D. Lục lạp

Câu 4: Khi nói về quá trình khuếch tán, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

A. Tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với diện tích khuếch tán

B. Tiêu tốn nhiều năng lượng

C. Các chất hòa tan trong nước vận chuyển qua màng theo chiều građien nồng độ

D. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu

Câu 5: Trong cơ thể người, nồng độ các chất được duy trì trong mức độ nhất định và khi xảy ra biến động gây mất cân bằng thì sẽ xuất hiện cơ chế điều hòa để đưa các giá trị về mức bình thường. Nhận định trên phản ánh đặc điểm nào ở các tổ chức sống?

A. Hoạt động theo nguyên tắc thứ bậc

B. Liên tục tiến hóa

C. Khả năng tự điều chỉnh

D. Là hệ thống mở

Câu 6: Nấm nhầy là đại diện của giới sinh vật nào?

A. Giới Thực vật

B. Giới Nguyên sinh

C. Giới Khởi sinh

D. Giới Nấm

Câu 7: Hình thức vận chuyển nào dưới đây gây ra biến dạng rõ rệt trên màng sinh chất?

A. Vận chuyển chủ động

B. Thẩm thấu

C. Khuếch tán

D. Thực bào

Câu 8: Đường glucôzơ có vai trò chủ yếu là

A. xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào và cơ thể.

B. cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào và cơ thể.

C. vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào.

D. cấu tạo nên các bào quan trong tế bào.

Câu 9: Đường mạch nha là tên gọi khác của loại đường nào?

A. Đường fructôzơ

B. Đường saccarôzơ

C. Đường lactôzơ

D. Đường mantôzơ

Câu 10: Mỗi phân tử mỡ đều được hình thành do

A. một phân tử glixêrol liên kết với ba axit béo.

B. ba phân tử glixêrol liên kết với một axit béo.

C. một phân tử glucôzơ liên kết với ba axit béo.

D. một phân tử glixêrol liên kết với ba axit amin.

B. Tự luận

Câu 1: Trình bày cấu tạo hóa học và chức năng của cacbohiđrat (đường). (5 điểm)

Câu 2: Tại sao muốn rau tươi lâu, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn B.

Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ

Câu 2: Chọn C.

Bộ máy Gôngi (chỉ có ở tế bào nhân thực)

Câu 3: Chọn D.

Lục lạp

Câu 4: Chọn B.

Tiêu tốn nhiều năng lượng (các chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp nên không tiêu tốn năng lượng)

Câu 5: Chọn C.

Khả năng tự điều chỉnh

Câu 6: Chọn B.

Giới Nguyên sinh

Câu 7: Chọn D.

Thực bào (màng sinh chất biến dạng để bao lấy khối “thức ăn”)

Câu 8: Chọn B.

cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào và cơ thể.

Câu 9: Chọn D.

Đường mantôzơ

Câu 10: Chọn A.

một phân tử glixêrol liên kết với ba axit béo.

B. Tự luận

Câu 1: Cấu tạo hóa học và chức năng của cacbohiđrat (đường):

- Cấu trúc hóa học:

+ Là hợp chất hữu cơ được cấu thành từ 3 nguyên tố hóa học: C, H, O (1 điểm)

+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với sự góp mặt của các đơn phân, trong đó loại đơn phân điển hình là đường 6 cacbon (glucôzơ, fructôzơ và galactôzơ) (0,5 điểm)

+ Dựa vào số lượng đơn phân, người ta chia đường thành 3 loại:

* Đường đơn (chỉ gồm một đơn phân: glucôzơ, fructôzơ và galactôzơ) (0,5 điểm)

* Đường đôi (gồm hai đơn phân, ví dụ: mantôzơ, lactôzơ) (0,5 điểm)

* Đường đa (gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau, ví dụ: tinh bột, xenlulôzơ…) (0,5 điểm)

- Chức năng:

+ Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể (Ví dụ: glicôgen là nguồn năng lượng dự trữ ngắn hạn trong cơ thể người, tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng cho cây) (1 điểm)

+ Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể (Ví dụ: xenlulôzơ cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm…) (1 điểm)

Câu 2: Sau khi thu hoạch, rau sẽ mất dần nước do mất nguồn cung cấp nước từ rễ lên (vì thu hoạch rau thường cắt ngang thân) và thất thoát nước từ quá trình thoát hơi nước ở lá, chính vì vậy mà rau sẽ héo dần. Để tránh tình trạng này, ta nên vảy nước thường xuyên vào rau vì khi đó, nước sẽ thẩm thấu từ bên ngoài vào tế bào, làm tế bào căng nước, trương lên và giúp rau tươi lâu hơn (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 6)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1: Đơn phân của prôtêin là gì?

A. Axit amin

B. Glucôzơ

C. Nuclêôtit

D. Axit béo

Câu 2: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của tế bào nhân sơ?

A. Màng sinh chất

B. Màng nhân

C. Nhân con

D. Tế bào chất

Câu 3: Loại đường nào dưới đây là đường đơn?

A. Mantôzơ

B. Fructôzơ

C. Lactôzơ

D. Saccarôzơ

Câu 4: Điền số liệu thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chiếm tỉ lệ nhỏ hơn … khối lượng cơ thể sống.

A. 1%

B. 0,01%

C. 0,1%

D. 0,001%

Câu 5: Khi nói về giới Nấm, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Tế bào không có màng nhân

B. Chứa lục lạp

C. Sống dị dưỡng

D. Không có thành tế bào

Câu 6: Nhóm sinh vật nào dưới đây không phải là một đại diện của giới Thực vật?

A. Hạt kín

B. Rêu

C. Tảo

D. Dương xỉ

Câu 7: Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là:

A. giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài.

B. giới – ngành – lớp – họ – bộ – chi – loài.

C. giới – lớp – ngành – bộ – họ – chi – loài.

D. giới – ngành – chi – bộ – họ – lớp – loài.

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?

A. Liên tục tiến hóa

B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

C. Là hệ thống khép kín

D. Có khả năng tự điều chỉnh

Câu 9: Colesterôn có bản chất là

A. gluxit.

B. mỡ.

C. phôtpholipit.

D. stêrôit.

Câu 10: Trong tế bào nhân thực, bộ máy Gôngi có vai trò gì?

A. Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào

B. Tổng hợp các chất cho tế bào

C. Tổng hợp prôtêin

D. Phân hủy các tế bào già, bào quan già và chất thải độc hại

B. Tự luận

Câu 1: Nêu cấu trúc và chức năng của prôtêin. (5 điểm)

Câu 2: Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản của vi khuẩn đem đến cho chúng ưu thế gì? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn A.

Axit amin

Câu 2: Chọn B.

Màng nhân (không có màng bao bọc, chỉ là một vùng nhân nên gọi là nhân sơ)

Câu 3: Chọn B.

Fructôzơ (cấu tạo chỉ gồm 1 đơn phân, các loại đường còn lại đều là đường đôi)

Câu 4: Chọn B.

0,01%

Câu 5: Chọn C.

Sống dị dưỡng

Câu 6: Chọn C.

Tảo

Câu 7: Chọn A.

giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài.

Câu 8: Chọn C.

Là hệ thống khép kín (các cấp tổ chức sống đều là những hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường)

Câu 9: Chọn D.

stêrôit.

Câu 10: Chọn A.

Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào

B. Tự luận

Câu 1: Cấu trúc và chức năng của prôtêin:

- Prôtêin có 4 bậc cấu trúc:

+ Cấu trúc bậc 1: chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit (0,5 điểm)

+ Cấu trúc bậc 2: được tạo thành do sự co xoắn hoặc gấp nếp của chuỗi pôlipeptit sau khi tổng hợp (0,5 điểm)

+ Cấu trúc bậc 3: tạo thành do sự tiếp tục co xoắn của chuỗi pôlipeptit dạng xoắn hoặc gấp nếp (0,5 điểm)

+ Cấu trúc bậc 4: tạo thành do sự liên kết của hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit ở trạng thái thái co xoắn (0,5 điểm)

- Chức năng của prôtêin:

+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Ví dụ: keratin, elastin…(0,5 điểm)

+ Dự trữ axit amin. Ví dụ: prôtêin sữa…(0,5 điểm)

+ Vận chuyển các chất. Ví dụ: hêmôglôbin…(0,5 điểm)

+ Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: kháng thể…(0,5 điểm)

+ Thu nhận thông tin. Ví dụ: thụ thể…(0,5 điểm)

+ Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh. Ví dụ: enzim…(0,5 điểm)

Câu 2: Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản của vi khuẩn đem đến cho chúng những ưu thế sau:

- Kích thước nhỏ bé nên con đường vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác của tế bào hoặc giữa môi trường với tế bào rất ngắn, nhu cầu về vật chất và năng lượng ít, không chỉ vậy, tỉ lệ S/V (diện tích/thể tích) lớn nên vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng, phát triển cũng như phân chia tế bào cực nhanh (0,5 điểm)

- Cấu tạo cơ thể đơn giản nên vi khuẩn dễ dàng biến đổi sang một chủng khác khi có sự thay đổi về vật chất di truyền. Sự thay đổi này sẽ cộng hưởng cùng khả năng phân bào nhanh, tạo ra nhiều biến dị di truyền qua các thế hệ, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho tiến hóa và giúp vi khuẩn dễ dàng thích nghi trong điều kiện môi trường thường xuyên thay đổi (0,5 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 7)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1: Cấp tổ chức sống nào dưới đây không phải là cấp tổ chức cơ bản?

A. Hệ sinh thái

B.

C. Tế bào

D. Cơ thể

Câu 2: Vi khuẩn là đại diện của

A. giới Khởi sinh.

B. giới Nguyên sinh.

C. giới Nấm.

D. giới Động vật.

Câu 3: Có 4 nguyên tố hóa học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu tạo của thế giới sống, nguyên tố nào dưới đây không nằm trong số đó?

A. O

B. H

C. P

D. N

Câu 4: Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố vi lượng trong cơ thể thực vật?

A. K

B. P

C. N

D. Mo

Câu 5: Đường saccarôzơ còn có tên gọi khác là

A. đường phèn.

B. đường mía.

C. đường sữa.

D. đường mạch nha.

Câu 6: Loại vitamin nào dưới đây có bản chất là lipit?

A. Vitamin C

B. Vitamin D

C. Vitamin B6

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7: Hoạt động của hêmôglôbin - một loại prôtêin – trong máu người là minh chứng điển hình cho thấy vai trò gì của đại phân tử này?

A. Dự trữ các chất cần thiết

B. Cấu tạo nên các hệ cơ quan

C. Vận chuyển các chất

D. Bảo vệ cơ thể

Câu 8: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên tắc bổ sung trong cấu tạo của phân tử ADN?

A. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 2 liên kết cộng hóa trị

B. A liên kết với T bằng 2 liên kết cộng hóa trị, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô

C. A liên kết với G bằng 2 liên kết hiđrô, T liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô

D. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô

Câu 9: Tế bào được cấu tạo từ bao nhiêu thành phần chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10: Trong tế bào, bào quan nào đóng vai trò tổng hợp prôtêin?

A. Ribôxôm

B. Lizôxôm

C. Không bào

D. Lưới nội chất

B. Tự luận

Câu 1: Trình bày chức năng của các thành phần chính và bào quan có trong tế bào nhân thực. (5 điểm)

Câu 2: Tơ tằm, sừng hươu, thịt gà, trứng đều có bản chất là prôtêin nhưng chúng lại khác nhau về rất nhiều đặc tính, vì sao vậy? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn B.

Mô (các cấp tổ chức cơ bản bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái)

Câu 2: Chọn A.

giới Khởi sinh (có cấu trúc tế bào nhân sơ)

Câu 3: Chọn C.

P (4 nguyên tố quan trọng nhất của sinh giới là C, H, O, N, chiếm 96% khối lượng cơ thể sống)

Câu 4: Chọn D.

Mo (chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1 nguyên tử trên 16 triệu nguyên tử H)

Câu 5: Chọn B.

đường mía (đường saccarôzơ là thành phần chủ yếu trong dịch ép thân cây mía)

Câu 6: Chọn B.

Vitamin D

Câu 7: Chọn C.

Vận chuyển các chất (vận chuyển O2 và CO2)

Câu 8: Chọn D.

A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô

Câu 9: Chọn B.

3 (màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân)

Câu 10: Chọn A.

Ribôxôm

B. Tự luận

Câu 1: Chức năng của các thành phần chính và bào quan có trong tế bào nhân thực:

- Màng sinh chất: bảo vệ, tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài, ngoài ra còn có vai trò thu nhận thông tin và dấu chuẩn nhận biết (0,5 điểm)

- Nhân tế bào: lưu trữ, bảo quản vật chất di truyền và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào (0,5 điểm)

- Lưới nội chất: tổng hợp prôtêin, tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể (0,5 điểm)

- Bộ máy Gôngi: Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào (0,5 điểm)

- Ribôxôm: là nơi tổng hợp prôtêin (0,5 điểm)

- Ti thể: tham gia vào quá trình chuyển hóa, sản xuất năng lượng cho tế bào (0,5 điểm)

- Lục lạp (chỉ có ở tế bào thực vật): tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào (0,5 điểm)

- Không bào: dự trữ các chất (bao gồm cả sắc tố, chất dinh dưỡng và chất thải độc hại), tham gia vào quá trình hút nước (0,5 điểm)

- Lizôxôm: phân hủy tế bào già, bào quan già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi cũng như các đại phân tử (0,5 điểm)

- Khung xương tế bào: Là giá đỡ cơ học cho tế bào, giúp cho tế bào động vật có hình dạng xác định. (0,5 điểm)

Câu 2: Mặc dù tơ tằm, sừng hươu, thịt gà, trứng đều có bản chất là prôtêin nhưng sinh giới có khoảng hơn 20 loại axit amin cấu thành nên prôtêin, trong đó, mỗi loại prôtêin lại khác nhau về thành phần, trình tự sắp xếp cũng như số lượng axit amin góp mặt, chính điều này đã tạo nên sự sai khác lớn về các đặc tính mà prôtêin quy định (hình thái, cấu trúc, chức năng, kích thước…), góp phần tạo nên sự đa dạng về sinh giới như ngày hôm nay. (1 điểm)

Xem thêm các đề thi Sinh học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: