Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 10 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề)


Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 10 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 10 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Sinh học 10 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học lớp 10.

Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 10 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 1)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng 1 câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Trong quá trình nguyên phân, hiện tượng NST dần dãn xoắn và màng nhân xuất hiện xảy ra ở kì nào ?

A. Kì cuối

B. Kì sau

C. Kì giữa

D. Kì đầu

Câu 2: Trong quá trình giảm phân, Hiện tượng mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về một cực của tế bào diễn ra ở kì nào ?

A. Kì cuối II

B. Kì cuối I

C. Kì sau I

D. Kì sau II

Câu 3: Sinh vật nào dưới đây có hình thức dinh dưỡng khác với những sinh vật còn lại ?

A. Vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh

B. Vi khuẩn ôxi hoá hiđrô

C. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía

D. Vi khuẩn nitrat hoá

Câu 4: Sản xuất rượu trắng là một trong những ứng dụng của quá trình phân giải

A. lipit.

B. tinh bột.

C. xenlulôzơ.

D. prôtêin.

Câu 5: Trong nuôi cấy liên tục, pha sinh trưởng nào dưới đây được duy trì theo thời gian ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Pha tiềm phát

C. Pha suy vong

D. Pha cân bằng

Câu 6: Nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính không có ở

A. xạ khuẩn.

B. vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

C. nấm men rượu.

D. thuỷ tức.

Câu 7: Nhóm chất nào dưới đây có khả năng làm bất hoạt prôtêin ?

A. Hợp chất bạc

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Phoocmanđêhit

D. Hợp chất thuỷ ngân

Câu 8: Về hình thái, virut đốm thuốc lá được xếp cùng nhóm với

A. virut hecpet.

B. virut bại liệt.

C. virut dại.

D. virut đậu mùa.

Câu 9: Virut thực vật lây nhiễm sang thực vật qua con đường nào sau đây ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Qua vết đốt chích của côn trùng trên thực vật

C. Qua hạt giống đã mang sẵn mầm virut

D. Qua các vết xây xát do nông cụ gây ra

Câu 10: Loại tế bào nào dưới đây không tham gia vào cơ chế miễn dịch không đặc hiệu ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Bạch cầu limphô T

C. Đại thực bào

D. Bạch cầu trung tính

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: Hãy nêu những con đường lây truyền HIV, các giai đoạn phát triển của bệnh và biện pháp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. (4 điểm)

Câu 2: Lợn có bộ NST 2n = 38. Một tế bào sinh dưỡng của loài này tiến hành nhân đôi liên tiếp một số lần và ở thế hệ cuối cùng, người ta đếm được số NST trong tất cả các tế bào con là 1216 NST. Hãy tính số NST của của tất cả các tế bào khi tham gia vào kì giữa của lần phân bào cuối cùng. (3 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A C C B D A B C A B

B. Phần Tự luận

Câu 1:

* Con đường lây truyền HIV :

- Qua đường máu : truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng... đã bị nhiễm HIV (0,5 điểm)

- Qua quan hệ tình dục không an toàn (0,5 điểm)

- Từ mẹ bị nhiễm HIV lây truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ (0,5 điểm)

* Các giai đoạn phát triển của bệnh :

- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn "cửa sổ“) : kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Thường không có biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ (0,5 điểm)

- Giai đoạn không triệu chứng : kéo dài 1 – 10 năm. Lúc này số lượng tế bào limphô T – CD4 giảm dần (0,5 điểm)

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS : các bệnh cơ hội xuất hiện : tiêu chảy, viêm da, mất trí, lao... Cuối cùng, tử vong là điều không tránh khỏi (0,5 điểm)

* Các biện pháp phòng ngừa :

- Thực hiện lối sống lành mạnh (0,5 điểm)

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh y tế (0,25 điểm)

- Tích cực bài trừ các tệ nạn xã hội (0,25 điểm)

Câu 2:

- Gọi n là số lần nguyên phân của tế bào ban đầu, theo bài ra ta có : 2n.38 = 1216 n = 5 Số tế bào ở thế hệ cuối cùng là : 2n = 32 Số tế bào tham gia vào lần nguyên phân cuối cùng là : 2n-1 = 24 = 16. (1,5 điểm)

- Ở kì giữa, các NST ở trạng thái kép và số NST trong mỗi tế bào là 2n Tổng số NST ở tất cả các tế bào tham gia vào kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là : 2n.16 = 608 NST (1,5 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 2)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng 1 câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Khi quan sát một tế bào thực vật dưới kính hiển vi, người ta thấy có một số lẻ các NST đang tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Biết rằng không có đột biến xảy ra, hãy cho biết tế bào này đang ở giai đoạn nào của phân bào ?

A. Kì giữa của giảm phân II

B. Kì giữa của nguyên phân

C. Kì giữa của giảm phân I

D. Kì sau của nguyên phân

Câu 2: Một tế bào lưỡng bội khi nguyên phân liên tiếp 4 lần thì sẽ tạo ra mấy tế bào con ?

A. 4

B. 12

C. 16

D. 8

Câu 3: Tảo đơn bào có hình thức dinh dưỡng khác với

A. vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.

B. vi khuẩn lam.

C. vi khuẩn ôxi hoá hiđrô.

D. vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.

Câu 4: Sản phẩm chung của quá trình lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình là

A. êtanol.

B. axit lactic.

C. axit axêtic.

D. CO2.

Câu 5: Nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Đều loại thải liên tục các chất độc hại

B. Đều bổ sung liên tục chất dinh dưỡng

C. Đều trải qua pha tiềm phát

D. Đều trải qua pha luỹ thừa

Câu 6: Bào tử trần được tìm thấy ở nhóm sinh vật nào dưới đây ?

A. Nấm Penicillium

B. Nấm Mucor

C. Xạ khuẩn

D. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan

Câu 7: Loại tia sáng nào dưới đây có khả năng làm ion hoá các prôtêin và axit nuclêic dẫn đến đột biến hay gây chết ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Tia Gamma

C. Tia UV

D. Tia hồng ngoại

Câu 8: Bệnh nào dưới đây hiện chưa có vacxin phòng ngừa ?

A. Cúm A H7N9

B. Sốt xuất huyết

C. Tất cả các phương án còn lại

D. HIV/AIDS

Câu 9: Dạng sống nào dưới đây là thực thể chưa có cấu tạo tế bào ?

A. Virut

B. Vi khuẩn

C. Vi nấm

D. Vi tảo

Câu 10: Loại tế bào nào dưới đây tham gia vào cơ chế miễn dịch không đặc hiệu ?

A. Bạch cầu limphô T

B. Bạch cầu trung tính

C. Hồng cầu

D. Tất cả các phương án còn lại

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: Trình bày cấu tạo và hình thái của virut. (6 điểm)

Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá huỷ ? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A C C B D A B C A B

B. Phần Tự luận

Câu 1: Cấu tạo và hình thái của virut :

* Cấu tạo :

- Virut được cấu tạo gồm 2 thành phần cơ bản : vỏ capsit (có bản chất là prôtêin với các đơn phân là capsôme) và lõi axit nuclêic (ADN hoặc ARN dạng đơn hoặc kép). Tổ hợp 2 thành phần này được gọi là nuclêôcapsit. (1 điểm)

- Ngoài hai thành phần trên, một số virut còn có thêm vỏ ngoài. Vỏ ngoài là lớp kép lipit và prôtêin. Trên bề mặt vỏ ngoài có gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. (1 điểm)

*Hình thái : Dựa vào sự sắp xếp của capsôme mà virut được phân chia làm 3 loại cấu trúc : xoắn, khối và hỗn hợp (1 điểm)

- Cấu trúc xoắn : capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic (0,5 điểm)

   + Đại diện : virut cúm, virut khảm thuốc lá... (0,5 điểm)

- Cấu trúc khối :capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (0,5 điểm)

   + Đại diện : virut bại liệt, virut hecpet... (0,5 điểm)

- Cấu trúc hỗn hợp :capsôme sắp xếp theo một phức hợp đặc biệt, tạo hình khối chữ nhật, hình nòng nọc... (0,5 điểm)

   + Đại diện : virut đậu mùa, phagơ T2... (0,5 điểm)

Câu 2: Nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá huỷ thì các NST sẽ không thể phân li về hai cực trong khi đã nhân đôi (2n à 4n), bào quan và tế bào chất cũng đã tăng lên gấp hai về khối lượng, sinh khối. Điều này có nghĩa là tế bào đã bị đột biến tạo thành thể tứ bội (4n). (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 3)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng 1 câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Bệnh nào dưới đây không lây lan qua đường hô hấp ?

A. Cúm

B. Dại

C. Đau mắt đỏ

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 2: Bệnh nào dưới đây do vi nấm gây ra ?

A. Sởi

B. Zona thần kinh

C. Tay chân miệng

D. Hắc lào

Câu 3: Con người hiện biết khoảng bao nhiêu loại virut kí sinh trên vi sinh vật ?

A. 5000

B. 1000

C. 2000

D. 3000

Câu 4: Khi nói về giai đoạn “cửa sổ” ở những người bị nhiễm HIV, điều nào sau đây là đúng ?

A. Kéo dài 2 tuần đến 3 tháng

B. Thường biểu hiện triệu chứng rầm rộ

C. Lượng tế bào lim phô T-CD4­ tăng đột biến

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Hệ gen của virut có thể là

A. ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép).

B. ADN chuỗi đơn hoặc ADN chuỗi kép.

C. ARN chuỗi đơn hoặc ARN chuỗi kép.

D. ADN chuỗi đơn hoặc ARN chuỗi kép.

Câu 6: Nhân tố vật lý nào dưới đây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật ?

A. Độ ẩm

B. Nhiệt độ

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Áp suất thẩm thấu

Câu 7: Những vi sinh vật sống trong ruột non của người thường là những vi sinh vật

A. ưa kiềm.

B. ưa trung tính.

C. ưa axit.

D. ưa lạnh.

Câu 8: Nấm men rượu rum có hình thức sinh sản vô tính giống với vi sinh vật nào dưới đây ?

A. Trùng giày

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Tảo mắt

D. Tảo lục

Câu 9: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào có số lượng tế bào sinh ra nhiều hơn số lượng tế bào chết đi ?

A. Pha suy vong

B. Pha luỹ thừa

C. Pha tiềm phát

D. Pha cân bằng

Câu 10: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây ?

A. Tế bào sinh dục chín

B. Tế bào sinh dục sơ khai

C. Tế bào sinh dưỡng

D. Tế bào giao tử

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày chu trình nhân lên của virut. (5 điểm)

Câu 2: Nêu những đặc điểm chung của vi sinh vật. (2 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B D D A A C A B B A

B. Phần Tự luận

Câu 1: Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn :

- Sự hấp phụ : gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không thể bám vào tế bào (1 điểm)

- Xâm nhập : có sự khác biệt giữa hai nhóm virut. Với phagơ, enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào còn vỏ nằm bên ngoài. Với virut kí sinh trên động vật, chúng sẽ đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic (1 điểm)

- Sinh tổng hợp : virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp. (1 điểm)

- Lắp ráp : lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh. (1 điểm)

- Phóng thích : virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài. (1 điểm)

Câu 2: Đặc điểm chung của vi sinh vật :

- Kích thước hiển vi (0,5 điểm)

- Chuyển hoá vật chất và năng lượng nhanh (0,5 điểm)

- Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh (0,5 điểm)

- Phạm vi phân bố rộng (0,5 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 4)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng 1 câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh có hình thức dinh dưỡng như thế nào ?

A. Quang dị dưỡng

B. Hoá tự dưỡng

C. Hoá dị dưỡng

D. Quang tự dưỡng

Câu 2: Khi nói về hô hấp hiếu khí, điều nào dưới đây là đúng ?

A. Trải qua giai đoạn chuỗi chuyền êlectron

B. Chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử

C. Là quá trình ôxi hoá các phân tử hữu cơ

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3: Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ, vi sinh vật sẽ khử amin của axit amin và sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon và giải phóng khí

A. NO2.

B. NO.

C. CO2.

D. NH3.

Câu 4: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào dưới đây có số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi ?

A. Pha suy vong

B. Pha tiềm phát

C. Pha luỹ thừa

D. Pha cân bằng

Câu 5: Hình thức sinh sản nào dưới đây có ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Phân đôi

C. Nảy chồi

D. Tạo thành bào tử

Câu 6: Chất nào dưới đây không được dùng để thanh trùng nước máy, nước các bể bơi và dùng trong công nghiệp thực phẩm ?

A. Cloramin

B. Natri hipôclorit

C. Rượu iôt

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7: Khi nói về virut cúm, điều nào dưới đây là đúng ?

A. Là virut ARN

B. Không có vỏ ngoài

C. Có cấu trúc dạng khối

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8: Việc quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn giúp chúng ta phòng chống căn bệnh nào sau đây ?

A. Viêm gan B

B. Tất cả các phương án còn lại

C. HIV/AIDS

D. Mụn cơm sinh dục

Câu 9: Virut tồn tại trong côn trùng trước và sau khi gây nhiễm vào cơ thể khác, khi đó côn trùng là

A. vật ăn thịt.

B. ổ chứa.

C. vật chủ.

D. vật kí sinh.

Câu 10: Khi nói về các con đường lan truyền của vi sinh vật gây bệnh, trường hợp nào dưới đây là lây truyền ngang ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Qua quan hệ tình dục

C. Qua vết côn trùng đốt

D. Qua đường tiêu hoá

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: So sánh nguyên phân và giảm phân ở động vật. (6 điểm).

Câu 2: Hãy nêu những biện pháp chung giúp phòng ngừa sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B D D A A C A B B A

B. Phần Tự luận

Câu 1: So sánh nguyên phân và giảm phân ở động vật :

* Điểm tương đồng :

- NST đều chỉ nhân đôi một lần ở giai đoạn chuẩn bị phân bào (kì trung gian) (0,25 điểm)

- Tế bào đều lần lượt trải qua các diễn biến như : NST dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện ; NST co xoắn cực đại và tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo ; NST đính lên thoi phân bào tại tâm động và di chuyển về các cực tế bào ; tế bào hình thành vách ngăn hoặc thắt eo màng sinh chất để phân thành các tế bào con... (0,5 điểm)

- Đều là những cơ chế góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài (0,25 điểm)

* Sự sai khác :

Nội dung so sánh Nguyên phân Giảm phân
Loại tế bào - Hầu hết mọi tế bào lưỡng bội - Tế bào sinh dục chín
Số lần phân bào - Một lần nguyên phân chỉ bao gồm 1 lần phân bào - Một lần giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp
Tiếp hợp và hoán vị gen - Không xảy ra sự tiếp hợp và hoán vị gen - Xảy ra sự tiếp hợp và hoán vị gen ở kì đầu I
Sự sắp xếp NST ở kì giữa - NST sắp xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo - Ở kì giữa I, NST sắp xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo ; ở kì giữa II, NST sắp xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
Kết quả - Từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST giống nhau và giống hệt mẹ - Từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) tạo ra 4 tế bào con với bộ NST có số lượng giảm đi một nửa (n)

(Có 5 ý so sánh, trả lời đúng mỗi ý được 1 điểm)

Câu 2: Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản đều là những bệnh lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi. Chính vì vậy, để phòng ngừa hiệu quả nhóm bệnh này, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau :

- Ngăn ngừa muỗi đốt bằng việc nằm màn khi đi ngủ, bôi kem chống muỗi hoặc dùng tinh dầu đuổi muỗi (0,5 điểm)

- Tiêu diệt muỗi và nơi đẻ trứng của muỗi : dùng vợt muỗi, phát quang bụi rậm, vệ sinh nhà ở và công cộng, loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng, nuôi cá để diệt bọ gậy... (0,5 điểm)

Xem thêm các đề thi Sinh học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: