Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 10 năm 2023 có đáp án (4 đề - Sách mới)


Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 10 năm 2023 có đáp án (4 đề - Sách mới)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 10 năm 2023 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Sinh học 10 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học lớp 10.

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 10 có đáp án (4 đề) Năm 2023 | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Chủ đề

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số câu

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Phần mở đầu

1

(0,25)

1

0,25

Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.

2

(0,5)

1

(0,25)

3

0,75

Chương 2: Cấu trúc tế bào.

1

(0,25)

1

(0,25)

1

(1)

1

2

1,5

Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào.

6

(1,5)

5

(1,25)

1

(1)

1

11

3,75

Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

6

(1,5)

5

(1,25)

1

(1)

1

11

3,75

Số câu

0

16

0

12

2

0

1

0

3

28

10

Điểm số

0

4

0

3

2

0

1

0

3

7

10

Chủ đề

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số câu

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chủ đề 1: Giới thiệu khái quát Chương trình môn Sinh học.

1

(0,25)

1

(0,25)

2

0,5

Chủ đề 2: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

1

(0,25)

1

0,25

Chủ đề 3: Giới thiệu chung về tế bào.

1

(0,25)

1

0,25

Chủ đề 4: Thành phần hóa học của tế bào.

1

(0,75)

1

(0,25)

1

(1)

1

2

1,5

Chủ đề 5: Cấu trúc của tế bào.

5

(1,25)

4

(1)

1

(1)

1

9

3,25

Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào.

7

(1,75)

6

(1,5)

1

(1)

1

13

4,25

Số câu

0

16

0

12

2

0

1

0

3

28

10

Điểm số

0

4

0

3

2

0

1

0

3

7

10

Chủ đề

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số câu

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Phần mở đầu

1

(0,25)

1

(0,25)

2

0,5

Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.

3

(0,75)

1

(0,25)

1

(1)

1

4

2

Chương 2: Cấu trúc tế bào.

5

(1,25)

4

(1)

1

(1)

1

9

3,25

Chương 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào

7

(1,75)

6

(1, 5)

1

(1)

1

13

4,25

Số câu

0

16

0

12

2

0

1

0

3

28

10

Điểm số

0

4

0

3

2

0

1

0

3

7

10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?

A. Có khả năng di chuyển.

B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu.

C. Được cấu tạo từ tế bào.

D. Có cấu tạo phức tạp.

Câu 2: Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Màng tế bào.

B. Chất nguyên sinh.

C. Nhân tế bào.

D. Thành tế bào.

Câu 3: DNA có chức năng là

A. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.

B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.

C. tham gia quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.

D. mang, bảo quàn và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 4: Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng, nguyên nhân chủ yếu là vì?

A. Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại thực vật.

B. Dầu thực vật không gây bệnh xơ cứng động mạch.

C. Dầu thực vật được cấu tạo bởi glycerol và 3 gốc acid béo.

D. Thành phần cấu tạo có chứa acid béo không no.

Câu 5: Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm

A. không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.

B. có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.

C. không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử RNA mạch kép.

D. có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử RNA dạng vòng, mạch kép.

Câu 6:Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì?

A. Tế bào nhân sơ không có DNA, còn tế bào nhân thực thì có.

B. Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, còn tế bào nhân thực thì có.

C. Tế bào nhân sơ không có màng sinh chất, còn tế bào nhân thực thì có.

D. Tế bào nhân sơ không thể lấy năng lượng từ môi trường, còn tế bào nhân thực thì có thể.

Câu 7: Sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng gọi là

A. vận chuyển thụ động.

B. vận chuyển chủ động.

C. thực bào.

D. ẩm bào.

Câu 8: Nhập bào bao gồm 2 loại là?

A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.

B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn.

C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.

D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.

Câu 9: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào?

A. Chất có kích thước nhỏ.

B. Chất có kích thước nhỏ, phân cực.

C. Chất có kích thước nhỏ, mang điện.

D. Chất có kích thước lớn.

Câu 10: Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng

A. các protein thụ thể trên màng tế bào.

B. các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.

C. các kênh protein trên màng tế bào hoặc nằm trong tế bào chất.

D. các protein thụ thể nằm trong tế bào chất.

Câu 11: Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào là

A. sự chuyển đổi các chất giữa các phân tử trong tế bào với môi trường.

B. sự chuyển đổi thông tin di truyền giữa tế bào và tế bào.

C. sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào.

D. sự chuyển đổi tín hiệu giữa tế bào với môi trường nội bào.

Câu 12: Nước sẽ di chuyển vào một tế bào được đặt trong một dung dịch

A. thẩm thấu.

B. ưu trương.

C. nhược trương.

D. đẳng trương.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Sự dung hợp của túi tiết với màng tế bào để giải phóng các chất ra ngoài tế bào là một kiểu xuất bào.

B. Sự vận chuyển những chất hoặc vật có kích thước lớn vào trong tế bào qua màng sinh chất không cần tiêu tốn năng lượng.

C. Sự biến dạng màng tế bào bao bọc lấy chất tan rồi đưa chúng vào trong tế bào gọi là sự thực bào.

D. Thực bào, ẩm bào hoặc xuất bào đều thuộc loại vận chuyển thụ động.

Câu 14: Nhóm chất nào sau đây dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?

A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.

B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.

C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.

D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.

Câu 15: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào?

A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển.

B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.

C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật.

D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán.

Câu 16: Hormone sinh dục (steroid) tác động lên tế bào đích

A. bằng cách liên kết với thụ thể nằm trong tế bào chất.

B. bằng cách liên kết với thụ thể trên màng nhân.

C. làm thay đổi sự hoạt động của thành tế bào.

D. làm thay đổi hoạt tính của enzyme.

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây về quá trình truyền tín hiệu trong tế bào là đúng?

A. Tín hiệu được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tín hiệu.

B. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu.

C. Thụ thể có thể là kênh vận chuyển ion qua màng được mở bởi các tín hiệu phù hợp.

D. Các phân tử protein thụ thể được phân bố ở thành tế bào.

Câu 18: Phân tử nào sau đây được coi như “đồng tiền” năng lượng của tế bào?

A. Acid nucleic.

B. Protein.

C. ATP.

D. Enzyme.

Câu 19: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzyme chuyên liên kết với cơ chất được gọi là

A. trung tâm điều khiển.

B. trung tâm vận động.

C. trung tâm phân tích.

D. trung tâm hoạt động.

Câu 20: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới hoạt tính của enzyme?

A. Nồng độ enzyme và cơ chất.

B. Độ pH.

C. Nhiệt độ.

D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 21: Cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan nào?

A. Nhân tế bào.

B. Ti thể.

C. Lysosome.

D. Bộ máy Golgi.

Câu 22: Quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2 và chuỗi truyền electron là

A. hô hấp tế bào.

B. chu trình krebs.

C. lên men.

D. hô hấp hiếu khí.

Câu 23: Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây?

A. chất nền của lục lạp.

B. các hạt grana.

C. màng thylakoid.

D. màng kép của lục lạp.

Câu 24: ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở

A. cả 3 nhóm phosphate.

B. 2 liên kết phosphate gần phân tử đường.

C. 2 liên kết giữa 2 nhóm phosphate ở ngoài cùng.

D. chỉ 1 liên kết phosphate ngoài cùng.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzyme?

A. Là hợp chất cao năng.

B. Là chất xúc tác sinh học.

C. Được tổng hợp trong các tế bào sống.

D. Làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

Câu 26: Những nhận định nào dưới đây về lên men là đúng?

A. Lên men không cần có chuỗi truyền điện tử.

B. Lên men không cần có oxygen nhưng cần có chuỗi truyền điện tử.

C. Lên men ethanol tạo ra lượng ATP nhiều hơn lên men lactate.

D. Mỗi phân tử glucose qua lên men ethanol tạo ra 4 ATP.

Câu 27: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là

A. từ phân tử nước.

B. từ APG.

C. từ phân tử CO2.

D. từ phân tử ATP.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp?

A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.

B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.

C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.

D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.

A. Phần tự luận

Câu 1: Trong hai loại tế bào là tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây, tế bào nào có nhiều ti thể hơn? Vì sao?

Câu 2: Vì sao tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất?

Câu 3: Ở người, hiện tượng đau mỏi cơ khi vận động nhiều là do lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ. Dựa vào hiểu biết quá trình lên men, hãy giải thích cơ chế gây ra hiện tượng này.

Đáp án đề 1

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án đúng là: C

Vật sống khác với vật không sống vì vật sống có đặc điểm đặc trưng là chúng được cấu tạo từ tế bào.

Câu 2:

Đáp án đúng là: B

Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh.

Câu 3:

Đáp án đúng là: D

DNA có chức năng mang, bảo quàn và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 4:

Đáp án đúng là: D

Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng, nguyên nhân chủ yếu là vì thành phần cấu tạo có chứa acid béo không no, acid béo không no thường có dạng lỏng.

Câu 5:

Đáp án đúng là: A

Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.

Câu 6:

Đáp án đúng là: B

Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:

- Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân sơ nằm trong vùng nhân không có màng bao bọc.

- Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân thực nằm trong nhân có màng kép bao bọc.

Câu 7:

Đáp án đúng là: A

Vận chuyển thụ động là sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng.

Câu 8:

Đáp án đúng là: B

Nhập bào gồm 2 loại là: Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn.

Câu 9:

Đáp án đúng là: D

Các chất chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào là các chất có kích thước lớn, các đại phân tử như protein, đường đa, DNA.

Câu 10:

Đáp án đúng là: B

Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.

Câu 11:

Đáp án đúng là: C

Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào.

Câu 12:

Đáp án đúng là: C

Tế bào đặt trong dung dịch nhược trương sẽ bị phồng ra do nước di chuyển vào trong tế bào.

Câu 13:

Đáp án đúng là: A

A - Đúng. Xuất bào là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào. Các chất có kích thước lớn cần đưa ra khỏi tế bào được bao bọc trong túi vận chuyển, sau đó túi này liên kết với màng tế bào giải phóng các chất ra bên ngoài.

B, D - Sai. Vì thực bào, ẩm bào và xuất bào đều tiêu tốn năng lượng.

C - Sai. Vì tế bào lấy các chất tan từ môi trường rồi đưa chúng vào trong tế bào gọi là ẩm bào.

Câu 14:

Đáp án đúng là: C

Nhóm chất dễ dàng đi qua màng tế bào nhất là nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ, được vận chuyển trực tiếp qua lớp phospholipid kép.

Câu 15:

Đáp án đúng là: D

Quá trình vận chuyển thụ động tuân theo quy luật khuếch tán, các chất từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.

Câu 16:

Đáp án đúng là: A

Hormone sinh dục (steroid) tác động lên tế bào đích bằng cách liên kết với thụ thể nằm trong tế bào chất và làm thay đổi sự hoạt động của gene.

Câu 17:

Đáp án đúng là: B

A - Sai. Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào thực chất là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin của tế bào.

B - Đúng. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu.

C - Sai. Thụ thể có thể là các protein trên màng, các enzyme, các loại protein tham gia vào quá trình hoạt hóa gene hoặc nhiều loại protein kết cặp với enzyme.

D - Sai. Các phân tử protein thụ thể được phân bố ở màng hay trong tế bào chất.

Câu 18:

Đáp án đúng là: C

ATP được coi là “đồng tiền” năng lượng của tế bào.

Câu 19:

Đáp án đúng là: D

Trung tâm hoạt động của enzyme là một vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất để xúc tác cho phản ứng diễn ra.

Câu 20:

Đáp án đúng là: D

Hoạt tính của enzyme bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme cũng như nồng độ các chất ức chế hoặc hoạt hóa enzyme.

Câu 21:

Đáp án đúng là: B

Cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan là ti thể.

Câu 22:

Đáp án đúng là: C

Lên men là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2 và chuỗi truyền electron.

Câu 23:

Đáp án đúng là: A

Pha tối quang hợp xảy ra ở chất nền của lục lạp.

Câu 24:

Đáp án đúng là: C

ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở 2 liên kết giữa 2 nhóm phosphate ở ngoài cùng.

Câu 25:

Đáp án đúng là: A

Enzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzyme làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

Enzyme không phải là hợp chất cao năng.

Câu 26:

Đáp án đúng là: A

A – Đúng. Lên men không cần có chuỗi truyền điện tử và O2.

B - Sai. Lên men không có sự tham gia của O2 và chuỗi chuyền điện tử.

C - Sai. Lên men ethanol tạo ra lượng ATP như lên men lactate.

D - Sai. Mỗi phân tử glucose qua lên men ethanol tạo ra 2 ATP.

Câu 27:

Đáp án đúng là: A

Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là từ phân tử nước, trong quá trình quang phân li nước.

Câu 28:

Đáp án đúng là: C

A – Sai. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí carbon dioxide.

B – Sai. Quang hợp là quá tình tổng hợp chất hữu cơ.

C – Đúng. Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ và oxygen.

D – Sai. Quang hợp chỉ xảy ra ở một số nhóm sinh vật như thực vật, tảo và một số vi khuẩn.

B. Phần tự luận

Câu 1:

Tế bào lông hút ở rễ cây sẽ chứa nhiều ti thể hơn vì chúng cần nhiều năng lượng để thực hiện hút và vận chuyển nước và ion khoáng từ ngoài đất vào trong mạch gỗ. Tế bào biểu bì chỉ thực hiện chức năng chứa các tế bào bảo vệ kiểm soát và điều tiết khí khổng ở mặt dưới của lá, cần ít năng lượng nên ít ti thể hơn.

Câu 2:

Tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất do tế bào rễ cây có không bào trung tâm lớn, chứa nhiều chất tan nên có áp suất thẩm thấu cao hơn so với môi trường đất mà nước có xu hướng đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.

Câu 3:

- Khi tập luyện cường độ cao, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất năng lượng thông qua hô hấp hiếu khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể.

- Tuy nhiên, với cường độ hô hấp hiếu khí cao, cơ thể có thể sẽ không thể cung cấp đủ lượng O2. Lúc này, hoạt động cơ bắp bắt đầu dựa vào con đường lên men lactate – một quá trình sản xuất năng lượng không cần O2. Con đường lên men lactate sinh ra lactic acid. Lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1:Đâu là các thiết bị đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt.

B. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.

C. Phần mềm dạy học, xử lí số liệu.

D. Cân điện tử, bộ cảm biến.

Câu 2: Phát biểu nào sai khi nói về sinh học và những vấn đề xã hội?

A. Khi sinh học và khoa học công nghệ phát triển thì kinh tế cũng được phát triển, cuộc sống con người được tăng lên.

B. Nhân bản vô tính con người không ảnh hưởng tới vấn đề đạo đức.

C. Việc chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm đạo đức sinh học

D. Chỉnh sửa gene của người có thể gây tranh cãi về vấn đề đạo đức xã hội.

Câu 3: Hoạt động nào sau đây xảy ra ở tế bào sống?

A. Trao đổi chất.

B. Sinh trưởng và phát triển.

C. Cảm ứng và sinh trưởng.

D. Tất cả các hoạt động nói trên.

Câu 4: Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào là?

A. Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên mọi sinh vật. Sinh vật được hình thành từ tế bào.

B. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.

C. Các đặc trưng cơ bản của sự sống được biểu hiện đầy đủ ở cấp tế bào và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.

D. Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.

Câu 5: Ở người, nguyên tố nào có hàm lượng thấp nhất trong số các nguyên tố dưới đây?

A. Hydrogen.

B. Phosphorus.

C. Nitrogen.

D. Oxygen.

Câu 6: Khi phân tích thành phần carbohydrate ở tế bào gan, loại polysaccharide dự trữ năng lượng chiếm hàm lượng đáng kể là

A. tinh bột.

B. glycogen.

C. cellulose.

D. pectin.

Câu 7: Ở tế bào nhân sơ, bên ngoài màng tế bào là cấu trúc

A. vùng nhân.

B. tế bào chất.

C. plasmid.

D. thành tế bào.

Câu 8: Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn, điều này giúp cho vi khuẩn

A. dễ dàng trao đổi chất với môi trường.

B. dễ gây bệnh cho các loại vật chủ.

C. dễ dàng tránh các chất độc hại.

D. dễ dàng biến đổi trước môi trường.

Câu 9: Một tế bào có thành tế bào, lục lạp, không bào trung tâm là

A. tế bào vi khuẩn.

B. tế bào thực vật.

C. tế bào động vật.

D. tế bào nấm men.

Câu 10: Phân tử nào sau đây định vị ở cả hai lớp lipid kép?

A. Protein xuyên màng.

B. Cholesterol.

C. Protein bám màng.

D. Oligosaccharide.

Câu 11: Cấu trúc nào là nơi tổng hợp các protein có thể được xuất ra khỏi tế bào?

A. Lưới nội chất hạt.

B. Lysosome.

C. Lưới nội chất trơn.

D. Bộ máy Golgi.

Câu 12: Khi bị mất thành tế bào thì vi khuẩn thường bị chết. Nguyên nhân chủ yếu là do

A. vi khuẩn mất khả năng duy trì hình dạng tế bào.

B. vi khuẩn không thể trao đổi chất với môi trường.

C. vi khuẩn mất khả năng chống lại sức trương nước làm vỡ tế bào.

D. vi khuẩn bị mất chất di truyền.

Câu 13: Sinh vật nào dưới đây có cấu tạo tế bào nhân sơ?

A. Nấm.

B. Bèo tấm.

C. Vi khuẩn lam.

D. Động vật nguyên sinh.

Câu 14: Bào quan nào không có màng bán thấm?

A. Ribosome.

B. Peroxisome.

C. Bộ máy Golgi.

D. Lysosome.

Câu 15: Giống như nhân, ti thể có hai lớp màng. Màng ti thể có đặc điểm gì khác với màng nhân?

A. Màng trong ti thể hầu như không có các protein.

B. Màng trong ti thể có nhiều nếp gấp.

C. Màng ngoài của ti thể gắn với màng của lưới nội chất.

D. Màng ngoài của ti thể có ribosome liên kết.

Câu 16: Sự xuất bào là

A. hình thức vận chuyển thụ động.

B. cơ chế mà tế bào ăn các tế bào khác.

C. quá trình vận chuyển trong đó các túi được hình thành từ màng sinh chất.

D. hình thức tế bào giải phóng các phân tử lớn như protein.

Câu 17: Các phân tử lớn như protein, polysaccharide được vận chuyển bằng phương thức

A. khuếch tán đơn giản.

B. khuếch tán tăng cường.

C. nhập bào và xuất bào.

D. thẩm thấu.

Câu 18: Trong cấu tạo phân tử ATP có bao nhiêu gốc phosphate?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19: Hoạt động xúc tác của enzyme ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?

A. Nhiệt độ.

B. Độ pH.

C. Chất hoạt hóa và chất ức chế.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 20: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, nước được phân li nhờ

A. sự tăng nhiệt độ trong tế bào.

B. năng lượng của ánh sáng.

C. sự xúc tác của diệp lục.

D. sự kết hợp với CO2.

Câu 21: Cứ 3 phân tử CO2 đi vào chu trình Calvin thì chu trình tạo ra sáu phân tử

A. ribulose bisphosphate.

B. glyceraldehyde 3 – phosphate.

C. fructose.

D. glucose.

Câu 22: Trong quá trình lên men, pyruvic acid được giữ lại ở bào tương và chuyển hóa thành

A. acetyl Co - A.

B. glucose.

C. lactic acid hoặc ethanol.

D. acetic acid và glucose.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây chỉ ra điểm đặc trưng của một protein vận chuyển trong màng sinh chất?

A. Protein vận chuyển trong màng sinh chất là một protein rìa màng.

B. Protein vận chuyển trong màng sinh chất thường vận chuyển một loại phân tử nhất định.

C. Protein vận chuyển trong màng sinh chất đòi hỏi tiêu tốn năng lượng để hoạt động.

D. Protein vận chuyển trong màng sinh chất hoạt động chống lại sự khuếch tán.

Câu 24: Một con trùng biến hình ăn một con trùng giày. Con trùng biến hình sử dụng hình thức nào sau đây để đưa trùng giày vào bên trong tế bào của nó?

A. Khuếch tán tăng cường.

B. Nhập bào.

C. Vận chuyển chủ động bằng bơm.

D. Xuất bào.

Câu 25: Một số loại thuốc kháng sinh tác động đến sự tổng hợp ATP ở vi khuẩn. Vi khuẩn chịu tác động của thuốc kháng sinh sẽ thiếu

A. nucleic acid.

B. ti thể.

C. năng lượng.

D. lipid.

Câu 26: Điều nào sau đây có thể xảy ra dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở người bị sốt cao?

A. Sự phá hủy cấu trúc bậc 1 của các enzyme.

B. Sự thay đổi cấu trúc không gian ba chiều của các enzyme.

C. Các amino acid bị loại khỏi trung tâm hoạt động.

D. Enzyme liên kết với chất không phải là cơ chất.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình quang hợp?

A. Khí oxygen được tạo ra trong pha tối.

B. Chất hữu cơ được tạo ra trong pha sáng.

C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào.

D. Oxygen sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước.

Câu 28: Trong điều kiện hiếu khí, một phân tử glucose phân giải hoàn toàn thành CO2 và H2O cung cấp

A. 12 ATP.

B. 28 ATP.

C. 32 ATP.

D. 38 ATP.

B. Phần tự luận

Câu 1: Em cần lưu ý điều gì trong khẩu phần ăn để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể? Vì sao?

Câu 2: Tại sao nói lưới nội chất là nhà máy sản xuất màng cho tế bào?

Câu 3: Giải thích tại sao các đoạn thân cây cần tây được ngâm trong nước cất khoảng vài giờ thì trở nên cứng và chắc. Những đoạn thân cây tương tự được ngâm trong dung dịch muối trở nên cong và mềm hơn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Để chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra chúng ta cần làm bước

A. quan sát.

B. xây dựng giả thuyết.

C. thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

D. báo cáo kết quả nghiên cứu.

Câu 2: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở vì

A. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

B. thường xuyên tiến hóa.

C. có khả năng sinh sản.

D. có khả năng cảm ứng.

Câu 3: Nguyên tố nào sau đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ?

A. H.

B. S.

C. C.

D. O.

Câu 4: Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa gì?

A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

B. Tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể.

C. Giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường.

D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể.

Câu 5: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại?

A. Glycogen.

B. Tinh bột.

C. Maltose.

D. Testosterone.

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo của phân tử DNA là?

A. Gồm hai mạch polynucleotide song song và ngược chiều.

B. Gồm một mạch polynucleotide.

C. Gồm ba mạch polynucleotide.

D. Gồm một hay nhiều mạch polynucleotide.

Câu 7: Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:

A. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.

B. tế bào chất, vùng nhân, các bào quan.

C. nhân, các bào quan, tế bào chất.

D. màng sinh chất, nhân, tế bào chất.

Câu 8: Chức năng di truyền ở vi khuẩn được thực hiện bởi

A. thành tế bào.

B. chất tế bào.

C. màng sinh chất.

D. vùng nhân.

Câu 9: Cấu trúc nào của tế bào động vật có vai trò giúp ổn định hình dạng tế bào và là nơi neo giữ các bào quan?

A. Màng sinh chất.

B. Khung xương tế bào.

C. Lysosome.

D. Bộ máy Golgi.

Câu 10: Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều

A. enzyme hô hấp.

B. kháng thể.

C. hormone.

D. sắc tố.

Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là chức năng của màng sinh chất?

A. Vận chuyển các chất.

B. Truyền tín hiệu.

C. Chức năng nhận biết tế bào.

D. Tổng hợp protein.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tế bào nhân sơ?

A. Tỉ lệ S/V lớn giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng.

B. Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.

C. Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh.

D. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng.

Câu 13: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?

A. Hệ thống nội màng.

B. Các bào quan có màng bao bọc.

C. Bộ khung xương tế bào.

D. Ribosome và các hạt dự trữ.

Câu 14: Trong thành phần của nhân tế bào có

A. acid nitric.

B. acid phosphoric.

C. acid clohydric.

D. acid sunfuric.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về màng sinh chất?

A. Gồm các phân tử phospholipid và protein thường xuyên chuyển động.

B. Thành phần protein gồm protein bám màng và protein xuyên màng.

C. Tính “động” của màng sinh chất là do các phân tử protein luôn luôn chuyển động.

D. Màng sinh chất vừa có tính ổn định vừa có tính linh hoạt.

Câu 16: Quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ những chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng gọi là

A. đồng hóa.

B. dị hóa.

C. hô hấp.

D. quang hợp.

Câu 17: Hai còn đường vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là

A. khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid hoặc qua kênh protein vận chuyển.

B. khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid hoặc xuất bào.

C. qua bơm protein đặc hiệu hoặc xuất bào.

D. qua bơm protein đặc hiệu hoặc nhập bào.

Câu 18: Loại liên kết nào trong phân tử ATP khi bị bẻ gãy sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng?

A. Liên kết hydro.

B. Liên kết cao năng.

C. Liên kết ester.

D. Liên kết ion.

Câu 19: Tốc độ phản ứng của enzyme nhanh hay chậm phụ thuộc vào

A. cấu tạo của sản phẩm.

B. hoạt tính của enzyme.

C. các ion kim loại.

D. hình dạng của cơ chất.

Câu 20: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được tạo ra từ

A. quang phân li nước.

B. chuỗi truyền điện tử.

C. diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.

D. hấp thụ năng lượng của nước.

Câu 21: Trong chu trình Krebs, mỗi phân tử Acetyl – CoA được oxy hóa hoàn toàn sẽ tạo ra được bao nhiêu phân tử CO2?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22: Các tế bào không có kiểu truyền thông tin nào sau đây?

A. Qua các mối nối giữa tế bào.

B. Qua sự di chuyển của các phân tử nước.

C. Truyền tin cục bộ.

D. Truyền tin qua khoảng cách xa.

Câu 23: Để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh, tại sao lại dùng mẫu vật là củ hành tím mà không dùng củ hành tây?

A. Tế bào củ hành tím có kích thước to hơn tế bào củ hành tây nên dễ quan sát.

B. Tế bào củ hành tím là tế bào nhân thực còn tế bào củ hành tây là tế bào nhân sơ.

C. Tế bào củ hành tím có màu tím sẽ dễ quan sát hơn tế bào củ hành tây.

D. Tế bào củ hành tím dễ tìm hơn tế bào củ hành tây.

Câu 24: Các enzyme ở người hoạt động ở khoảng nhiệt độ nào sau đây?

A. 25 – 40oC.

B. 35 – 40oC.

C. 15 – 40oC.

D. 15 – 30oC.

Câu 25: Kết quả quan trọng nhất của pha sáng quang hợp là

A. các điện tử được giải phóng từ phân li nước.

B. sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng.

C. sự giải phóng oxygen.

D. sự tạo thành ATP và NADPH.

Câu 26: Trong hoạt động hô hấp tế bào, nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây?

A. Đường phân.

B. Chuỗi truyền điện tử.

C. Chu trình Krebs.

D. Đường phân và chu trình Krebs.

Câu 27: Nội dung nào dưới đây có ở quang tổng hợp mà không có ở hóa tổng hợp?

A. Sử dụng năng lượng ánh sáng.

B. Sản phẩm tạo ra là carbohydrate.

C. Nguồn carbon sử dụng là từ CO2.

D. Xảy ra trong tế bào sống.

Câu 28: Sự tiếp xúc giữa kháng nguyên và kháng thể thuộc kiểu truyền thông tin nào sau đây?

A. Truyền tin cục bộ.

B. Truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp.

C. Truyền tin qua khoảng cách xa.

D. Truyền tin qua mối nối giữa các tế bào.

A. Phần tự luận

Câu 1: Một nông dân nói rằng: “Khi nuôi lợn, nếu cho chúng ăn bã đậu hoặc khô dầu đậu tương thì tỉ lệ nạc sẽ cao hơn so với các loại thức ăn thông thường”. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Câu 2: Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị nhiễm độc? Giải thích.

Câu 3: Khi quảng cáo về bột giặt, một số nhà sản xuất khẳng định bột giặt của họ có khả năng giặt sạch những vết bẩn gây ra do dầu mỡ, thức ăn. Theo em, cơ sở nào để nhà sản xuất đưa ra khẳng định trên? Giải thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 4)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1: Oaitâykơ và Magulis phân chia thế giới sinh vật thành bao nhiêu giới?

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 2: Giới sinh vật nào dưới đây bao gồm cả những đại diện sống dị dưỡng và sống tự dưỡng?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Giới Nguyên sinh

C. Giới Động vật

D. Giới Nấm

Câu 3: Điền số liệu thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng … khối lượng cơ thể sống.

A. 99%

B. 63%

C. 96%

D. 75%

Câu 4: Chất hữu cơ nào dưới đây không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

A. Prôtêin

B. ADN

C. Xenlulôzơ

D. Mỡ

Câu 5: Đường và mỡ cùng đảm nhiệm một chức năng, đó là

A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

B. cấu thành nên các bào quan trong tế bào.

C. xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

D. vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác.

Câu 6: Carôtenôit có bản chất là gì?

A. Axit nuclêic

B. Cacbohiđrat

C. Prôtêin

D. Lipit

Câu 7: Cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin thể hiện ở

A. cấu trúc bậc một và bậc hai.

B. cấu trúc bậc ba và bậc bốn.

C. cấu trúc bậc một và bậc bốn.

D. cấu trúc bậc hai và bậc ba.

Câu 8: Ở tế bào nhân sơ, thành phần nào có vai trò quy định hình dạng tế bào?

A. Khung xương tế bào

B. Màng sinh chẩt

C. Thành tế bào

D. Vỏ nhầy

Câu 9: Dựa vào số lượng màng bọc, em hãy cho biết bào quan nào dưới đây của tế bào nhân thực không cùng nhóm vơi những bào quan còn lại?

A. Nhân

B. Lục lạp

C. Ti thể

D. Không bào

Câu 10: Trên màng sinh chất của tế bào động vật, colestêron có vai trò gì?

A. Thu nhận thông tin cho tế bào

B. Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất

C. Vận chuyển các chất qua màng

D. Nhận diện các tế bào lạ

B. Tự luận

Câu 1: Chứng minh sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Vì sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động? (5 điểm)

Câu 2: Vì sao sinh giới chỉ có 4 loại nuclêôtit mà các loài sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn A.

5 (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Động vật và giới Thực vật)

Câu 2: Chọn B.

Giới Nguyên sinh (tảo sống tự dưỡng, nấm nhầy sống dị dưỡng, động vật nguyên sinh có loài sống tự dưỡng, có loài sống dị dưỡng)

Câu 3: Chọn C.

96%

Câu 4: Chọn D.

Mỡ (được tạo thành do sự kết hợp giữa glixêrol và axit béo)

Câu 5: Chọn A.

dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

Câu 6: Chọn D.

Lipit

Câu 7: Chọn B.

cấu trúc bậc ba và bậc bốn.

Câu 8: Chọn C.

Thành tế bào

Câu 9: Chọn D.

Không bào (chỉ có 1 lớp màng bọc, các bào quan còn lại có 2 lớp màng bọc)

Câu 10: Chọn B.

Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất

B. Tự luận

Câu 1: Chọn A.

Sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất:

- Màng sinh chất gồm 2 thành phần chính là lớp kép phôtpholipit và prôtêin (gồm loại bám màng và loại xuyên màng). Nếu như lớp kép phôtpholipit (đầu kị nước hướng vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài) cho phép các chất có kích thước nhỏ, không phân cực đi qua (vận chuyển thụ động, cùng chiều gradient nồng độ) thì những chất có kích thước lớn và tích điện được vận chuyển qua kênh prôtêin chuyên biệt (vận chuyển chủ động). Điều này cho thấy vai trò trao đổi chất một cách có chọn lọc của màng sinh chất và tên gọi màng bán thấm cũng bắt nguồn từ đặc tính này. (2 điểm)

- Ngoài 2 thành phần chính nêu trên, ở tế bào người và động vật còn có thêm các phân tử colestêrôn, bám và đi sâu vào kết cấu màng giúp ổn định cấu trúc của màng. (0,5 điểm)

- Bên ngoài màng sinh chất có các phân tử glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò như “dấu chuẩn”, giúp các tế bào cùng cơ thể nhận biết ra nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (khác cơ thể) (1 điểm)

- Trên màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể có vai trò thu nhận thông tin cho tế bào (0,5 điểm)

B. Nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động bởi vì:

- “Khảm” được hiểu là việc “gắn vào, xếp vào”. Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp kép phôpholipit. Trên lớp kép phôpholipit, các phân tử hữu cơ khác như prôtêin, colestêrôn, glicôprôtêin… chèn vào và xếp xen kẽ. Vậy nên khi nói đến màng sinh chất, người ta đã sử dụng từ “khảm” để minh họa cho cấu trúc đặc trưng này. (0,5 điểm)

- “Động” có nghĩa là “linh hoạt, dễ di chuyển hoặc thay đổi”. Lực liên kết giữa các phân tử phôpholipit thường khá yếu nên chúng có thể chuyển động trong một khoảng nhất định, các phân tử prôtêin cũng có thể chuyển động với tốc độ chậm hơn phôtpholipit. Chính điều này đã làm tăng sự linh động của cấu trúc màng, giúp chúng thực hiện tốt chức năng trao đổi chất của mình. (0,5 điểm)

Câu 2: Mặc dù hầu hết các phân tử ADN của sinh giới đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit nhưng chúng lại khác nhau về thành phần, trật tự sắp xếp và số lượng các nuclêôtit, từ đó dẫn đến sự khác nhau về thành phần, trình tự, số lượng bộ ba trên mARN, sau cùng là sự sai khác về thành phần, số lượng, trình tự axit amin trên phân tử prôtêin tương ứng. Kết quả là cho ra kiểu hình (hình thái, kích thước, màu sắc, tính chất….) vô cùng đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau. (1 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 5)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1: Các ngành thực vật ngày nay đều có chung một nguồn gốc phát sinh, đó là

A. trùng roi xanh.

B. nấm đơn bào.

C. tảo lục nguyên thủy đơn bào.

D. vi sinh vật cổ.

Câu 2: Đường sữa là tên gọi khác của

A. mantôzơ.

B. lactôzơ.

C. glucôzơ.

D. fructôzơ.

Câu 3: Khi nói về mỡ, nhận định nào dưới đây là sai?

A. Có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể

B. Không tan trong nước

C. Tạo thành từ sự kết hợp của glixêrol và axit béo

D. Được cấu tạo từ 4 thành phần: C, H, O, N

Câu 4: Prôtêin không có chức năng nào dưới đây?

A. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào

B. Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh

C. Thu nhận thông tin

D. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể

Câu 5: Dựa vào chức năng, ARN được phân chia thành mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6: Thành phần nào dưới đây không được tìm thấy ở tế bào nhân sơ?

A. Lục lạp

B. Ribôxôm

C. Thành tế bào

D. Vỏ nhầy

Câu 7: Trong tế bào nhân thực, lưới nội chất có vai trò nào dưới đây?

A. Phân hủy các chất độc hại

B. Chuyển hóa đường

C. Tổng hợp các chất (prôtêin, lipit)

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 8: Khi nói về lizôxôm, điều nào sau đây là đúng?

A. Tồn tại trong nhân tế bào

B. Chỉ có một lớp màng bọc

C. Có ở tế bào nhân sơ

D. Không chứa enzim thủy phân

Câu 9: Trong hoạt động của enzim, cơ chất chính là

A. một thành phần cấu tạo nên enzim.

B. sản phẩm được tạo thành dưới sự xúc tác của enzim.

C. chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác.

D. tổ hợp các enzim có cùng hoạt động chức năng.

Câu 10: Mỗi phân tử ATP chứa bao nhiêu liên kết cao năng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

B. Tự luận

Câu 1: Phân tích cấu trúc và cơ chế tác động của enzim. (3 điểm)

Câu 2: Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. (2 điểm)

Câu 3: Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào chứa nhiều lizôxôm nhất? Vì sao? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn C.

tảo lục nguyên thủy đơn bào.

Câu 2: Chọn B.

lactôzơ.

Câu 3: Chọn D.

Được cấu tạo từ 4 thành phần: C, H, O, N (chỉ được cấu tạo từ C, H, O)

Câu 4: Chọn A.

Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào

Câu 5: Chọn B.

3 (mARN, tARN, rARN)

Câu 6: Chọn A.

Lục lạp (tế bào nhân sơ không có lục lạp – bào quan có màng bọc)

Câu 7: Chọn D.

Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 8: Chọn B.

Chỉ có một lớp màng bọc

Câu 9: Chọn C.

chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác.

Câu 10: Chọn A.

2 (tương ứng với hai nhóm phôtphat ngoài cùng)

B. Tự luận

Câu 1: Cấu trúc và cơ chế tác động của enzim:

A. Cấu trúc:

- Enzim là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là prôtêin, ngoài ra có thể có thêm các chất khác. (0,5 điểm)

- Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (chất chịu sự tác động của enzim) gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất đây là một phần lõm vào hoặc khe nhỏ trên bề mặt không gian của enzim. (0,5 điểm)

- Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Tại đây, các cơ chất sẽ liên kết tạm thời với enzim và nhờ vậy mà phản ứng sinh hóa được diễn ra (0,5 điểm)

B. Cơ chế tác động:

- Đầu tiên, enzim sẽ liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động để tạo thành phức hợp enzim – cơ chất (0,5 điểm)

- Sau đó, enzim tương tác với cơ chất (theo nhiều cách khác nhau) để tạo ra sản phẩm (0,5 điểm)

- Liên kết enzim – cơ chất có tính đặc thù và hoạt động theo nguyên tắc ổ khóa (enzim) – chìa khóa (cơ chất). Chính vì vậy, mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng sinh hóa. (0,5 điểm)

Câu 2: Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động:

Tiêu chí phân biệt Vận chuyển chủ động Vận chuyển thụ động
Chiều vận chuyển Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (theo nguyên lý khuếch tán)
Con đường Qua prôtêin đặc hiệu Qua kênh prôtêin đặc hiệu hoặc qua lỗ màng
Kích thước chất vận chuyển Có thể vận chuyển các chất có kích thước lớn Thường vận chuyển các chất có kích thước nhỏ hơn đường kính lỗ màng
Năng lượng Tiêu tốn năng lượng Không tiêu tốn năng lượng

(4 ý, mỗi ý đúng và đầy đủ được 0,5 điểm)

Câu 3: Trong các tế bào nêu trên, tế bào bạch cầu có chứa nhiều lizôxôm nhất vì lizôxôm có vai trò phân hủy bào quan già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi, xác chết vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào… mà chức năng chính của bạch cầu là tiêu diệt vi khuẩn và các tế bào già, tế bào bệnh lý trong cơ thể. (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 6)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp độ nào có quy mô lớn nhất?

A. Hệ sinh thái

B. Quần xã

C. Quần thể

D. Cơ thể

Câu 2: Sinh vật nào dưới đây không phải là đại diện của giới Nguyên sinh?

A. Tảo lục

B. Nấm nhầy

C. Vi khuẩn lam

D. Trùng roi xanh

Câu 3: Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng trong tế bào người?

A. Mn

B. Cu

C. Fe

D. N

Câu 4: Thuật ngữ nào dưới đây bao hàm các thuật ngữ còn lại?

A. Phôtpholipit

B. Lipit

C. Stêrôit

D. Mỡ

Câu 5: Dựa vào số lượng đơn phân, hãy cho biết loại đường nào dưới đây không cùng nhóm với những loại đường còn lại?

A. Saccarôzơ

B. Fructôzơ

C. Mantôzơ

D. Lactôzơ

Câu 6: Khi nói về tế bào nhân sơ, nhận định nào dưới đây là chính xác?

A. Thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ

B. Tế bào chất có khung xương tế bào

C. Không có các bào quan có màng bọc

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 7: Ở tế bào nhân thực, màng ngoài của nhân thường được nối thành phần nào của tế bào chất?

A. Lưới nội chất

B. Bộ máy Gôngi

C. Ti thể

D. Khung xương tế bào

Câu 8: Ở lục lạp, hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu?

A. Trong chất nền và trên màng kép

B. Trong chất nền

C. Trên màng kép

D. Trên màng tilacôit

Câu 9: Cơ chất của enzim pepsin là

A. chất xơ.

B. prôtêin.

C. lipit.

D. tinh bột.

Câu 10: Enzim có đặc điểm nào dưới đây?

A. Chịu ảnh hưởng lớn từ các nhân tố môi trường như: độ pH, nhiệt độ…

B. Có hoạt tính mạnh

C. Có tính chuyên hóa cao

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Tự luận

Câu 1: Trình bày cấu tạo của tế bào nhân sơ. (3 điểm)

Câu 2: ARN gồm có những loại nào? Nêu chức năng của mỗi loại ARN. (2 điểm)

Câu 3: Vì sao ăn thịt bò khô với nộm đu đủ sẽ dễ tiêu hóa hơn ăn thịt bò khô riêng? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn A.

Hệ sinh thái (Hệ sinh thái bao gồm quần xã và sinh cảnh, quần xã gồm nhiều quần thể, quần thể gồm nhiều cá thể (cơ thể) cùng loài)

Câu 2: Chọn C.

Vi khuẩn lam (đại diện sống tự dưỡng của giới Khởi sinh)

Câu 3: Chọn D.

N (chiếm khoảng 3,3% khối lượng cơ thể người)

Câu 4: Chọn B.

Lipit

Câu 5: Chọn B.

Fructôzơ (là đường đơn (chỉ gồm 1 đơn phân), các loại đường còn lại cấu tạo gồm 2 đơn phân)

Câu 6: Chọn C.

Không có các bào quan có màng bọc

Câu 7: Chọn A.

Lưới nội chất

Câu 8: Chọn D.

Trên màng tilacôit

Câu 9: Chọn B.

prôtêin.

Câu 10: Chọn D.

Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Tự luận

Câu 1: Cấu tạo của tế bào nhân sơ:

- Tế bào nhân sơ được cấu tạo gồm 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân (0,5 điểm)

+ Màng sinh chất được cấu tạo gồm 2 lớp phôtpholipit và prôtêin. (0,5 điểm)

+ Tế bào chất gồm 2 thành phần chính là bào tương và ribôxôm. Ribôxôm là bào quan không có màng bọc, được cấu tạo từ prôtêin và rARN (0,5 điểm)

+ Vùng nhân thường chỉ chứa 1 phân tử axit nuclêic dạng vòng (0,5 điểm)

- Ngoài các thành phần chính nêu trên, phần lớn tế bào nhân sơ (tế bào vi khuẩn) đều có thành tế bào được cấu tạo bằng peptiđôglican và dựa vào thành phần hóa học của thành tế bào, người ta chia vi khuẩn thành 2 loại: gram âm và gram dương (0,5 điểm)

- Ở một số tế bào nhân sơ, ngoài thành tế bào còn có thêm vỏ nhầy hoặc lông, roi (0,5 điểm)

Câu 2: Dựa vào chức năng, ARN được phân chia làm 3 loại là mARN (ARN thông tin), tARN (ARN vận chuyển) và rARN (ARN ribôxôm) (0,5 điểm)

- mARN: có chức năng truyền thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm, làm khuôn để tổng hợp prôtêin (0,5 điểm)

- tARN: có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ như “người phiên dịch”, dịch thông tin dưới dạng trình tự nuclêôtit trên mARN thành trình tự axit amin trên prôtêin (0,5 điểm)

- rARN: có chức năng cấu thành nên ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin (0,5 điểm)

Câu 3: Ăn thịt bò khô cùng với nộm đu đủ sẽ giúp chúng ta dễ tiêu hóa hơn vì trong quả đu đủ có chứa papain – một loại enzim phân giải prôtêin và sự có mặt của enzim này sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn giàu prôtêin như thịt bò. (1 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 7)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1: Trạng thái tiềm ẩn của năng lượng được gọi là gì?

A. Thế năng

B. Nhiệt năng

C. Quang năng

D. Động năng

Câu 2: Trong tế bào, ATP không có chức năng nào dưới đây?

A. Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào

B. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa

C. Sinh công cơ học

D. Vận chuyển các chất qua màng

Câu 3: Thành phần cơ bản của enzim là gì?

A. Axit nuclêic

B. Lipit

C. Prôtêin

D. Gluxit

Câu 4: Enzim amilaza trong nước bọt chỉ biến đổi tinh bột chín thành đường mantôzơ mà không tác dụng lên bất cứ chất nào khác. Ví dụ trên cho thấy đặc tính nào của enzim?

A. Hoạt tính mạnh

B. Tính phổ biến

C. Tính thoái hóa

D. Tính chuyên hóa cao

Câu 5: Cấp độ tổ chức nào dưới đây không phải là một trong những cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống?

A. Quần xã

B. Cơ thể

C. Bào quan

D. Tế bào

Câu 6: Em hãy cho biết tên của loại đường được vận chuyển trong cây.

A. Saccarôzơ

B. Mantôzơ

C. Glucôzơ

D. Frucrôzơ

Câu 7: Đâu là tên gọi của một loại đường đa?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Kitin

C. Stêrôit

D. Mantôzơ

Câu 8: Màng sinh chất của tế bào nhân thực được cấu tạo từ 2 thành phần chính là

A. prôtêin và phôtpholipit.

B. prôtêin và colestêron.

C. colestêron và phôtpholipit.

D. glicôprôtêin và lipit.

Câu 9: Trong tế bào nhân thực, bào quan nào có vai trò phân hủy các bào quan già, tế bào già?

A. Bộ máy Gôngi

B. Lưới nội chất

C. Ribôxôm

D. Lizôxôm

Câu 10: Ở tế bào nhân thực, bào quan nào dưới đây chứa ADN?

A. Nhân

B. Lục lạp

C. Ti thể

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Tự luận

Câu 1: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. (5 điểm)

Câu 2: Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn A.

Thế năng

Câu 2: Chọn B.

Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa (vai trò của enzim)

Câu 3: Chọn C.

Prôtêin

Câu 4: Chọn D.

Tính chuyên hóa cao

Câu 5: Chọn C.

Bào quan (các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái)

Câu 6: Chọn A.

Saccarôzơ

Câu 7: Chọn B.

Kitin (đường đa có vai trò làm nên bộ xương ngoài của côn trùng, thành tế bào nấm)

Câu 8: Chọn A.

prôtêin và phôtpholipit.

Câu 9: Chọn D.

Lizôxôm (chứa nhiều enzim thủy phân)

Câu 10: Chọn D.

Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Tự luận

Câu 1: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:

A. Giống nhau:

- Đều là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống (0,5 điểm)

- Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và nhân/vùng nhân với các chức năng/vai trò tương tự nhau (1 điểm)

- Đều chứa ribôxôm (bào quan không có màng bọc) (0,5 điểm)

B. Khác nhau:

Tiêu chí so sánh Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Kích thước và cấu trúc Kích thước nhỏ với cấu trúc đơn giản Kích thước lớn với cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều thành phần
Hệ thống nội màng Không có hệ thống nội màng Có hệ thống nội màng
Bào quan Không có bào quan có màng bọc Có bào quan có màng bọc
Khung tế bào Không có khung tế bào Có khung tế bào
Nhân Không có màng nhân Có màng nhân
Thành phần hỗ trợ di chuyển Có các thành phần hỗ trợ di chuyển như lông, roi (vì hầu hết có cấu tạo đơn bào, mỗi tế bào là một cơ thể) Không có thành phần hỗ trợ di chuyển (do thường có cấu tạo đa bào)

(Có 6 ý, đầy đủ mỗi ý được 0,5 điểm)

Câu 2: Con người không có khả năng tự tổng hợp được các chất hữu cơ, bao gồm cả axit amin nên phải nhận từ môi trường bên ngoài thông qua thức ăn (thức ăn chứa prôtêin, sau tiêu hóa sẽ thu được axit amin). Tuy nhiên, mỗi loại thức ăn lại chỉ chứa một số loại axit amin nhất định nên nếu chỉ ăn một loại thức ăn trong thời gian dài, chúng ta sẽ bị thiếu hụt một số loại axit amin, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, để cung cấp đủ axit amin cho cơ thể cả về lượng và chất, chúng ta cần ăn prôtêin từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau (1 điểm)

Xem thêm các đề thi Sinh học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: