Đề thi Học kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều có đáp án (3 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi Công nghệ 11 Học kì 2 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc bám sát chương trình sách mới từ đề thi Công nghệ 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Công nghệ 11.
Đề thi Học kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều có đáp án (3 đề)
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 11 Công nghệ chăn nuôi Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có mấy vai trò về kinh tế?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Vai trò về kinh tế của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là
A. Giúp con vật nhanh chóng phục hồi.
B. Giảm tỉ lệ chết.
C. Giảm nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3. Vai trò đối với sức khỏe của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là
A. Cung cấp nguồn thực phẩm an toàn.
B. Cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng.
C. Góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
D. Cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Câu 4. Vai trò đối bảo vệ môi trường của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là
A. Giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
B. Giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh.
C. Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 5. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến nguy cơ phát sinh bệnh?
A. Con giống.
B. Kĩ thuật nuôi dưỡng.
C. Kĩ thuật chăm sóc.
D. Con giống, kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc.
Câu 6. Bệnh giun đũa lợn?
A. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra.
B. Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra.
C. Bệnh kí sinh trùng.
D. Bệnh xảy ra do thời tiết thay đổi.
Câu 7. Con vật còn sống sau khi mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển thường:
A. Còi cọc.
B. Chậm lớn.
C. Còi cọc, chậm lớn.
D. Không có ảnh hưởng gì.
Câu 8. Biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển là gì?
A. Sốt cao.
B. Ăn nhiều.
C. Uống ít nước.
D. Sốt cao, uống ít nước.
Câu 9. Mầm bệnh dịch tả lợn cổ điển xâm nhập vào vật nuôi theo con đường chính nào?
A. Hô hấp.
B. Da.
C. Niêm mạc mắt.
D. Hô hấp, da.
Câu 10. Mầm bệnh dịch tả lợn cổ điển xâm nhập vào vật nuôi theo con đường nào, trừ đường tiêu hóa và hô hấp?
A. Qua da.
B. Niêm mạc mắt.
C. Đường sinh dục.
D. Da, niêm mạc mắt, đường sinh dục.
Câu 11. Bệnh phân trắng lợn con xảy ra do nguyên nhân nào sau đây?
A. Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng.
B. Đặc điểm sinh lí lợn con.
C. Vi khuẩn.
D. Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng; đặc điểm sinh lí lợn con; vi khuẩn.
Câu 12. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh phân trắng lợn con sẽ khiến lợn chết sau khi mắc bệnh mấy ngày?
A. 5 ngày.
B. 3 ngày.
C. 5 – 7 ngày.
D. 7 ngày.
Câu 13. Bệnh cúm gia cầm có thời gian ủ bệnh khoảng:
A. Vài giờ.
B. Vài ngày.
C. Vài giờ đến vài ngày.
D. Vài tuần.
Câu 14. Biểu hiện của bệnh cúm gia cầm là gì?
A. Sốt cao.
B. Ủ rũ.
C. Khó thở.
D. Sốt cao, ủ rũ, khó thở.
Câu 15. Khi nghi ngờ vật nuôi bị mắc cúm gia cầm cần thực hiện mấy công việc cần thiết?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16. Bệnh cầu trùng gà thuộc thể nào là phụ thuộc vào:
A. Tuổi.
B. Loài.
C. Số lượng cầu trùng.
D. Tuổi, loài, số lượng cầu trùng.
Câu 17. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò:
A. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra.
B. Là bệnh kí sinh trùng.
C. Là bệnh xuất hiện khi con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men, thức ăn bị nhiễm độc phosphorus hữu cơ.
D. Là bệnh xuất hiện do vắt sữa không đúng kĩ thuật, điều kiện vệ sinh chuồng trại và thân thể vật nuôi không đảm bảo.
Câu 18. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng trâu bò là
A. Đi lại khó khăn.
B. Chảy nước mũi.
C. Niêm mạc mắt đỏ sẫm.
D. Đi lại khó khăn, chảy nước mũi, niêm mạc mắt đỏ sẫm.
Câu 19. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò xảy ra vào thời gian nào trong năm?
A. Mùa hè.
B. Mùa đông.
C. Mùa mưa .
D. Mùa khô.
Câu 20. Kể từ khi nhiễm bệnh tiên mao trùng, sau bao lâu thì trâu bò bắt đầu phát bệnh?
A. 1 ngày.
B. 1 tuần.
C. 1 tháng.
D. 1 tiếng.
Câu 21. Ứng dụng công nghệ chuẩn đoán di truyền trong chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi có mấy ưu điểm?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 22. Ứng dụng công nghệ chuẩn đoán di truyền trong chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi có ưu điểm gì?
A. Độ chính xác cao.
B. Không đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao.
C. Thiết bị đơn giản.
D. Quy trình kĩ thuật đơn giản.
Câu 23. Ứng dụng công nghệ chuẩn đoán di truyền trong chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi có nhược điểm gì?
A. Cho kết quả chậm.
B. Độ nhạy kém.
C. Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao.
D. Độ chính xác thấp.
Câu 24. Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine giúp:
A. Sản xuất vaccine phát triển nhanh.
B. Quy trình sản xuất được công nghiệp hóa cao.
C. Đáp ứng miễn dịch tốt hơn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 25. Có mấy cách phân loại chuồng nuôi?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 26. Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt:
A. Thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động, phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp, quy mô lớn.
B. Thiết kế thông thoáng tự nhiên, có bạt hoặc rèm che linh hoạt, phù hợp với quy mô nuôi bán công nghiệp, chăn thả tự do.
C. Thiết kế các dãy chuồng nuôi hở hai bên với hệ thống bạt che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 27. Ưu điểm của kiểu chuồng nuôi hở là
A. Dễ kiểm soát tiểu khí hậu.
B. Dễ kiểm soát dịch bệnh.
C. Dễ kiểm soát tiểu khí hậu và dịch bệnh.
D. Chi phí đầu tư thấp.
Câu 28. Chuồng nuôi có yêu cầu gì về vị trí?
A. Vị trí cao ráo.
B. Thoáng mát.
C. Thoát nước tốt.
D. Cao ráo, thoáng mát và thoát nước tốt.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà.
Câu 2 (1 điểm). Vì sao để phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò lại cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi?
…………………HẾT…………………
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
Câu 13 |
Câu 14 |
B |
D |
D |
D |
D |
C |
C |
A |
A |
D |
D |
C |
C |
D |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
Câu 25 |
Câu 26 |
Câu 27 |
Câu 28 |
C |
D |
A |
D |
C |
B |
C |
A |
C |
D |
B |
C |
D |
D |
II. Phần tự luận
Câu 1.
Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà:
Bệnh cầu trùng gà do một loại động vật nguyên sinh có tên là trùng bào tử hình cầu (họ Eimeria), trong đó có 6 loài thường gặp nhất, gây ra biểu hiện bệnh ở các phần khác nhau trong đường tiêu hoá. Các loài cấu trùng này là các kí sinh trùng đơn bào trong tế bào niêm mạc ruột, phá huỷ cấu trúc ruột, gây chảy máu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập, phát triển và gây bệnh thứ phát.
Câu 2.
Giải thích:
Bệnh chướng hơi dạ cỏ à một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra, thường gặp ở trâu, bò. Vi khuẩn này thường sống trong đường ruột của động vật và tồn tại trong các loại thức ăn dễ lên men, nhất là đường và tinh bột, cùng với môi trường ẩm ướt. Khi con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn này, đường ruột của chúng sẽ trở nên kiềm và tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium perfringens phát triển. Việc ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi pH và môi trường trong đường ruột của động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Khi động vật nhiễm bệnh, chúng có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và mất cân nặng. Vì vậy, cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Công nghệ 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: