Top 100 Đề thi Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tuyển chọn 100 Đề thi Công nghệ 11 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm học 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ 11.

Đề thi Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 11 CNCK Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 11 CNCN Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CNCN Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CNCK Xem thử Đề thi GK2 Công nghệ 11 CNCK Xem thử Đề thi GK2 Công nghệ 11 CNCN Xem thử Đề thi CK2 Công nghệ 11 CNCK Xem thử Đề thi CK2 Công nghệ 11 CNCN

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Công nghệ 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Công nghệ 11 Giữa kì 1 Cánh diều

Đề thi Công nghệ 11 Học kì 1 Cánh diều

Đề thi Công nghệ 11 Giữa kì 2 Cánh diều

Đề thi Công nghệ 11 Học kì 2 Cánh diều

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ lớp 11 - Công nghệ chăn nuôi

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Vai trò của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

A. Sản xuất vaccine.

B. Sản xuất thuốc chữa bệnh

C. Cung cấp tế bào cho nghiên cứu khoa học

D. Sản xuất vaccine, thuốc chữa bệnh, cung cấp tế bào cho nghiên cứu khoa học.

Câu 2. Có mấy thành tựu nổi bật của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3. Thành tựu nổi bật của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là:

A. Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi.

B. Công tác giống

C. Bảo vệ môi trường

D. Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi, công tác giống, bảo vệ môi trường

Câu 4. Người lao động trong ngành chăn nuôi cần đảm bảo mấy yêu cầu?

A. 3

B. 5

C. 7

D. 9

Câu 5. Yêu cầu đối với người lao động trong chăn nuôi là:

A. Có kiến thức

B. Yêu thích động vật

C. Có sức khỏe

D. Có kiến thức và kĩ năng, có sức khỏe, yêu động vật

Câu 6. Xu hướng thứ hai trong phát triển chăn nuôi là:

A. Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, quốc gia.

B. Hiện đại hóa chăn nuôi

C. Tăng cường nghiên cứu khoa học.

D. Đẩy mạnh xã hội hóa tất cả các hoạt động trong chăn nuôi

Câu 7. Xu hướng thứ ba trong phát triển chăn nuôi là:

A. Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, quốc gia.

B. Hiện đại hóa chăn nuôi

C. Tăng cường nghiên cứu khoa học.

D. Đẩy mạnh xã hội hóa tất cả các hoạt động trong chăn nuôi

Câu 8. Chăn nuôi thông minh là gì?

A. Là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt.

B. Là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng.

C. Là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong các khâu của quá trình chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả chăn nuôi.

D. Là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, môi trường nhưng không có khả năng tái tạo năng lượng.

Câu 9. Đặc điểm của chăn nuôi thông minh là:

A. Phát triển kinh tế

B. Nâng cao đời sống cho người dân

C. Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa

D. Đối xử nhân đạo với vật nuôi

Câu 10. Đặc điểm của chăn nuôi bền vững là:

A. Chuồng nuôi thông minh

B. Nâng cao đời sống cho người dân

C. Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa

D. Đảm bảo an toàn sinh học

Câu 11. Đặc điểm đầu tiên của chăn nuôi bền vững là gì?

A. Phát triển kinh tế

B. Nâng cao đời sống cho người dân

C. Chuồng nuôi thông minh

D. Ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số trong quản lí vật nuôi

Câu 12. Chăn nuôi thông minh có mấy đặc điểm cơ bản?

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Câu 13. Chăn nuôi bền vững có mấy đặc điểm cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Vật nuôi đó là:

A. Gia súc

B. Gia cầm

C. Các loại động vật khác gia súc, gia cầm

D. Gia súc, gia cầm và các động vật khác

Câu 15. Điều kiện đầu tiên để động vật được gọi là vật nuôi đó là:

A. Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi dưỡng với mục đích rõ ràng.

B. Trong phạm vi kiểm soát của con người.

C. Tập tính có sự thay đổi so với khi còn là con vật hoang dã.

D. Hình thái có sự thay đổi so với khi còn là con vật hoang dã.

Câu 16. Có mấy cứ để phân loại vật nuôi là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 17. Căn cứ mục đích sử dụng chia vật nuôi thành mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 18. Vật nuôi phân loại theo nguồn gốc là:

A. Vật nuôi bản địa

B. Vật nuôi chuyên dụng

C. Vật nuôi kiêm dụng

D. Vật nuôi chuyên dụng, vật nuôi kiêm dụng

Câu 19. Vật nuôi phân loại theo mục đích sử dụng là:

A. Vật nuôi địa phương

B. Vật nuôi kiêm dụng

C. Vật nuôi ngoại nhập

D. Vật nuôi địa phương, vật nuôi kiêm dụng

Câu 20. Đâu là vật nuôi địa phương?

A. Lợn Ỉ

B. Bò BBB

C. Lợn Yorkshire

D. Gà ISA Beown

Câu 21. Đâu là vật nuôi kiêm dụng?

A. Bò BBB

B. Gà Leghorn

C. Gà Lương Phượng

D. Gà ISA

Câu 22. Đặc điểm của chăn thả tự do là gì?

A. Mức đầu tư cao

B. Tận dụng thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp

C. Năng suất chăn nuôi cao

D. Kiểm soát tốt dịch bệnh

Câu 23. Đặc điểm của chăn nuôi công nghiệp là gì?

A. Mức đầu tư cao

B. Số lượng vật nuôi ít

C. Năng suất chăn nuôi thấp

D. Khó kiểm soát dịch bệnh

Câu 24. Đặc điểm của chăn nuôi bán công nghiệp là gì?

A. Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cải thiện

B. Không thân thiện với vật nuôi

C. Sử dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên

D. Nuôi hoàn toàn trong chuồng

Câu 25. Chăn nuôi bán công nghiệp là gì?

A. Là phương thức chăn nuôi truyền thống mà vật nuôi được đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.

B. Là phương thức chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.

C. Là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn thả tự do

D. Là phương thức chăn nuôi truyền thống theo một quy trình khép kín.

Câu 26. Đặc điểm của giống lợn Móng Cái là gì?

A. Đầu màu trắng

B. Bụng hơi xệ

C. Miệng rộng

D. Tai rộng

Câu 27. Đặc điểm giống vịt cỏ?

A. Lông chỉ có 1 màu

B. Tầm vóc lớn

C. Dễ nuôi

D. Năng suất trứng thấp

Câu 28. Bước 3 của quá trình chọn lọc cá thể là?

A. Chọn lọc tổ tiên

B. Chọn lọc bản thân

C. Kiểm tra đời con

D. Chọn lọc tổ tiên và chọn lọc bản thân

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Vì sao chăn nuôi bền vững vừa phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường?

Câu 2. (1 điểm)

Ngoài yếu tố giống, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi còn bị tác động bởi yếu tố nào khác? Hãy kể tên các yếu tố mà em biết?

…………………HẾT…………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ lớp 11 - Công nghệ Cơ khí

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Cơ khí chế tạo là ngành phục vụ cho:

A. Sản xuất

B. Đời sống

C. Sản xuất và đời sống

D. Xuất khẩu

Câu 2. Sản phẩm của cơ khí chế tạo là:

A. Giàn khoan dầu khí

B. Máy bay

C. Máy rửa bát

D. Giàn khoan dầu khí, máy rửa bát, máy bay

Câu 3. Vai trò của cơ khí chế tạo đối với sản xuất?

A. Giúp việc di chuyển của con người ngày càng thuận tiện

B. Giúp sinh hoạt của con người ngày càng được nâng cao

C. Tiết kiệm tài nguyên

D. Giúp việc di chuyển của con người ngày càng thuận tiện, sinh hoạt của con người ngày càng được nâng cao.

Câu 4. Vai trò của cơ khí chế tạo đối với đời sống?

A. Giúp giảm sức lao động

B. Giúp sinh hoạt của con người ngày càng được nâng cao

C. Tiết kiệm tài nguyên

D. Giúp tăng năng suất

Câu 5. Bước 2 của quy trình chế tạo cơ khí là gì?

A. Chuẩn bị chế tạo

B. Gia công các chi tiết

C. Lắp ráp các chi tiết

D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm

Câu 6. Bước 4 của quy trình chế tạo cơ khí là gì?

A. Chuẩn bị chế tạo

B. Gia công các chi tiết

C. Lắp ráp các chi tiết

D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm

Câu 7. Bước 1 của quy trình gia công chi tiết bạc lót là:

A. Phôi

B. Gia công mở rộng lỗ

C. Gia công mặt trụ ngoài

D. Gia công cắt đứt

Câu 8. Trình tự gia công chi tiết bạc lót là:

A. Phôi, gia công mở rộng lỗ, gia công mặt trụ ngoài, gia công cắt đứt.

B. Gia công mở rộng lỗ, phôi, gia công mặt trụ ngoài, gia công cắt đứt.

C. Phôi, gia công mở rộng lỗ, gia công cắt đứt, gia công mặt trụ ngoài

D. Phôi, gia công mặt trụ ngoài, gia công mở rộng lỗ, gia công cắt đứt.

Câu 9. Bước 2 của quy trình gia công chi tiết bạc lót là:

A. Phôi

B. Gia công mở rộng lỗ

C. Gia công mặt trụ ngoài

D. Gia công cắt đứt

Câu 10. Bước 4 của quy trình gia công chi tiết bạc lót là:

A. Phôi

B. Gia công mở rộng lỗ

C. Gia công mặt trụ ngoài

D. Gia công cắt đứt

Câu 11. Trình tự lắp ráp sản phẩm puli treo là:

A. Đưa bánh puli vào vị trí lắp, lắp bạc lót vào bánh puli, lắp giá treo vào giá đỡ trục, lắp giá đỡ trục vào bạc lót.

B. Lắp bạc lót vào bánh puli, lắp giá treo vào giá đỡ trục, lắp giá đỡ trục vào bạc lót, đưa bánh puli vào vị trí lắp

C. Đưa bánh puli vào vị trí lắp, lắp giá treo vào giá đỡ trục, lắp giá đỡ trục vào bạc lót, lắp bạc lót vào bánh puli

D. Lắp giá treo vào giá đỡ trục, lắp giá đỡ trục vào bạc lót, đưa bánh puli vào vị trí lắp, lắp bạc lót vào bánh puli.

Câu 12. Bước 2 của quy trình lắp ráp sản phẩm puli treo là:

A. Đưa bánh puli vào vị trí lắp

B. Lắp bạc lót vào bánh puli

C. Lắp giá treo vào giá đỡ trục

D. Lắp giá đỡ trục vào bạc lót.

Câu 13. Bước 3 của quy trình lắp ráp sản phẩm puli treo là:

A. Đưa bánh puli vào vị trí lắp

B. Lắp bạc lót vào bánh puli

C. Lắp giá treo vào giá đỡ trục

D. Lắp giá đỡ trục vào bạc lót.

Câu 14. Bước 4 của quy trình lắp ráp sản phẩm puli treo là:

A. Đưa bánh puli vào vị trí lắp

B. Lắp bạc lót vào bánh puli

C. Lắp giá treo vào giá đỡ trục

D. Lắp giá đỡ trục vào bạc lót.

Câu 15. Vật liệu phi kim loại là:

A. Kim loại và hợp kim của chúng

B. Cao su

C. Chất dẻo

D. Cao su và chất dẻo

Câu 16. Độ bền:

A. Thể hiện khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực

B. Là khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

C. Là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực

D. Thể hiện khả năng chống lại biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực

Câu 17. Đặc tính của gang là:

A. Mềm

B. Cứng

C. Dẻo

D. Khó đúc

Câu 18. Thước cặp được làm từ:

A. Gang

B. Thép

C. Hợp kim nhôm

D. Hợp kim đồng

Câu 19. Sản phẩm được làm từ vật liệu kim loại là:

A. Bộ mỏ lết

B. Đá mài

C. Mũ bảo hộ

D. Lốp xe

Câu 20. Sản phẩm được làm từ vật liệu phi kim loại là:

A. Bộ mỏ lết

B. Vòi nước

C. Lòng nồi cơm điện

D. Lốp xe

Câu 21. Có mấy cách nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu phổ biến?

A. 1.

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 22. Tính chất của hợp kim nhôm là:

A. Màu trắng bạc

B. Khối lượng riêng lớn

C. Tính dẫn điện thấp

D. Tính dẫn nhiệt thấp

Câu 23. Gốm ô xit có:

A. Độ bền nhiệt thấp

B. Độ bền cơ học thấp

C. Thường dùng chế tạo đá mài

D. Độ bền nhiệt và độ bền cơ học thấp

Câu 24. Gia công không phoi là:

A. Đúc

B. Tiện

C. Phay

D. Khoan

Câu 25. Gia công có phoi là:

A. Bào

B. Rèn

C. Hàn

D. Cán

Câu 26. Gia công cắt gọt còn được gọi là:

A. Gia công có phoi

B. Gia công không phoi

C. Gia công có phoi hoặc gia công không phoi

D. Đáp án khác

Câu 27. Khái niệm về phương pháp hàn?

A. Là phương pháp gia công bàng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.

B. Là phương pháp gia công kim loại bàng cách sử dụng ngoại lực tác dụng lên phôi đã được nung nóng để làm biến dạng phôi về hình dạng và kết cấu mong muốn.

C. Là phương pháp gia công ghép nối các phần tử lại với nhau thành một khối thống nhất, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt để nung nóng vùng cần nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi vật liệu tại vị trí hàn kết tinh tạo thành mối hàn sẽ gắn các phần tử với nhau

D. Đáp án khác

Câu 28. Bước 3 của quy trình đúc trong khuôn kim loại là?

A. Chuẩn bị khuôn

B. Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn

C. Tách khuôn

D. Sản phẩm đúc

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

Phân tích vai trò của một số sản phẩm cơ khí chế tạo trong gia đình em?

Câu 2 (2 điểm)

Hãy lập quy trình chế tạo chi tiết giá treo của sản phẩm puli treo?

…………………HẾT………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Vai trò của chăn nuôi là:

A. Cung cấp phân bón

B. Cung cấp sức kéo

C. Tạo việc làm

D. Cung cấp phân bón, sức kéo, tạo việc làm

Câu 2. Công nghệ cao ứng dụng trong bảo vệ môi trường là:

A. Ứng dụng kĩ thuật PCR

B. Ứng dụng công nghệ gene

C. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến thức ăn

D. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển giống

Câu 3. Đặc điểm thứ hai của chăn nuôi bền vững là gì?

A. Phát triển kinh tế

B. Nâng cao đời sống cho con người

C. Bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên

D. Đối xử nhân đạo với vật nuôi

Câu 4. Chuồng nuôi thông minh có mấy đặc điểm chính?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 5. Vật nuôi phân loại theo nguồn gốc là:

A. Vật nuôi địa phương

B. Vật nuôi chuyên dụng

C. Vật nuôi kiêm dụng

D. Vật nuôi kiêm dụng, vật nuôi chuyên dụng

Câu 6. Đâu không phải là vật nuôi địa phương?

A. Gà Đông Tảo

B. Vịt Bầu

C. Bò BBB

D. Lợn Ỉ

Câu 7. Đặc điểm của chăn thả tự do là gì?

A. Mức đầu tư cao

B. Sử dụng thức ăn tự nhiên

C. Nguồn lao động có trình độ cao

D. Ô nhiễm môi trường

Câu 8. Vật nuôi đi lại tự do, tự kiếm thức ăn là phương thức chăn nuôi nào?

A. Chăn thả tự do

B. Chăn nuôi công nghiệp

C. Chăn nuôi bán công nghiệp

D. Chăn thả tự do và chăn nuôi công nghiệp

Câu 9. Giống vật nuôi là những vật nuôi :

A. Cùng loài

B. Khác loài

C. Khác nguồn gốc

D. Khác ngoại hình

Câu 10. Vật nuôi muốn được công nhận là giống cần mấy điều điện?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 11. Có phương pháp chọn giống vật nuôi nào?

A. Chọn lọc hàng loạt

B. Chọn lọc cá thể

C. Chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể

D. Chọn lọc tổng hợp

Câu 12. Bước 3 của quá trình chọn lọc cá thể là:

A. Chọn lọc tổ tiên

B. Chọn lọc bản thân

C. Kiểm tra đời con

D. Kiểm tra đời mẹ

Câu 13. Có mấy kiểu lai kinh tế?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Lai cải tạo là gì?

A. Là lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.

B. Là lai khi một giống vật nuôi cơ bản đã đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần được cải tiến

C. Là lai khi một giống chỉ có một số đặc điểm tốt, vẫn còn nhiều đặc điểm chưa tốt cần phải cải tạo.

D. Là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.

Câu 15. Nhu cầu sản xuất là gì?

A. Là chất lượng dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong 1 ngày đêm.

B. Là nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo cho mọi hoạt động của vật nuôi ở mức tối thiểu, con vật không cho sản phẩm, không nuôi thai, không tiết sữa, khối lượng cơ thể ổn định, quá trình trao đổi chất ở trạng thái cân bằng.

C. Là nhu cầu dinh dưỡng cần cho vật nuôi tăng khối lượng cơ thể, nuôi thai, tạo sản phẩm trứng, thịt, sữa.

D. Là chất lượng dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong 1 tháng.

Câu 16. Tác dụng của việc cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi:

A. Vật nuôi sinh trưởng tốt

B. Cho năng suất cao

C. Chất lượng sản phẩm tốt

D. Vật nuôi sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt

Câu 17. Thành phần nào đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất của vật nuôi?

A. Chất khoáng

B. Vitamin

C. Protein

D. Amin axit

Câu 18. Bước 4 của quy trình xây dựng khẩu phần ăn là gì?

A. Xác định đối tượng

B. Xác định nhu cầu dinh dưỡng

C. Xác định hàm lượng dinh dưỡng

D. Chọn nguyên liệu để sử dụng

Câu 19. Thức ăn giàu năng lượng có hàm lượng xơ thô:

A. < 18%

B. > 18%

C. < 20%

D. > 20%

Câu 20. Thức ăn giàu protein được chia thành mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 21. Đặc điểm của thức ăn ủ chua:

A. Ít bị mất chất dinh dưỡng

B. Không ngon

C. Vật nuôi không thích ăn

D. Bảo quản trong thời gian ngắn

Câu 22. Thức ăn protein có nguồn gốc động vật là:

A. Bột cá

B. Đậu tương

C. Vi tảo

D. Bột cá, đậu tương, vi tảo.

Câu 23. Thức ăn hỗn hợp gồm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24. Hạt ngũ cốc thuộc nhóm thức ăn nào sau đây?

A. Thức ăn xanh

B. Thức ăn ủ chua

C. Thức ăn giàu protein

D. Thức ăn giàu năng lượng

Câu 25. Có phương pháp sản xuất thức ăn nào?

A. Sản xuất thức ăn ủ chua

B. Sản xuất thức ăn ủ men

C. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp

D. Ủ chua, ủ men, sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp

Câu 26. Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 27. Bước 3 của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là:

A. Nhập nguyên liệu và làm sạch

B. Cân, nghiền và phối trộn

C. Hấp chín và ép viên

D. Sàng phân loại và đóng bao

Câu 28. Phương pháp bảo quản thô là:

A. Phơi khô

B. Ủ chua

C. Kiềm hóa

D. Phơi khô, ủ chua, kiềm hóa

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Các cơ sở chăn nuôi ở địa phương em cung cấp hoặc bổ sung vitamin cho vật nuôi từ loại thức ăn nào?

Câu 2. (1 điểm) Vì sao thức ăn giàu protein, vitamin, premix,... lại cần được bảo quản trong kho lạnh?

…………………HẾT…………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Sản phẩm của cơ khí chế tạo là

A. Các công trình.

B. Các máy móc.

C. Các loại phương tiện.

D. Các công trình, máy móc, phương tiện.

Câu 2. Gia công cắt gọt kim loại là gì?

A. Là công việc liên quan đến thiết kế sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc đời sống con người.

B. Là quá trình bóc tách các lớp kim loại trên bề mặt phôi để tạo ra các chi tiết máy có hình dạng, kích thước và độ chính xác gia công theo yêu cầu của bản vẽ kĩ thuật.

C. Là công việc liên quan đến thi công lắp ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh, ... các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất.

D. Là quá trình bóc tách các lớp kim loại dưới bề mặt phôi.

Câu 3. Công việc thiết kế cơ khí được thực hiện bởi:

A. Kĩ sư cơ khí.

B. Thợ gia công cơ khí.

C. Thợ lắp ráp.

D. Kĩ sư cơ khí, thợ gia công cơ khí, thợ lắp ráp.

Câu 4. Bước 2 của quy trình chế tạo cơ khí là gì?

A. Chuẩn bị chế tạo.

B. Gia công các chi tiết.

C. Lắp ráp các chi tiết.

D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm.

Câu 5. Quy trình gia công chi tiết giá đỡ trục gồm mấy bước?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6. Nghiên cứu bản vẽ thuộc bước nào của quy trình chế tạo cơ khí?

A. Chuẩn bị chế tạo.

B. Gia công các chi tiết.

C. Lắp ráp các chi tiết.

D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm.

Câu 7. Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo, tính chất thì vật liệu cơ khí được chia thành:

A. Vật liệu kim loại.

B. vật liệu phi kim.

C. Vật liệu cơ khí.

D. Vật liệu kim loại, vật liệu phi kim, vật liệu mới.

Câu 8. Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí là

A. Độ bền.

B. Tính dẫn điện.

C. Tính chống ăn mòn.

D. Tính hàn.

Câu 9. Độ cứng là gì?

A. Là khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

B. Là khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

C. Là khẳng năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

D. Là khẳng năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của nội lực.

Câu 10. Có mấy loại gang?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 11. Tính chất của gang trắng là

A. Rất cứng.

B. Giòn.

C. Khó cắt gọt.

D. Cứng, giòn và khó cắt gọt.

Câu 12. Bánh răng của động cơ được làm từ:

A. Hợp kim đồng.

B. Hợp kim nhôm.

C. Sắt.

D. Thép.

Câu 13. Theo sự hình thành phoi, gia công cơ khí được chia thành mấy loại?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14. Đâu là phương pháp gia công không phoi?

A. Mài.

B. Xọc.

C. Cán.

D. Mài, xọc, cán.

Câu 15. Phương pháp đúc trong khuôn cát, khuôn được sử dụng như thế nào?

A. Chỉ sử dụng 1 lần.

B. Sử dụng 2 lần.

C. Sử dụng 3 lần.

D. Sử dụng được nhiều lần.

Câu 16. Đúc trong khuôn kim loại được thực hiện theo mấy bước?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 17. Hình ảnh sau đây thể hiện bề mặt gia công nào?

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều có đáp án (10 đề + ma trận) | Công nghệ Cơ khí

A. Tiện mặt đầu.

B. Tiện mặt trụ trong.

C. Tiện mặt trụ ngoài.

D. Tiện ren ngoài.

Câu 18. Ưu điểm của phương pháp khoan là gì?

A. Năng suất cao.

B. Gia công được lỗ trên phôi đặc.

C. Năng suất cao và gia công được lỗ trên phôi đặc.

D. Đáp án khác.

Câu 19. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan, phôi chuyển động như thế nào?

A. Chuyển động tịnh tiến.

B. Chuyển động quay tròn.

C. Đứng yên.

D. Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay tròn.

Câu 20. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan thực hiện nhờ:

A. Chuyển động quay tròn.

B. Chuyển động tịnh tiến.

C. Chuyển động quy tròn và chuyển động tịnh tiến.

D. Chuyển động lắc.

Câu 21. Xác định chức năng làm việc của chi tiết thuộc bước bào của quy trình công nghệ gia công chi tiết?

A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết.

B. Lựa chọn phôi.

C. Xác định thứ tự các nguyên công.

D. Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công.

Câu 22. Đối với quy trình công nghệ gia công chi tiết, yêu cầu về chất lượng bề mặt của chi tiết là

A. Cao.

B. Không cao.

C. Trung bình.

D. Không xác định.

Câu 23. Bước 3 của quá trình sản xuất cơ khí là

A. Sản xuất phôi.

B. Chế tạo cơ khí.

C. Đóng gói.

D. Đóng gói và bảo quản.

Câu 24. Bước quan trọng nhất của quá trình sản xuất cơ khí là gì?

A. Sản xuất phôi.

B. Chế tạo cơ khí.

C. Đóng gói.

D. Đóng gói và bảo quản.

Câu 25. Đâu là phương phái gia công thường dùng của quá trình chế tạo cơ khí?

A. Tiện.

B. Phay.

C. Khoan.

D. Tiện, phay, khoan.

Câu 26. Kí hiệu sau trên bao bì có nghĩa là gì?

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều có đáp án (10 đề + ma trận) | Công nghệ Cơ khí

A. Giữ khô ráo.

B. Dễ vỡ.

C. Xử lí cẩn thận.

D. Tránh nắng và nhiệt độ.

Câu 27. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được gọi là

A. Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0

B. Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0

C. Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0

D. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Câu 28 . Trí tuệ nhân tạo và điều khiển giúp:

A. Giảm chi phí sản xuất.

B. Tạo ra vật liệu có nhiều ưu điểm nổi bật.

C. Giúp con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về thời gian và không gian.

D. Thúc đẩy tự động hóa và sản xuất thông minh.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm) Hãy kể tên một số sản phẩm xung quanh em được chế tạo bằng phương pháp gia công cơ khí?

Câu 2 (1 điểm) Nguyên nhân gây ra tai nạn trong sản xuất cơ khí là gì?

…………………HẾT…………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có mấy vai trò về kinh tế?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2. Vai trò về kinh tế của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là

A. Giúp con vật nhanh chóng phục hồi.

B. Giảm tỉ lệ chết.

C. Giảm nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3. Vai trò đối với sức khỏe của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là

A. Cung cấp nguồn thực phẩm an toàn.

B. Cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng.

C. Góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

D. Cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Câu 4. Vai trò đối bảo vệ môi trường của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là

A. Giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

B. Giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh.

C. Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến nguy cơ phát sinh bệnh?

A. Con giống.

B. Kĩ thuật nuôi dưỡng.

C. Kĩ thuật chăm sóc.

D. Con giống, kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc.

Câu 6. Bệnh giun đũa lợn?

A. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra.

B. Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra.

C. Bệnh kí sinh trùng.

D. Bệnh xảy ra do thời tiết thay đổi.

Câu 7. Con vật còn sống sau khi mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển thường:

A. Còi cọc.

B. Chậm lớn.

C. Còi cọc, chậm lớn.

D. Không có ảnh hưởng gì.

Câu 8. Biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển là gì?

A. Sốt cao.

B. Ăn nhiều.

C. Uống ít nước.

D. Sốt cao, uống ít nước.

Câu 9. Mầm bệnh dịch tả lợn cổ điển xâm nhập vào vật nuôi theo con đường chính nào?

A. Hô hấp.

B. Da.

C. Niêm mạc mắt.

D. Hô hấp, da.

Câu 10. Mầm bệnh dịch tả lợn cổ điển xâm nhập vào vật nuôi theo con đường nào, trừ đường tiêu hóa và hô hấp?

A. Qua da.

B. Niêm mạc mắt.

C. Đường sinh dục.

D. Da, niêm mạc mắt, đường sinh dục.

Câu 11. Bệnh phân trắng lợn con xảy ra do nguyên nhân nào sau đây?

A. Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng.

B. Đặc điểm sinh lí lợn con.

C. Vi khuẩn.

D. Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng; đặc điểm sinh lí lợn con; vi khuẩn.

Câu 12. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh phân trắng lợn con sẽ khiến lợn chết sau khi mắc bệnh mấy ngày?

A. 5 ngày.

B. 3 ngày.

C. 5 – 7 ngày.

D. 7 ngày.

Câu 13. Bệnh cúm gia cầm có thời gian ủ bệnh khoảng:

A. Vài giờ.

B. Vài ngày.

C. Vài giờ đến vài ngày.

D. Vài tuần.

Câu 14. Biểu hiện của bệnh cúm gia cầm là gì?

A. Sốt cao.

B. Ủ rũ.

C. Khó thở.

D. Sốt cao, ủ rũ, khó thở.

Câu 15. Khi nghi ngờ vật nuôi bị mắc cúm gia cầm cần thực hiện mấy công việc cần thiết?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 16. Bệnh cầu trùng gà thuộc thể nào là phụ thuộc vào:

A. Tuổi.

B. Loài.

C. Số lượng cầu trùng.

D. Tuổi, loài, số lượng cầu trùng.

Câu 17. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò:

A. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra.

B. Là bệnh kí sinh trùng.

C. Là bệnh xuất hiện khi con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men, thức ăn bị nhiễm độc phosphorus hữu cơ.

D. Là bệnh xuất hiện do vắt sữa không đúng kĩ thuật, điều kiện vệ sinh chuồng trại và thân thể vật nuôi không đảm bảo.

Câu 18. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng trâu bò là

A. Đi lại khó khăn.

B. Chảy nước mũi.

C. Niêm mạc mắt đỏ sẫm.

D. Đi lại khó khăn, chảy nước mũi, niêm mạc mắt đỏ sẫm.

Câu 19. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò xảy ra vào thời gian nào trong năm?

A. Mùa hè.

B. Mùa đông.

C. Mùa mưa .

D. Mùa khô.

Câu 20. Kể từ khi nhiễm bệnh tiên mao trùng, sau bao lâu thì trâu bò bắt đầu phát bệnh?

A. 1 ngày.

B. 1 tuần.

C. 1 tháng.

D. 1 tiếng.

Câu 21. Ứng dụng công nghệ chuẩn đoán di truyền trong chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi có mấy ưu điểm?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22. Ứng dụng công nghệ chuẩn đoán di truyền trong chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi có ưu điểm gì?

A. Độ chính xác cao.

B. Không đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao.

C. Thiết bị đơn giản.

D. Quy trình kĩ thuật đơn giản.

Câu 23. Ứng dụng công nghệ chuẩn đoán di truyền trong chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi có nhược điểm gì?

A. Cho kết quả chậm.

B. Độ nhạy kém.

C. Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao.

D. Độ chính xác thấp.

Câu 24. Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine giúp:

A. Sản xuất vaccine phát triển nhanh.

B. Quy trình sản xuất được công nghiệp hóa cao.

C. Đáp ứng miễn dịch tốt hơn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 25. Có mấy cách phân loại chuồng nuôi?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 26. Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt:

A. Thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động, phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp, quy mô lớn.

B. Thiết kế thông thoáng tự nhiên, có bạt hoặc rèm che linh hoạt, phù hợp với quy mô nuôi bán công nghiệp, chăn thả tự do.

C. Thiết kế các dãy chuồng nuôi hở hai bên với hệ thống bạt che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 27. Ưu điểm của kiểu chuồng nuôi hở là

A. Dễ kiểm soát tiểu khí hậu.

B. Dễ kiểm soát dịch bệnh.

C. Dễ kiểm soát tiểu khí hậu và dịch bệnh.

D. Chi phí đầu tư thấp.

Câu 28. Chuồng nuôi có yêu cầu gì về vị trí?

A. Vị trí cao ráo.

B. Thoáng mát.

C. Thoát nước tốt.

D. Cao ráo, thoáng mát và thoát nước tốt.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà.

Câu 2 (1 điểm). Vì sao để phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò lại cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi?

…………………HẾT…………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Sơ đồ khối của hệ thống cơ khí động lực gồm mấy phần?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2. Máy công tác của xe máy đó là

A. Động cơ.

B. Xích.

C. Đai.

D. Bánh sau xe máy.

Câu 3. Đâu là máy móc thuộc lĩnh vực giao thông?

A. Ô tô.

B. Máy đào.

C. Máy đầm.

D. Ô tô, máy đào, máy đầm.

Câu 4. Loại máy móc nào có vai trò phục vụ vận chuyển con người và hàng hóa?

A. Máy móc thuộc lĩnh vực giao thông.

B. Máy móc thuộc lĩnh vực xây dựng.

C. Máy tĩnh tại.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 5. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực là gì?

A. Là nghề nghiệp của những người thực hiện công việc xây dựng các bản vẽ, tính toán, mô phỏng ... các sản phẩm máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.

B. Là thực hiện các công việc gia công, chế tạo, .... các máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.

C. Là thực hiện lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh.

D. Là thực hiện các công việc kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, thay thế, điều chỉnh, ... các bộ phận của máy, thiết bị cơ khí động lực.

Câu 6. Yêu cầu đối với người làm nghề lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực là gì?

A. Có kiến thức về máy, thiết bị cơ khí động lực.

B. Có kinh nghiệm vận hành máy, thiết bị cơ khí động lực.

C. Có năng lực vận hành máy, thiết bị cơ khí động lực.

D. Có kiến thức, kinh nghiệm cũng như năng lực vận hành về máy, thiết bị cơ khí động lực.

Câu 7. Động cơ đốt trong là động cơ nhiệt có quá trình nào xảy ra bên trong xi lanh động cơ?

A. Đốt cháy nhiên liệu.

B. Biến đổi nhiệt năng thành công cơ học.

C. Đốt cháy nhiên liệu và biến đổi nhiệt năng thành công cơ học.

D. Đốt cháy nhiên liệu hoặc biến đổi nhiệt năng thành công cơ học.

Câu 8. Động cơ đốt trong phân loại theo nhiên liệu sử dụng là

A. Động cơ xăng.

B. Động cơ 2 kì.

C. Động cơ làm mát bằng nước.

D. Động cơ 1 xilanh.

Câu 9. Động cơ đốt trong có mấy cơ cấu?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10. Động cơ đốt trong có cơ cấu nào sau đây?

A. Cơ cấu bôi trơn.

B. Cơ cấu phân phối khí.

C. Cơ cấu khởi động.

D. Cơ cấu bôi trơn, cơ cấu phân phối khí, cơ cấu khởi động.

Câu 11. Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu là gì?

A. Tạo mô men quay để dẫn động đến máy công tác.

B. Cung cấp nhiên liệu để duy trì hoạt động của động cơ.

C. Duy trì nhiệt độ các chi tiết máy trong động cơ trong giới hạn nhất định.

D. Khởi động để động cơ tự làm việc.

Câu 12. Điểm chết là gì?

A. Là vị trí mà tại đó pít tông đổi chiều chuyển động.

B. Là vị trí mà tại đó thanh truyền đổi chiều chuyển động.

C. Là vị trí mà tại đó trục khuỷu đổi chiều chuyển động.

D. Là vị trí mà tại đó bugi đổi chiều chuyển động

Câu 13. Điểm chết trên là gì?

A. Là điểm chết mà tại đó pít tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

B. Là điểm chết mà tại đó thanh truyền ở xa tâm trục khuỷu nhất.

C. Là điểm chết mà tại đó trục khuỷu ở xa tâm trục khuỷu nhất.

D. Là điểm chết mà tại đó nắp máy ở xa tâm trục khuỷu nhất.

Câu 14. Có thể tích xilanh nào sau đây?

A. Thể tích toàn phần.

B. Thể tích buồng cháy.

C. Thể tích công tác.

D. Thể tích toàn phần, thể tích buồng cháy, thể tích công tác.

Câu 15. Tỉ số nén ở động cơ Diesel thường là

A. 14.

B. 25.

C. 14 – 25.

D. 6.

Câu 16. Một chu trình công tác của động cơ 4 kì được thực hiện bởi mấy vòng quay của trục khuỷu?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 17. Ở kì nạp của động cơ Diesel 4 kì:

A. Xu páp thải đóng.

B. Pít tông đi từ ĐCD đến ĐCT.

C. Xu páp nạp đóng.

D. Xu páp thải mở.

Câu 18. Ở kì nén của động cơ Diesel 4 kì, xu páp nào đóng?

A. Xu páp nạp.

B. Xu páp thải.

C. Xu páp nạp và xu páp thải.

D. Không có xu páp nào đóng.

Câu 19. Thể tích xilanh giới hạn bởi:

A. Đỉnh pít tông.

B. Xilanh.

C. Nắp máy.

D. Đỉnh pít tông, xilanh và nắp máy.

Câu 20. Thể tích buồng cháy:

A. Là thể tích xilanh khi pít tông ở ĐCD.

B. Là thể tích xilanh khi pít tông ở ĐCT.

C. Là thể tích xilanh giới hạn bởi xilanh và hai tiết diện đi qua các điểm chết.

D. Là thể tích cacte.

Câu 21. Kí hiệu của thể tích công tác là

A. Va.

B. Vc.

C. Vh.

D. ↋.

Câu 22. Ở kì nạp của động cơ xăng 4 kì, nạp vào trong xilanh là

A. Xăng.

B. Diesel.

C. Không khí.

D. Không khí và xăng.

Câu 23. Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì, chu trình công tác tương ứng với mấy hành trình của pít tông?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24. Cửa khí ở động Diesel 4 kì là

A. Cửa nạp.

B. Cửa thải.

C. Cửa quét.

D. Cửa nạp, cửa thải.

Câu 25. Đơn vị đo của tốc độ quay là gì?

A. Vòng/ phút.

B. kW.

C. HP .

D. N.m.

Câu 26. Công suất có ích là

A. Là tốc độ quay của động cơ tại đó động cơ phát công suất lớn nhất theo thiết kế.

B. Công suất của động cơ phát ra từ trục khuỷu để truyền tới máy công tác.

C. Là mô men truyền từ trục khuỷu ra máy công tác.

D. Là khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

Câu 27. Kí hiệu của tốc độ quay động cơ là

A. n.

B. Ne.

C. Me.

D. Gnl.

Câu 28. Ở động cơ xăng 2 kì, chi tiết nào làm nhiệm vụ đóng, mở các cửa khí?

A. Xilanh.

B. Nắp máy.

C. Pít tông.

D. Thanh truyền.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Cho biết vai trò của áo nước (cánh tản nhiệt) trên thân xilanh?

Câu 2 (1 điểm). Vì sao trên động cơ phải có hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát?

…………………HẾT…………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Vai trò của phòng bệnh cho vât nuôi là:

A. Tăng năng suất

B. Nâng cao chất lượng

C. Tăng hiệu quả chăn nuôi

D. Tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi

Câu 2. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có mấy vai trò lớn trong chăn nuôi?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3. Nếu không được điều trị kịp thời, lợn mắc bệnh phân trắng lợn con sẽ chết sau bao nhiêu ngày?

A. 5 ngày

B. 7 ngày

C. 5 đến 7 ngày

D. 10 ngày

Câu 4. Biểu hiện của bệnh giun đũa lợn là gì?

A. Chậm lớn

B. Gầy còm

C. Viêm phổi

C. Chậm lớn, gầy còm, viêm phối

Câu 5. Biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm là gì?

A. Vệ sinh sạch sẽ

B. Không thả rông gia cầm

C. Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm

D. Vệ sinh sạch sẽ, không thả rông, không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm

Câu 6. Việc đầu tiên khi nghi ngờ gia cầm bị bệnh cúm là:

A. Báo ngay cho cán bộ y tế

B. Cách li triệt để

C. Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

D. Đợi khi gia cầm chết thì bắt đầu điều trị bằng thuốc đặc trị

Câu 7. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tiên mao trùng ở thể cấp tính là gì?

A. Sốt cao

B. Rối loạn thần kinh

C. Chết nhanh

D. Thường sốt cao, rối loạn thần kinh và chết nhanh

Câu 8. Biểu hiện của bệnh viêm vú ở trâu, bò là:

A. Bầu vú đỏ

B. Sữa có mùi tanh

C. Không cho vắt sữa

D. Bầu vú đỏ, sữa có mùi tanh, không cho vắt sữa

Câu 9. Đặc điểm của áp dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine là?

A. An toàn

B. Vaccine tạo ra chậm

C. Hiệu quả không cao

D. An toàn, hiệu quả không cao

Câu 10. Yêu cầu về độ cao của mái chuồng nuôi là:

A. 3 m

B. 4 m

C. 3 – 4 m

D. 5 m

Câu 11. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt được chia thành mấy giai đoạn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12. Giai đoạn lợn choai là giai đoạn lợn đạt cân nặng:

A. 7 – 20 kg

B. 20 – 60 kg

C. 60 – 100 kg

D. 70 – 80 kg

Câu 13. Quy trình chăn nuôi lợn nái được chia thành giai đoạn nào sau đây?

A. Nái mang thai

B. Nái đẻ

C. Nái nuôi con

D. Nái mang thai, nái đẻ, nái nuôi con

Câu 14. Mô hình chăn nuôi lợn công nghệ cao có đặc điểm là:

A. Chuồng nuôi hiện đại

B. Hệ thống cung cấp thức ăn tự động

C. Chuồng nuôi hiện đại, hệ thống cung cấp thức ăn tự động

D. Đáp án khác

Câu 15. Mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao có đặc điểm là:

A. Chuồng nuôi hiện đại

B. Hệ thống vắt sữa tự động

C. Chuồng nuôi hiện đại, hệ thống vắt sữa tự động

D. Đáp án khác

Câu 16. Nhiệt độ duy trì trong chuồng nuôi gà đẻ công nghệ cao là bao nhiêu?

A. 23oC

B. 27oC

C. 23 – 27oC

D. 30oC

Câu 17. Bước 4 của quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là:

A. Nuôi dưỡng và chăm sóc

B. Quản lí dịch bệnh

C. Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

D. Lưu trữ hồ sơ – Kiểm tra nội bộ

Câu 18. Yêu cầu về địa điểm chăn nuôi trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là:

A. Yên tĩnh

B. Xa khu dân cư

C. Không gây ô nhiễm khu dân cư.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu số lần kiểm tra nội bộ trong 1 năm là:

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 4 lần

Câu 20. Có mấy ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm chăn nuôi?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 21. Giai đoạn 2 của quy trình chế biến phô mai là:

A. Giai đoạn đông tụ

B. Giai đoạn khử nước, tách whey và ép sữa đông

C. Giai đoạn muối phô mai

D. Giai đoạn ủ chín

Câu 22. Đâu là công nghệ chế biến sản phẩm chăn nuôi?

A. Công nghệ lên men lactic

B. Công nghệ khử nước

C. Công nghệ bảo quản áp suất cao nhiệt lạnh

D. Công nghệ lên men lactic, công nghệ khử nước

Câu 23. Chăn nuôi tạo ra bao nhiêu phần trăm tổng lượng N2O?

A. 65%

B. 37%

C. 64%

D. 70%

Câu 24. Trong chăn nuôi có loại chất thải nào?

A. Chất thải rắn

B. Chất thải lỏng

C. Chất thải khí

D. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí

Câu 25. Đâu là biện pháp xử lí chất thải trong chăn nuôi?

A. Công nghệ biogas

B. Ủ phân

C. Sử dụng chế phẩm sinh học

D. Công nghệ biogas, ủ phân, sử dụng chế phẩm sinh học

Câu 26. Nhược điểm của sử dụng công nghệ biogas là:

A. Không có ý nghĩa trong bảo vệ môi trường

B. Cần diện tích lớn

C. Đầu tư ban đầu cao

D. Cần diện tích lớn và đầu tư ban đầu cao

Câu 27. Có mấy phương pháp ủ phân?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28. Đặc điểm của biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho động vật khác là:

A. Chi phí cao

B. Hiệu quả thấp

C. Thân thiện với môi trường

D. Chi phí cao, hiệu quả thấp, thân thiện với môi trường.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Công nghệ khử nước được ứng dụng trong bảo quản sữa như thế nào?

Câu 2 (1 điểm). Vì sao sản xuất chăn nuôi là một trong những nguồn gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây biến đổi khí hậu?

…………………HẾT…………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Nguồn động lực được sử dụng phổ biến nhất đó là:

A. Động cơ hơi nước

B. Động cơ đốt trong

C. Động cơ phản lực

D. Động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, động cơ phản lực

Câu 2. Đâu là phương tiện giao thông đường sắt?

A. Ô tô

B. Tàu thủy

C. Tàu hỏa

D. Máy bay

Câu 3. Yêu cầu đối với người làm nghề thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực là:

A. Có chuyên môn về cơ khí, máy động lực.

B. Có kiến thức về CAD, CAE.

C. Qua đào tạo chuyên ngành theo quy định

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Theo nhiên liệu, người ta chia động cơ đốt trong thành mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5. Nhiệm vụ của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền là gì?

A. Tạo mô men quay để dẫn động đến máy công tác.

B. Đóng mở cửa nạp, cửa thải đúng thời điểm để nạp khí nạp mới vào xilanh và thải khí đã cháy ra ngoài.

C. Duy trì hoạt động của động cơ.

D. Khởi động để động cơ tự làm việc

Câu 6. Công thức tính thể tích công tác là:

A. Vh=πD24S

B. Vh=πD22S

C. Vh=π2D4S

D. Vh=πD4S2

Câu 7. Thể tích công tác tính bằng đơn vị nào?

A. cm3

B. cm

C. cm2

D. cm, cm2, cm3.

Câu 8. Thể tích công tác càng lớn thì công suất của động cơ:

A. Càng lớn

B. Càng nhỏ

C. Trung bình

D. Không có mối liên hệ

Câu 9. Kì là một phần của chu trình công tác khi pít tông di chuyển được mấy hành trình?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10. Ở kì nén của động cơ Diesel 4 kì, pít tông chuyển động như thế nào?

A. Đi lên

B. Đi xuống

C. Đứng yên

D. Đi lên hoặc đi xuống

Câu 11. Ở kì nào của động cơ Diesel 4 kì, xu páp nạp mở?

A. Kì nạp

B. Kì nén

C. Kì cháy – giãn nở

D. Kì thải

Câu 12. Ở kì nào của động cơ Diesel 4 kì, xu páp thải đóng?

A. Kì nén, kì cháy – giãn nở, kì nạp

B. Kì nén

C. Kì cháy – giãn nở

D. Kì thải

Câu 13. Ở kì 1 của động cơ xăng 2 kì, có thể chia thành mấy giai đoạn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Tốc độ quay của động cơ là chỉ số vòng quay của:

A. Pít tông

B. Trục khuỷu

C. Thanh truyền

D. Các te

Câu 15. Đơn vị mô men xoắn của động cơ là:

A. Mã lực

B. kW

C. Mã lực hoặc kW

D. N.m

Câu 16. Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ có:

A. 2 bánh

B. 4 bánh

C. 4 bánh trở lên

D. 3 bánh

Câu 17. Ô tô dùng để:

A. Chở người

B. Chở hàng hóa

C. Thực hiện nhiệm vụ riêng

D. Chở người, hàng hóa hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng.

Câu 18. Theo nguồn động lực làm ô tô chuyển động, ô tô được chia thành loại nào?

A. Ô tô sử dụng ĐCĐT

B. Ô tô sử dụng động cơ điện

C. Ô tô sử dụng kết hợp ĐCĐT và nguồn động lực khác.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. Hệ thống truyền lực nào sau đây phân loại theo cách truyền và biến đổi mô men?

A. Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt sau.

B. Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt trước.

C. Cơ khí

D. Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt sau, cơ khí

Câu 20. Nhiệm vụ của li hợp là:

A. Truyền hoặc ngắt dòng truyền mô men trong những trường hợp cần thiết.

B. Thay đổi mô men và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô.

C. Truyền mô men từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động.

D. Truyền, tăng mô men và phân phối mô men đến hai bánh xe chủ động trong các trường hợp chuyển động khác nhau.

Câu 21. Loại li hợp nào được sử dụng phổ biến trên ô tô?

A. Li hợp ma sát

B. Li hợp thủy lực

C. Li hợp điện từ

D. Li hợp ma sát, li hợp thủy lực, li hợp điện từ.

Câu 22. Cấu tạo li hợp ma sát gồm mấy phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 23. Bộ phận nào sau đây thuộc phần chủ động của li hợp ma sát?

A. Trục li hợp

B. Bánh đà

C. Đĩa ma sát

D. Đòn dẫn động

Câu 24. Phanh guốc được phân loại căn cứ vào:

A. Mục đích sử dụng

B. Cơ cấu phanh

C. Dạng dẫn động

D. Mục đích sử dụng, cơ cấu phanh, dạng dẫn động

Câu 25. Hệ thống lái bên phải được phân loại căn cứ vào:

A. Cách bố trí vành tay lái

B. Vị trí cầu dẫn hướng

C. Dạng trợ lực và điều khiển

D. Cả 3 đáp án trên

u 26. Trước khi khởi động động cơ, cần:

A. Kiểm tra áp suất lớp

B. Kiểm tra nước rửa kính

C. Điều chỉnh ghế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27. Trước khi khởi động động cơ cần:

A. Kiểm tra sự làm việc của phanh chính.

B. Kiểm tra sự làm việc của phanh dừng.

C. Kiểm tra tình trạng của đèn chiếu sáng.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 28. Có mấy chế độ bảo dưỡng ô tô?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Tại sao phải định kì thay dầu bôi trơn và bổ sung nước làm mát cho động cơ?

Câu 2 (1 điểm). Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì người lái xe cần phải nghiêm túc thực hiện những công việc nào khi điều khiển xe trên đường?

…………………HẾT…………………

Xem thêm đề thi lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác: