Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 tải nhiều nhất


Haylamdo sưu tầm và bổ sung Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 2 năm 2023 tải nhiều nhất, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Tiếng Việt 2.

Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 tải nhiều nhất

Xem thử Đề TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST

Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi, Phiếu Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Đọc

I. Đọc hiểu 

ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH

Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô nước mình là Hà Nội. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Việt Nam có những vị anh hùng có công lớn với đất nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh,... Những con người ấy đã làm rạng danh lịch sử nước nhà.

Đất nước mình có ba miền Bắc, Trung, Nam với khí hậu khác nhau. Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

Trang phục truyền thống của người Việt Nam là áo dài. Áo dài thường được mặc trong dịp Tết hay lễ hội.

(Trung Sơn)

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Miền nào ở nước ta có 2 mùa?

A. Miền Bắc                         

B. Miền Trung                      

C. Miền Nam

2. Thủ đô nước ta là?

A. Hà Nội                               

B. Thành phố Hồ Chí Minh    

C. Đà Nẵng

3. Áo dài thường được mặc vào các dịp nào?

A. Dịp lễ Tết                    

B. Ngày nhà giáo Việt Nam                                                 

C. Quốc khánh

4. Hãy tìm hiểu và viết lại ý nghĩa của lá cờ Tổ Quốc Việt Nam ta:

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết: Đất nước chúng mình

2. Kể về người bạn thân của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Đọc

I. Đọc hiểu 

QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT

Trong giấc mơ, Nguyên thấy mình và Thảo tình cờ gặp đám mây đang nằm ngủ trên đỉnh núi. Hai bạn nhẹ nhàng leo lên và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình lên trời. Đám mây thức dậy, đưa hai bạn lên tận trời xanh. Xung quanh hai bạn là những đám mây nhiều sắc màu. Gần đó, cầu vồng lung linh, rực rỡ. Cả hai reo lên, thích thú:

- Ôi! Đẹp quá! Được một lúc, Thảo nói

- Ồ, trên này chẳng thú vị như mình tưởng. Tớ thích cánh đồng lúa vàng dưới kia hơn.

Nguyên tiếp lời: - Dưới ấy, biển xanh mênh mông. Tớ muốn nghe tiếng sóng vỗ êm êm như tiếng hát.

Thảo sụt sùi:

- Ôi, tớ đói! Tớ thèm bữa cơm chiều mẹ nấu quá! Cả hai nhìn nhau, lo lắng:

- Làm sao bây giờ? Đám mây đã bay đi mất rồi! May sao, chị gió tốt bụng đi ngang qua.

Nghe câu chuyện, chị liền nhờ đại bàng cõng hai bạn về lại quê nhà. Về đến nơi, cả Thảo và Nguyên cùng nói:

- Chỉ có quê mình là đẹp nhất!

Võ Thu Hương

Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. Nguyên và Thảo tình cờ gặp đám mây ở đâu?

A. trên đỉnh núi                         

B. trong giấc mơ                       

C. trên trời

2. Đám mây đưa hai bạn đi đâu đâu?

A. bay lên trời xanh                   

B. bay đến đồng lúa vàng          

C. bay lên đỉnh núi

3. Giấc mơ là của ai?

A. của chị Gió                           

B. của Nguyên và Thảo             

C. của đám mây

4. Vì sao hai bạn không muốn ở trên bầu trời nữa?

II. Tiếng việt

1. Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau:

Hai bạn nhẹ nhàng leo lên và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình lên trời.

2. Điền r/d/gi thích hợp vào chỗ chấm:

- Rút ……..ây động rừng.                   

- Dây mơ ….ễ má.

- …..ấy trắng mực đen.                        

- …..eo gió gặt bão.

- …..ương đông kích tây.                     

- …..ãi nắng …..ầm mưa.

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết

“Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến

Hành quân
Đầy đường”

(Mưa, Trần Đăng Khoa)

2. Kể về một sự việc em đã được chứng kiến

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Đọc

1. Đọc hiểu 

RÙA CON TÌM NHÀ

Có một chú rùa con, vừa mới nở được mấy ngày đã vội vàng đi tìm nhà của mình. Thấy tổ ong trên cây, tưởng đó là nhà của mình, Rùa Con vươn cổ lên hỏi: "Có phải nhà của tôi đây không?". Nhưng đàn ong bay túa ra làm Rùa Con sợ quá, thụt cổ vào nằm im như chết. Sau đó Rùa bò tới chân một bức tường. Thấy hang chuột, Rùa Con định chui vào thì một chú chuột ngăn lại: "Đây là nhà của chúng tôi. Không phải nhà của bạn đâu, Rùa ạ". Trông thấy dòng sông nhỏ, Rùa nghĩ: "Có lẽ nhà mình ở dưới nước". Thế là Rùa nhảy xuống sông. Bơi được một quãng ngắn, Rùa con đã mệt đứt cả hơi, đành bò lên bờ. Gặp ốc sên, Rùa lại hỏi: "Bạn có biết nhà tớ ở đâu không?" Ốc sên trả lời: "Ôi! Bạn hãy nhìn tớ đây rồi hãy nhìn lại lưng mình mà xem". Bấy giờ Rùa con mới quay đầu nhìn lại cái mai của mình. Rồi vừa tủm tỉm cười vừa nói với ốc sên: "Cảm ơn bạn nhé! Nhờ có bạn mà tớ đã tìm được nhà của mình rồi".

(Theo lời kể của Thanh Mai)

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Nơi đầu tiên Rùa Con tưởng đó là nhà của mình là:

A. biển                  

B. tổ ong               

C. hang chuột        

D. sông

2. Ai đã giúp Rùa Con tìm được nhà?

A. Ong                  

B. Chuột                

C. Cá                     

D. Ốc Sên

3. Rùa con đã đi nhầm nhà mấy lần tất cả trong đoạn văn trên?

A.1                        

B.2                        

C.3                        

D.4

4. Hãy thử nghĩ xem nhà của rùa con ở đâu?

III.  Tiếng việt

Bài 1. Điền vào chỗ chấm

Bài 1. Điền vào chỗ chấm: 

a) ao hay oa: cái ph….., gọi l……, nấu ch… …

b) ch hay tr : ….ăm sóc, chiến  ……anh, con …ó

c) inh hay ich :   Kh…..khí cầu, lợi … ………, x…….. đẹp

Bài 2. Gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, hai gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau:

Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất.

Bài 3. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:

Phong đi học về[  ]Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

- Hôm nay con được điểm tốt à[  ]

Vâng[  ]Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long[  ]Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế [  ]

Mẹ ngạc nhiên:

- Sao con nhìn bài của bạn[  ]

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

B. Viết

1. Chính tả:  Nghe – viết

Gọi bạn

Tự xa xưa thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê Vàng và Dê Trắng.

Một năm, trời hạn hán
Suối cạn, cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ?

Bê Vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê Trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê Trắng
Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!”

2. Kể về người thân yêu trong gia đình em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Đọc

I. Đọc hiểu 

SÔNG HƯƠNG

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó.

Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ứng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng.

Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.

Theo Đất nước ngàn năm

1. Sông Hương được so sánh với:

A. một bức tranh phong cảnh                                    

B. một bức tranh màu xanh

C. một bức tranh lụa màu hồng                                 

D. một bức tranh lung linh dát vàng

2. Những sự vật nào ở bên bờ sông Hương có màu xanh non?

A. bầu trời              

B. lá cây                 

C. bãi ngô              

D. thảm cỏ

3. Đối với Huế, sông Hương là:

A. Một đặc ân của thiên nhiên

B. Một dải lụa đào ửng hồng

C. Một đường trắng lung linh dát vàng

4. Vì sao khi mùa hè tới sông Hương lại trở thành một “dải lụa đào ửng hồng cả phố phường”?

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết 

Cái trống trường em

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve ?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá !

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng.

2. Kể về con vật mà em yêu thích 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Đọc

I. Đọc hiểu 

MỘT NGÀY Ở VƯỜN QUỐC GIA

Nhà tôi ở cạnh vườn quốc gia. Ba tôi là một tình nguyện viên của Trung tâm Bảo tồn voi. Chủ nhật, ba chở mía, dừa, chuối, gạo vào khu bảo tồn. Tôi được ba cho đi cùng.

Sau cơn mưa đầu mùa, suối chảy rì rầm, cây cỏ xanh tươi. Thỉnh thoảng có những đàn bướm rập rờn ven đường. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã đến nơi. Ba cùng các cô chú ở khu bảo tồn nhanh chóng chuyển đồ vào nhà kho.

Rồi ba cầm một bình sữa to đến chỗ chú voi con. Nhìn thấy ba, nó mừng rỡ chạy tới. Cặp mắt nhỏ sáng lên. Hai cái tai to như hai cái quạt luôn ve vẩy. Nó há miệng chờ ba cho uống sữa. Nó vừa uống, vừa đưa cái vòi dài hôn lên tay ba. Vẻ mặt nó hớn hở, trông thật đáng yêu.

Lúc tôi và ba ra về, chú voi con huơ vòi như để chào tạm biệt. Tôi mong chủ nhật sau lại được cùng ba đến nơi này.

Nguyễn Ả Khiên

1. Ba bạn nhỏ làm tình nguyện viên ở đâu?

A. Vườn quốc gia               

B. Trung tâm Bảo tồn voi  

C. Vườn thú

2. Ba mang thứ gì đến chỗ chú voi con?

A. Mía              

B. Dừa             

C. Gạo             

D. Sữa

3. Hai cái tai của chú voi con được so sánh như?

A. hai cánh bướm rập rờn                

B. hai cái lá cọ                                 

C. hai cái quạt

4. Theo em, việc làm của ba bạn nhỏ và các cô chú tình nguyện viên nói lên điều gì?

II. Tiếng việt

1. Điền vào chỗ chấm từ ngữ trả lời câu hỏi “Khi nào?”, “Để làm gì?

a. …………………………chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy.

b. Em chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để………………………………………

c. Bạn Lan trông em để ……………………………………………………………..

d. ………………………… trời rét cóng tay.

2. Điền vào chỗ chấm:

a. s/xb. iên/iêng

nhân ….âm                      ….ao ….uyến               cá ch…..           tr….. đê

thổi …..áo                        quả …..im                                             b……. biếc

3. Đặt câu để phân biệt cặp từ “dày – giày

- dày: ……………………………………

-giày: ……………………………………

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết 

“Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu. Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ.”

(Trích truyện Khỉ và cá sấu)

2. Kể về người giáo viên dạy em năm học lớp 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Đọc

I. Đọc hiểu 

QUẢ TÁO CỦA BÁC HỒ

Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. Có một câu chuyện mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến, cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo.

Hôm ấy, tòa thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì...

Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Cha mẹ bảo: “con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được”. Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: “Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm”.

(Phỏng theo truyện Quả táo của Bác Hồ, Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi)

1. Câu chuyện quả táo là câu chuyện về ai?

A về nước Pháp                               

B. về nhân dân và thiếu nhi nước Pháp

C. về Bác Hồ

2. Ai là người đã nhận được quả táo của Bác Hồ?

A. Một người tham dự tiệc ở tòa thị chính Pa-ri.

B. một bé gái nhỏ

C. một bé trai nhỏ

3. Bạn nhỏ đã làm gì sau khi nhận được quả táo từ tay Bác?

A. Giữ khư khư trong tay                    

B. Để quả táo lên bàn học

C. Giữ thật lâu làm kỷ niệm

4. Em thích hình ảnh nào ở câu chuyện trên nhất? Vì sao?

II. Tiếng việt

1. Điền vào chỗ trống r, d hay gi?

Bác ơi .......ù cách núi non

Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa

......ặc kia muốn cắt sơn hà

Mà miền Nam vẫn hướng ......a Bác Hồ,

Hướng về sắc đỏ ngọn cờ

Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau.

2. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào [ ]

Hồi cách mạng mới thành công[ ]Bác Hồ rất thích thú mỗi khi nghe tiếng trống ếch rộn ràng[ ]nhìn những bước đi cố tỏ ra vẻ oai nghiêm nhưng vẫn đầy nét trẻ thơ của các em[ ] Có những lúc từ buồng làm việc trên tầng cao ở Bắc Bộ phủ Bác phải đứng nhìn qua vai người khác để các cháu không thấy Bác và Bác được tự do ngắm nhìn các cháu trong những ngày vui đó[ ]các em thường mặc đồng phục quần xanh [ ] sơ mi trắng đầu đội mũ ca lô[ ]Bác đứng nhìn các cháu rất lâu rất lâu[]

B. Viết

1. Chính tả

Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy

Khập khiễng, khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần,
Âu yếm, nhanh nhảu:
“Ông vịn vai cháu,
Cháu đỡ ông lên.”

Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy, cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu:
“Hoan hô thằng bé!
Bé thế mà khoẻ
Vì nó thương ông.”

(Trích Thương ông)

2. Kể về một hoạt động em đã được tham gia cùng các bạn

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Đọc

I. Đọc hiểu 

LÊN THĂM NHÀ BÁC

Lên thăm nhà Bác hôm nay

Trắng ngân hoa huệ, hương bay dịu hiền

Tưởng trong truyện cổ cảnh tiên

Nhà sàn mát mẻ kề bên mặt hồ.

Từng đàn con chép, con rô

Tăm lay bóng nắng, nhớ giờ Bác ra.

Hàng rào dâm bụt, đơm hoa

Ngõ vào gợi nhớ quê nhà Bác xưa.

Bật đèn, đài nói sớm trưa

Tưởng như trong bức rèm thưa Bác ngồi...

Hằng Phương

1. Bác Hồ nuôi cá ở đâu?

A. ở trong chậu cá cảnh.                                

B. ở suối

C. ở trong ao                                                 

D. ở trong hồ

2. Những loài hoa nào dưới đây được nhắc đến trong đoạn thơ?

A. hoa huệ                                                     

B. hoa dâm bụt

C. hoa nhài                                                    

D. hoa lan

3. Trong đoạn thơ tác giả đã so sánh nhà Bác với:

A. Truyện cổ tích

B. Truyện ngụ ngôn 

C. Cảnh tiên

4. Hãy viết 2-3 câu thể hiện những điều em biết về quê hương của Bác Hồ:

II. Tiếng việt

1. Điền vào chỗ trống ưc hay ưt :

t..´.. giận                           th..´.. khuya           đ…´.. tay

s..´… khoẻ                       bút m…..                d…´… khoát

2. Đặt câu theo mẫu “Ai làm gì?” phù hợp với mỗi tranh:

Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 tải nhiều nhất 

- Tranh 1: …………………………………………………………

- Tranh 2: …………………………………………………………

- Tranh 3: …………………………………………………………

4. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng ………………… của nhân dân Việt Nam. Sinh thời, Bác rất …………………….. đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày nay, Bác tuy đã………………………… nhưng hình ảnh Bác mãi còn ………………..trong lòng mỗi

người dân Việt Nam.

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết Lên thăm nhà Bác 

2. Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Xem thử Đề TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST

Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo hay khác: