Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 có đáp án (5 phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Trái tim người mẹ
Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương mẹ chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói vang lên. Tia sét đã đánh trúng Bạch Dương mẹ, đốt cháy sém cả thân cây. Vẫn nhớ bảo vệ các con nên Bạch Dương mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào Bạch Dương mẹ quên xòe cánh ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng đã tràn về thì thân Bạch Dương mẹ mới chịu gục ngã….
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a) Cây Bạch Dương mẹ đã làm những gì để bảo vệ con trong cơn dông tố?
b) Tìm một từ đồng nghĩa với từ bảo vệ và đặt một câu với từ đó.
c) Từ run rẩy trong câu Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ thuộc loại từ gì?
d) Dựa vào nội dung bài hãy viết 1-2 câu nói về tình thương yêu con của người mẹ.
Câu 2: Tìm từ ngữ nghi vấn trong mỗi câu hỏi dưới đây.
a. Bạn đã có cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí chưa?
b. Sao có thể làm được như vậy?
c. Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Chị Vịt thấy thế liền hỏi.
d. Con có biết tại sao cây bông hồng kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?
Câu 3: Khi em đang học bài, em của em nghịch ngợm làm em không tập trung học bài được. Em nói: Em có thể ra ngoài chơi cho anh học được không? Câu hỏi trên được dùng để làm gì? Khoanh vào đáp án đúng.
A. Để hỏi điều chưa biết.
B. Để đưa ra một sự khẳng định.
C. Để tỏ thái độ khen chê.
D. Để nêu lên một yêu cầu, mong muốn.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau:
a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ:
b. Khen nhà của bạn sạch:
c. Chê bạn không giữ gìn sách vở sạch đẹp:
Câu 5: Viết một đoạn văn (5-8 câu) miêu tả chi tiết về chiếc cặp sách của em. (Trong đoạn văn có dùng hình ảnh so sánh)
Đáp án:
Câu 1:
a. Cây Bạch Dương mẹ đã xòe cành ôm chặt,dỗ dành, bảo vệ các con khỏi cơn dông tố.
b. Từ đồng nghĩa với bảo vệ : trông coi, trông nom, ngăn cản, che chở, ...
Chúng tôi trông nom khu vườn của mẹ thật cẩn thận, không để cho lũ gà quái ác vào phá hoại.
c. Từ run rẩy là động từ
d. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất trong cuộc đời. Mẹ chăm sóc, yêu thương con vô điều kiện, luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất.
Câu 2:
a. Bạn đã có cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí chưa?
b. Sao có thể làm được như vậy?
c. Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Chị Vịt thấy thế liền hỏi.
d. Con có biết tại sao cây bông hồng kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?
Câu 3: Đáp án: D
Câu 4:
a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ:
- Từ ngày mai Nga có thể đi học đúng giờ được không?
b. Khen nhà của bạn sạch:
- Sao mà nhà bạn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ thế nhỉ?
c. Chê bạn không giữ gìn sách vở sạch đẹp:
- Sách vở như thế này mà cậu bảo cậu giữ gìn sạch đép à?
Câu 5:
Chiếc cặp của em có hình chữ nhật nằm ngang được làm bằng da với chiều dài 40cm, chiều rộng 30cm. Cặp có màu xanh nước biển, mặt trước là hình một chú rô-bốt khổng lồ đang giao chiến với khủng long. Mở cặp ra có 3 ngăn: ngăn trong cùng đựng sách, ngăn ở giữa để vở và một ngăn nhỏ xíu ở ngoài cùng em để bút. Chiếc khóa ấn đề đóng cặp được mạ kền sáng loáng như gương. Phía sau cặp có hai quai đeo trên vai được làm bằng vải dù rất chắc chắn. Vẻ ngoài của chiếc cặp trông thật tuyệt và bắt mắt.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Rèn chữ: Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài “Cánh diều tuổi thơ”. (Vở luyện Tiếng Việt)
Bài 1:
a) Viết tiếp1 từ ghép có chứa tiếng quyết nói về ý chí và nghị lực của con người:
Quyết chí, ………………………………………………………………………………….........
b) Viết tiếp 1 từ nói về những khó khăn, thử thách, đời hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích:
Thử thách, …………………………………………………………………………..............
c) Viết tiếp1 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực:
Nản lòng, ………………………………………………………………………............
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:
a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son
………………………………………………………………………………………………...
b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích
………………………………………………………………………………………………...
c) Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
………………………………………………………………………………………………...
Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:
a) Tiếng mưa rơi lộp độptrên mái nhà. b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại. c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. d) Người yêu em nhất chính là mẹ e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây. g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa. |
Ở đâu? Thế nào? Làm gì? Là ai |
Bài 4: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau:
a) Cậu có biết chơi cờ vua không?
b) Anh vừa mới đi học về à?
c) Mẹ sắp đi chợ chưa?
Đáp án:
Rèn chữ: Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài “Cánh diều tuổi thơ”. (Vở luyện Tiếng Việt)
Bài 1:
a) Viết tiếp 1 từ ghép có chứa tiếng quyết nói về ý chí và nghị lực của con người:
Quyết chí, quyết tâm,
b) Viết tiếp1 từ nói về những khó khăn, thử thách, đời hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích:
Thử thách, thách thức.
c) Viết tiếp 1 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực:
Nản lòng, yếu đuối, gục ngã
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:
a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son
→ Nàng công chúa mặt trắng, ngồi ở đâu?
b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích
→ Chú bé Đất muốn trở thành người như thế nào?
c) Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
→ Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ như thế nàonên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém?
Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:
a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. - ở đâu?
b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại. – thế nào?
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. – thế nào?
d) Người yêu em nhất chính là mẹ - là ai?
e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây. – làm gì?
g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa. - ở đâu?
Bài 4: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau:
a) Cậu có biết chơi cờ vua không?
b) Anh vừa mới đi học về à?
c) Mẹ sắp đi chợ chưa?
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. Điền vào chỗ trống:
a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x:
Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh ..... bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong ..... xúm ..... lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu ..... lá cây, cái mũ có ngôi ....., khẩu ..... đen bóng và ..... cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu: "..... nhỉ?"
Cứ như là nó ...... để anh lính cười với bạn nó quá lâu.
b) Tiếng có vẩn ât hoặc âc:
Trời vẫn còn ..... phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét ..... dính vào đế dép ..... chân lên nạng chình chịch. Tôi suýt ..... lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến ..... nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có một. Từ sân vào, qua ..... tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, ..... từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân ..... bổng tôi qua các ...... thềm.
Câu 2. Tìm tính từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.
M : sung sướng, xấu, .....................
b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ât
M: lấc láo, chân thật,.......................
Câu 3. Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào?
Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trống, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.
Câu 4. Viết vào bảng những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả:
TT |
1 |
2 |
3 |
Tên sự vật |
cây sòi |
cây cơm nguội |
lạch nước |
Hình dáng |
cao lớn |
|
|
Màu sắc |
lá đổ chói lọi |
màu vàng rực rỡ của lá |
|
Chuyển động |
lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ |
rập rình lay động như những đốm lửa vàng |
trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây |
Tiếng động |
|
bập bùng |
róc rách (chảy) |
Câu 5. Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
Sự vật |
Lời miêu tả |
Giác quan |
cây sòi |
cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ |
Thị giác (bằng mắt) |
cây cơm nguội |
lá màu vàng rực rỡ, rập rình lay động như những đốm lửa vàng đỏ bập bùng cháy. |
Thị giác (bằng mắt) |
lạch nước |
nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. |
Thính giác (bằng tai), thị giác (bằng mắt) |
Đáp án:
Câu 1. Điền vào chỗ trống:
a) Tiếng bắt đầu bằng shoặc x
Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh xắn bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong xóm xúm xít lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu xanh lá cây, cái mũ có ngôi sao, khẩu súng đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu: "xinh nhỉ?" Cứ như là nó sợ để anh lính cười với bạn nó quá lâu.
b) Tiếng có vần ât hoặc âc
Trời vẫn còn lất phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. Đất dính vào đế dép, nhấc chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt bật lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến rất nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua bậc tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, lật từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, nhấc bổng tôi qua các bậc thềm.
Câu 2. Tìm các tính từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.
M: sung sướng, xấu, siêng năng, xấu hổ, sáng sủa, sảng khoái, xum xuê, xanh biếc, xa xôi...
b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ât.
M: lấc láo, chân thật, bật lửa, lật đật, vất vả, xấc xược, lất phất,...
Câu 3. Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào?
Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trống, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.
Sự vật được miêu tả: - cây cơm nguội
- cây sòi
- một lạch nước
Câu 4. Viết vào bảng những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả:
TT |
1 |
2 |
3 |
Tên sự vật |
cây sòi |
cây cơm nguội |
lạch nước |
Hình dáng |
cao lớn |
||
Màu sắc |
lá đổ chói lọi |
màu vàng rực rỡ của lá |
|
Chuyển động |
lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ |
rập rình lay động như những đốm lửa vàng |
trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây |
Tiếng động |
bập bùng |
róc rách (chảy) |
Câu 5. Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
Sự vật |
Lời miêu tả |
Giác quan |
cây sòi |
cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ |
Thị giác (bằng mắt) |
cây cơm nguội |
lá màu vàng rực rỡ, rập rình lay động như những đốm lửa vàng đỏ bập bùng cháy. |
Thị giác (bằng mắt) |
lạch nước |
nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. |
Thính giác (bằng tai), thị giác (bằng mắt) |
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây
a) Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác cần trục.
.............................
b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
.............................
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
.............................
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
.............................
Câu 2. Đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ; ở đâu.
ai: .......................
cái gì :..........................
làm gì: .........................
thế nào: ........................
vì sao:............................
bao giờ :.........................
ở đâu: ........................
Câu 3. Gạch dưới từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau:
a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?
c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
Câu 4. Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.
a) ..............................
b) .............................
c) .............................
Câu 5. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi? Ghi dấu X vào ☐ trước ý trả lời đúng .
☐ Bạn có thích chơi diều không?
☐ Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?
☐ Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ?
☐ Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?
☐ Thử xem ai khéo tay hơn nào?
Câu 6: Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường (Tiếng Việt 4, tập một, trang 145), thực hiện các yêu cầu sau:
a) Viết lại câu văn tả bao quát cái trống
b) Viết tên các bộ phận của cái trống được miêu tả
c) Viết lại những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống
Viết thêm phần mở bài
Viết thêm phần kết bài
Đáp án:
Câu 1. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
Ai hăng hái và khỏe nhất ở bến cảng?
b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
Trước giờ học, em thường làm gì?
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
Bến cảng như thế nào?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
Bọn trẻ trong xóm hay thả diều ở đâu ?
Câu 2. Đặt câu hỏi với từ sau: ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.
ai: Ai học giỏi nhất lớp? / Ai cao nhất lớp?
cái gì: Cái gì dùng để quét nhà? / Cái gì để ngồi?
làm gì: Hôm nay, bạn đã làm gì ở nhà?/ Mỗi tối, trước khi đi ngủ bạn thường làm gì?
thế nào: Tinh hình học tập của bạn thế nào?
vì sao: Vì sao hôm nay bạn đi học trễ?/ Vì sao bạn không làm bài tập?
bao giờ: Bao giờ mẹ đi công tác về hở ba?/ Bao giờ ông ngoại lên thăm nhà ta?
ở đâu: Nhà hàng ở đâu?/ Nhà thiếu nhi Thành phố ở đâu?
Câu 3.
Tìm các từ nghi vấn trong những câu hỏi dưới đây (bằng cách gạch dưới các từ này):
a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?
Có phải - không
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?
Phải không
c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
À
Câu 4.
Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.
a) Có phải hôm ấy bạn đợi tôi rất lâu không?
Có phải bạn Hoa hát rất hay không?
b) Bạn Thuận hay giúp đỡ bạn bè phải không?
c) Bút màu của bạn hết mực rồi à?
Câu 5.
Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi? Ghi dấu X vào □ trước ý trả lời đúng
x: Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?
x: Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?
x: Thử xem ai khéo tay hơn nào?
Câu 6: Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 145), thực hiện các yêu cầu sau:
a) Viết câu văn tả bao quát cái trống:
Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .
c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống:
- Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.
Âm thanh: Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.
Viết thêm phần mở bài
- Trực tiếp: Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.
- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.
Viết thêm phần kết bài
- Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.
- Không mở rộng: Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
I – Bài tập về đọc hiểu
Tên bạn khắc bằng vàng
An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.
Ma-ri hào hứng:
- Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.
An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :
- Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.
Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:
- Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.
An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:
- Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.
Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để teenMa-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:
- Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!
Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:
- Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo. – Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?
- Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!
Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.
Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.
(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?
a- Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp
b- Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng
c- Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la
Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi?
a- Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp
b- Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm
c- Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa.
Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp?
a- Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp
b- Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú
c- Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh
Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình?
a- Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình
b- Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt
c- Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x
Mùa …. Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng ….bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa…..đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì….trên trái đất lại vươn lên ánh…. mà sinh….. nảy nở với một …..mạnh không cùng.
(Theo Nguyễn Đình Thi)
b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc
Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia:
- Cuộc sống của chúng ta chán…… đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được…..lên khỏi giếng, nhung khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng.
Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói:
- Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được…………lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp.
(Theo La Phông-ten)
Câu 2: . Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
a) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Câu hỏi :………………………………………………………..
b) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Câu hỏi :………………………………………………………..
c) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Câu hỏi :………………………………………………………..
Câu 3: Đặt câu hỏi phù hợp với mỗi tình huống sau :
a) Có một điểm trong bài học em chưa hiểu, em muốn nhờ bạn giải thích hộ.
……………………………………………………………………
b) Tan học về, em gặp một bà cụ đang cần sang bên kia đường. Em muốn giúp bà cụ qua đường.
……………………………………………………………………
c) Một bạn ở lớp em viết chữ rất đẹp. Hãy bộc lộ sự thán phục của em về chữ viết của bạn bằng một câu hỏi.
……………………………………………………………………
d) Em đánh vỡ lọ hoa, em tự trách mình bằng một câu hoi.
……………………………………………………………………
Câu 4: a) Đọc đoạn văn sau và điền vào chỗ trống các từ ngữ miêu tả từng sự vật:
Từ thuở nhỏ, phong cảnh quê hương đã in sâu vào lòng tôi. Chỉ cần mở cánh cửa sổ nhỏ ngôi nhà của bố tôi là đã có thể thấy một thảo nguyên xanh bát ngát như tấm thảm trải rộng ra từ ven làng. Những con đường mòn nhỏ chạy ngoằn ngoèo qua những vách đá trông như những con rắn dài, còn những lối vào hang trông như miệng thú há ra. Sau rặng núi này là một rặng núi khác nhô lên. Các quả núi tròn tròn nhấp nhô như lưng con lạc đà.
(Theo Ra-xun Gam-za-tốp)
(1) Thảo nguyên:…………………………………………………………..
(2) Những con đường mòn nhỏ :………………………………………….
(3) Những lối vào hang :…………………………………………………..
(4) Các quả núi :…………………………………………………………..
b) Viết đoạn văn (2- 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau:
Xuân đến
Đỏ như ngọn lửa
Lá bàng nhẹ rơi
Bỗng choàng tỉnh giấc
Cành cây nhú chồi.
Dải lụa hồng phơi
Phù sa trên bãi
Cơn gió mê mải
Đưa hương đi chơi.
Thăm thẳm bầu trời
Bồng bềnh mây trắng
Cánh chim chở nắng
Bay vào mùa xuân.
(Nguyễn Trọng Hoàn )
………………………………………………………………………….………………………………………………………………………….………………………………………………………………………….………………………………………………………………………….……………………………………………………
Đáp án:
Phần I-
1.b 2.a 3.c 4.a
Phần II -
Câu 1.
a) xuân, xa, xuân, sống, sáng, sôi, sức
b) thật, nhấc, nhấc
Câu 2.
a) Bằng lăng đã làm gì để đợi bé Thơ?
b) Bằng lăng đã giữ lại cái gì để đợi bé Thơ?
c) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để làm gì?
Câu 3: a) Bạn giải thích hộ mình chỗ này được không? (hoặc: Bạn có thể giải thích đề toán này cho mình không?..)
b) Cháu giúp bà qua đường có được không ạ? (hoặc: Bà để cháu dẫn sang đường có được không ạ?..)
c) Sao chữ của bạn đẹp thế? (hoặc: Chữ của bạn đẹp thế này cơ à ?..)
d) Sao mình vô ý thế không biết (hoặc: Sao mình đoảng thế nhỉ? )
Câu 4: a)
(1) Thảo nguyên: xanh bát ngát như tấm thảm trải rộng ra từ ven làng
(2) Những con đường mòn nhỏ: chạy ngoằn ngoèo qua những vách đá trông như những con rắn dài
(3) Những lối vào hang: trông như miệng thú há ra.
(4) Các quả núi: tròn tròn nhấp nhô như lưng con lạc đà
b) Gợi ý: Chọn một trong các sự vật sau để tả bằng 2- 3 câu:
- Chiếc lá bàng đỏ như ngọn lửa đang rơi.
- Cành cây chợt tỉnh giấc nhú chồi.
- Phù sa như một dải lụa đang phơi trên bãi.
- Cơn gió mê mải thổi đem theo mùi hương.
- Bầu trời xanh thăm thẳm với những đám mây trắng bồng bềnh.
- Những cánh chim chở nắng bay giữa ngày xưa.