Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 có đáp án (5 phiếu)


Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Bài 1: a) Gạch chân vào chữ cái trước từ chỉ lòng nhân hậu tình thương yêu con người:

a. thương người

b. nhân từ

c. khoan dung

d. nhân ái

e. thông minh

f.      thiện chí

g. đùm bọc

h. hiền từ

i.  nhân hậu

b) Khoanh vào chữ cái trước từ gần nghĩa với từ “đoàn kết

   a. hợp lực

   b. đồng lòng

   c. đôn hậu

   d. trung thực

Bài 2:

a. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “nhân hậu”: ……………………………….

b. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “đoàn kết”: ………………………………...

Bài 3:Dùng gạch dọc để xác định từ đơn, từ phức trong 2 câu thơ sau:

                    Rất công bằng, rất thông minh

                 Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang

Bài 4: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

   a. Hiền như …………………

   b. Dữ như …………………...

   c. Lành như ………………………….

   d. Thương nhau như …………………

Bài 5: Gạch chân dưới các từ láy trong đọan thơ sau:

Góc sân nho nhỏ mới xây

Chiều chiều em đứng nơi này em trông

Thấy trời xanh biếc mênh mông

Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy

Bài 6: Tìm:

a) Hai từ ghép có nghĩa tổng hợp: …………………………………………………………

b) Hai từ ghép có nghĩa phân loại: ………………………………………………………….

Bài 7: Đặt câu với mỗi từ sau:

   trung thực: ……………………………………………………………………………

   nhân hậu: ……………………………………………………………………………

   dã man: ... ……………………………………………………………………………

Đáp án:

Bài 1: a) Gạch chân   vào chữ cái trước từ chỉ lòng nhân hậu tình thương yêu con người:

a. thương người

b. nhân từ

c. khoan dung

d. nhân ái

e. thông minh

f.      thiện chí

g. đùm bọc

h. hiền từ

i. nhân hậu

b) Khoanh vào chữ cái trước từ gần nghĩa với từ “đoàn kết

   a. hợp lực

   b. đồng lòng

Bài 2:

a. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “nhân hậu”: Ganh ghét, đố kị

b. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “đoàn kết”: chia rẽ, bè phái

Bài 3:Dùng gạch dọc để xác định từ đơn, từ phức trong 2 câu thơ sau:

                    Rất /công bằng/, rất/ thông minh

                 Vừa/ độ lượng, /lại/ đa tình,/ đa mang

Bài 4: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

   a. Hiền như bụt

   b. Dữ như hổ

   c. Lành như đất

   d. Thương nhau như anh em ruột thịt

Bài 5: Gạch chân dưới các từ láy trong đọan thơ sau:

Góc sân nho nhỏ mới xây

Chiều chiều em đứng nơi này em trông

Thấy trời xanh biếc mênh mông

Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy

Bài 6: Tìm:

a) Hai từ ghép có nghĩa tổng hợp: bố mẹ, thầy cô

b) Hai từ ghép có nghĩa phân loại: truyện tranh, rau muống

Bài 7: Đặt câu với mỗi từ sau:

   trung thực: Bạn Ngọc Anh là người rất trung thực

   nhân hậu: Bà ngoại em là người phụ nữ có trái tim nhân hậu

   dã man: Con sói trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ thật dã man

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I. Bài tập về đọc hiểu

Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”.

Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được vung nồi ra. “Ha! Ha! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”.

Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng bong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”.

(trích Cái tết của Mèo Con - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Những nhân vật nào đã xuất hiện trong đoạn trích trên?

A. Bác Nồi Đất và Mèo Con

B. Bác Nồi Đất, Chuột Cống và lũ chuột

C. Bác Nồi Đất và lũ chuột

2. Món ăn gì được cất ở bên trong bác Nồi Đồng?

A. Bún đậu mắm tôm

B. Cơm cháy và thịt kho

C. Cơm nguội và cá kho

3. Vì sao bác Nồi Đồng lại sợ bị rơi ra khỏi chạn?

A. Vì phía dưới chạn là hồ nước, mà bác Nồi Đồng lại không biết bơi

B. Vì cái chạn rất cao, rơi xuống không vỡ thì cũng bẹp, bác Nồi Đồng sẽ chết

C. Vì phía dưới chạn là cái bếp lửa đang cháy, bác Nồi Đồng sẽ bị nướng đến khét

Câu 2. Theo em, từ “dừ” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả: Nghe - viết

Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không?

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Điền vào chỗ trống ang hoặc ông

Bèo dạt về đâu hàng nối h….…….,

Mênh mông kh….……. một chuyến đò ng….……..

Kh….……. cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi v….……..

2. Cho đoạn văn sau:

Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt của Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào, hàng xóm và quà bánh cho trẻ em…

(trích Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại - Phạm Văn Đồng)

a. Em hãy gạch chân dưới các từ phức có trong đoạn văn trên.

b. Xếp các từ phức đã được gạch chân ở câu a thành hai loại:

Từ ghép phân loại

Từ ghép tổng hợp

….…….….…….….…….….…….….…….….…….….

…….….…….….…….….…….….…….….…….….….

….…….….…….….…….….…….….…….….…….….

…….….…….….…….….…….….…….….…….….….

….…….….…….….…….….…….….…….….…….….

…….….…….….…….….…….….…….….…….….….

….…….….…….….…….….…….….…….….…….….

…….….…….….…….….…….….…….….…….….….

3. Em hãy tìm 3 từ láy âm đầu, bắt đầu bằng “l”.

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết đoạn văn ngắn kể lại phần mở đầu của câu chuyện Cây khế.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu

Câu 1.

1. B

2. C

3. B

Câu 2.

Từ “dừ” có nghĩa là đã mềm, đã nhừ, đã nhũn ra, chỉ con cá đã được ko đến mềm nục, thấm gia vị.

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

- HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

2.

a. Gạch chân như sau:

Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt của Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào, hàng xómquà bánh cho trẻ em

b.

Từ ghép phân loại

Từ ghép tổng hợp

xa cách, đặc biệt, Việt Nam, cà muối, dưa chua, tương ớt, ngày thường, bây giờ, mừng tuổi, trẻ em

quê hương, mùi vị, thức ăn, ưa thích, đồng bào, hàng xóm, quà bánh

3. 

Gợi ý: lung linh, lấp lánh, lồng lộn, lấp lửng, lơ lửng, long lanh, lóng lánh, lành lạnh, lúc lắc, lắt lẻo…

Câu 3. Tập làm văn

Bài tham khảo

Ngày xửa ngày xưa, cách đây đã rất lâu rồi. Ở một ngôi làng nọ, có một gia đình khá giả chung sống hòa thuận với nhau. Gia đình ấy gồm một người cha già, hai người con trai và hai người con dâu. Đột nhiên một hôm, người cha lâm bệnh nặng rồi qua đời mà không kịp để lại lời dặn dò nào. Sau đám tàng của cha, những người con ngồi lại phân chia gia sản. Lúc này, người anh bộc lộ rõ bản chất tham lam của mình. Anh ta dành hết toàn bộ gia sản. Phân cho người em một cây khế, rồi xua đuổi vợ chồng người em chuyển đến sống ở căn lều nhỏ cạnh gốc cây ấy.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I. Bài tập về đọc hiểu

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trăng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

A. Vì sao nước ở hồ ai quanh bãi đất lại dâng lên mênh mông?

1. Vì mấy hôm nay đập thủy điện xả nước

2. Vì mấy hôm nay trời mưa lớn

3. Vì mấy hôm nay có tuyết rơi

B. Nước đầy, điều gì thú vị xảy ra dưới dòng nước?

1. Lớp bùn đất trở nên dày hơn

2. Các loài cua cá tấp nập xuôi ngược

3. Nhiều loài cá lớn bắt đầu xuất hiện

Câu 2. Em hãy đánh dấu  vào ô trông đứng trước câu trả lời đúng.

Đâu không phải là tên một loài chim được nhắc đến trong bài:

 Cò

 Hải âu

 Sơn ca

 Đại bàng

 Két

 Vạc

 Sếu

 Le

 Vẹt

 Trĩ

 Vịt trời

 Sâm cầm

 Bồ nông

 Mòng

 Cốc

 Hạc

II. Bài tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả: Nghe - viết

Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Điền vào chỗ trống hoặc x

Quê hương tôi có con ….…ông ….…anh biếc

Nước gương trong ….…oi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng ….…uống lòng ….…ông lấp loáng.

2. Cho đoạn văn sau:

Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

a. Em hãy gạch chân dưới các từ láy có trong đoạn văn trên.

b. Xếp các từ láy vừa tìm được vào hai nhóm:

Từ láy âm đầu

Từ láy vần

….…….….…….….…….….…….….…….….…….….

…….….…….….…….….…….….…….….…….….….

….…….….…….….…….….…….….…….….…….….

…….….…….….…….….…….….…….….…….….….

….…….….…….….…….….…….….…….….…….….

…….….…….….…….….…….….…….….…….….….

….…….….…….….…….….…….….…….….…….….

…….….…….….…….….…….….…….….…….….….

3. Em hãy tìm 3 từ ghép tổng hợp. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được để đặt câu.

Câu 3. Tập làm văn

Dựa trên 3 nhân vật: người em, người anh, người cha. Em hãy tưởng tượng và kể lại tóm tắt một câu chuyện do chính em nghĩ ra.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu

Câu 1.

1. B

2. B

Câu 2.

 Cò

 Hải âu

 Sơn ca

 Đại bàng

 Két

 Vạc

 Sếu

 Le

 Vẹt

 Trĩ

 Vịt trời

 Sâm cầm

 Bồ nông

 Mòng

 Cốc

 Hạc

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

- HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

2.

a. Gạch chân như sau:

Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

b.

Từ láy âm đầu

Từ láy vần

lảo đảo, nhẹ nhàng, khoan khoái, múa may, dằng dặc, ngần ngại, rụt rè

thăng bằng

3.

Gợi ý: mua bán, bạn bè, tàu thuyền, hoa quả, bánh trái…

Đặt câu: Khu chợ vào ngày cuối tuần, tấp nập rất nhiều người đến mua các loại bánh trái.

Câu 3. Tập làm văn

Gợi ý cốt truyện:

Một gia đình nọ có hai anh em trai chung sống cùng người cha già.

Hằng ngày họ chăm chỉ cùng nhau làm ruộng, sống qua ngày.

Một hôm, người cha già đổ bệnh nặng.

Hai anh em vô cùng lo lắng, thay phiên nhau ở nhà chăm sóc cha và ra đồng làm việc.

Vì vậy, mỗi ngày chỉ có một người ra đồng, lượng công việc tăng gấp đôi.

Hai anh em không hề than vãn hay tranh cãi nhau, vẫn hiếu thảo chăm sóc người cha già.

Một thời gian sau, người cha khỏi bệnh, mọi người lại trở về cuộc sống hạnh phúc, em đềm như xưa.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I – Bài tập về đọc hiểu

Cậu bé người Nhật

   Tối 16-3, tôi được phái tới trường tiểu học phụ giúp việc phân phát thực phẩm cho người bị nạn sau trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản. Trong hàng người xếp hàng rồng rắn, một cậu bé chừng 9 tuổi mong manh chiếc áo thun và quần đùi đang co ro trong gió rét căm căm. Cậu bé xếp hàng cuối cùng nên tôi sợ đến phiên nó thì chẳng còn thức ăn nên đi đến hỏi thăm.

   Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục. Cha làm việc gần đấy. Từ ban công lầu 3 của trường, cậu bé nhìn thấy người cha mắc kẹt trong chiếc xe bị cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ em chắc cũng không kịp thoát thân. Cậu bé quay người, lau vội dòng nước mắt, giọng run run khi nhắc đến người thân.

   Thấy cậu bé lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người cậu rồi đưa khẩu phần ăn tối cho cậu bé. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn.

   Tôi nghĩ chắc nó sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhung cậu bé ôm túi lương khô, để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “Chắc có nhiều người còn đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”.

(Hà Minh Thành)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1:Tác giả chú ý điều gì trong hàng người xếp hàng nhận thực phẩm?

a- Các học sinh của trường tiểu học

b- Hàng người xếp hàng rồng rắn

c- Cậu bé chừng 9 tuổi co ro trong gió rét

Câu 2: Khi động đất và sóng thần ập đến, cậu bé đã chứng kiến chuyện gì xảy ra với người thân trong gia đình?

a- Người cha mắc kẹt trong chiếc xe, bị cuốn phăng theo dòng nước

b- Nhà cậu ở ven biển nên mẹ và em cậu không kịp thoát thân

c- Cả hai ý trên

Câu 3:Khi người cảnh sát đưa cho túi lương khô (khẩu phần ăn tối), cậu bé đã làm gì?

a- Để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng

b- Ngấu nghiến ăn những miếng lương khô một cách ngon lành

c- Khom người cảm ơn, nhận túi lương khô rồi tiếp tục xếp hàng

Câu 4:Câu nói của cậu bé ở đoạn cuối câu chuyện (“Chắc có nhiều người…cho công công bằng chú ạ !”) cho thấy điều gì ?

a- Cậu sợ người khác phản đối vì bị đối xử không công bằng

b- Cậu luôn nghĩ về người khác, muốn sống thật công bằng

c- Cậu bé chưa cảm thấy đói bụng bằng những người khác.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vào chỗ trống:

a) r, d hoặc gi

Cánh ….iều no…ó

Nhạc trời…..éo vang

Tiếng…iều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

(Theo Trần Đăng Khoa)

b) ân hoặc âng

Thủy Tinh d… nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại n………..đồi núi cao lên bấy nhiêu. Thủy tinh d….d….. đuối sức, cuối cùng phải rút lui.

Câu 2: Dựa vào tiếng cho trước, tìm 1 từ ghép, 1 từ láy để ghi vào ô trống trong bảng:

Tiếng

Từ ghép

Từ láy

mới

……………………….

…………………………..

đẹp

………………………

………………………….

sáng

…………………………

………………………….

Câu 3: Xếp các từ ghép dưới đây bào hai nhóm:

Học lỏm, học hành, học tập, học vẹt, bạn học, bạn hữu, anh em, anh trai

a) Từ ghép có nghĩa phan loại:…………………………………………

b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp:…………………………………………

Câu 4: Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý (ở cột B) cho câu chuyện về người con hiếu thảo, theo cốt truyện sau:

  Ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Khi người mẹ sắp qua đời, bà chỉ mong được ngắm một bông hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích. Người con đi vào rừng sâu, vượt qua bao trở ngại khó khăn để về biếu mẹ bông hoa như ý.

A

B

a) Mở bài

(Giới thiệu):

Chuyện xảy ra từ bao giờ? Nói về ai, về việc gì?

b) Thân bài

- Sự việc mở đầu câu chuyện thế nào? (Người mẹ sắp qua đời…)

- Diễn biến những sự việc tiếp theo ra sao? (Người con đi tìm hoa lan rừng, những khó khăn phải vượt qua….)

- Sự việc kết thúc thế nào? (Người con mang bông hoa về biếu mẹ, người mẹ đón nhận bông hoa…)

c) Kết bài

Nêu kết cục cuả câu chuyện người mẹ ra sao, người con thế nào…- có thể kết hợp nêu suy nghĩ về người con hiếu thảo)

a) Mở bài

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

b) Thân bài

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

c) Kết bài

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Đáp án:

I- 1.c         2.a         3.a          4.b

II-1.

a)

Cánh diều no gió

Nhạc trời réo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

b)

Thủy Tinh dâng  nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Thủy tinh dần dần đuối sức, cuối cùng phải rút lui.

2. Gợi ý :

Tiếng

Từ ghép

Từ láy

mới

mới tinh

mới mẻ

đẹp

đẹp tươi

đẹp đẽ

sáng

sáng rực

sáng sủa

3. a) Từ ghép có nghĩa phân loại: học lỏm, học vẹt, bạn học, anh trai

b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp: học hành, học tập, bạn hữa, anh em

4. Gợi ý (cột B)

a) Mở bài:

- Chuyện xảy ra từ ngày xửa, ngày xưa

- Nói về một người con có tấm lòng hiếu thảo, yêu thương mẹ, dũng cảm vượt qua bao trở ngại, khó khăn để đem niềm vui đến với mẹ.

b) Thân bài

- (Sự việc mở đầu): Người mẹ ốm nặng, sắp qua đời. Bà chỉ khát khao được ngắm một bông hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích.

- (Diễn biến những sự việc tiếp theo): Người con đi tìm bông hoa lan rừng…

+ Đi mãi vào rừng rậm, gai cào rách cả da thịt…

+ Phải chiến đấu với thú dữ (hổ, báo…)

+ Phải vượt qua núi cao, suối sâu…

+ Phải tìm cách leo lên ngọn cây cao, bên bờ vực thẳm để lấy khóm lan rừng màu xanh ngọc bích.

+ Chịu đựng đói khát, mệt mỏi, quyết tâm mang khóm lan đẹp về biếu mẹ ….

- (Sự việc kết thúc): Người con mang bông hoa về biếu mẹ. Người mẹ đón nhận bông hoa lan màu xanh ngọc bích, miệng nở nụ cười mãn nguyện. Bông hoa như có phép lạ, truyền sức sống cho mẹ, xua tan bệnh tật…

c) Kết bài

Người mẹ trở nên khỏe mạnh và sống hạn phúc bên con. Thật kì lạ, bông hoa lan rừng cứ tươi mãi màu xanh ngọc bích, đẹp như tấm lòng hiếu thảo của người con.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1:

Ý nghĩa của câu chuyện Một người chính trực?

A. Phê phán sự thối nát, suy đồi của triều đình phong kiến thời xưa

B. Phê pháp thái độ ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của một số quan lại, lộng thần thời xưa

C. Ca ngợi tấm lòng yêu thương con hết mực của bà thái hậu họ Đỗ

D. Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

Câu 2:

Đọc lại bài thơ “Tre Việt Nam” và cho biết em thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào của người dân Việt Nam được hiện lên thông qua hình ảnh cây tre?

A. Cần cù, đoàn kết

B. Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng

C. Cần cù, đoàn kết, nhân hậu, thông minh

D. Nhân hậu, thông minh

Câu 3:

Giải câu đố sau biết rằng tên sự vật có chứa vần ân hoặc âng

Đi nằm, đứng nằm, nằm thì đứng

Đáp án là cái ….

Câu 4: Điền vào chỗ trống r, d hay gi để hoàn chỉnh những câu sau:

a ngõ gặp anh hùng

Tránh vỏ …ưa gặp vỏ …ừa

Câu 5:

Tìm các từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Câu 6:

Em hãy phân loại những từ sau đây vào hai nhóm đã cho ở bên dưới

Bánh trái, bánh rán, cây chanh, cây ổi, bánh nếp, xe cộ, xe đạp, chim chóc, chim sẻ, chim bồ câu, xe máy, máy móc, máy cày, máy in, máy kéo, cây cối, cây cam, bánh gai

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép phân loại







Câu 7:

Cho các từ láy sau đây, em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm phù hợp

Khấp khểnh, lập lòe, ngay ngắn, đầy đặn, xám xịt, nặng nề, ầm ầm, sôi nổi, lôi thôi, lanh chanh, lách cách, tí tách, xa xa, ào ào, xanh xanh, tim tím

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở âm đầu

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở vần

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở âm đầu và vần




Câu 8:

Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy? Vì sao?

(tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng)

Câu 9:

Em hãy ghi lại các sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Câu 10:

Ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính?

A. Ca ngợi sự thông minh, cơ trí và kiên quyết của nhà vua đã tìm ra được nhà thơ chân chính, độc nhất tại vương quốc

B. Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền

C. Phê phán thái độ gian dối, hèn nhát của những nhà thơ và nghệ nhân đã khuất phục trước cường quyền

D. Phê phán tên vua bạo ngược, hống hách khiến dân chúng khốn khổ

Câu 11:

Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên

Đáp án:

Câu 1:

Ý nghĩa của câu chuyện Một người chính trực:

Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

Đáp án đúng: D.

Câu 2:

Thông qua hình ảnh cây tre, thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam đó là: Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Đáp án là cái chân

Câu 4:

Ra ngõ gặp anh hùng

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Câu 5:

- Từ ghép: cửa bể, chiều hôm, cánh buồm, ngọn nước, nội cỏ, chân mây, mặt đất

- Từ láy: xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh

Câu 6:

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép phân loại

bánh trái, chim chóc, xe cộ, máy móc, cây cối

bánh rán, chim sẻ, chim bồ câu, xe đạp, xe máy, 

máy cày, máy in, máy kéo, cây cam, cây chanh,

cây bổi, bánh nếp, bánh gai


Câu 7:

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở âm đầu

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở vần

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở âm đầu và vần

khấp khểnh, lập lòe, ngay ngắn, đầy đặn, xám xịt, nặng nề, tí tách

sôi nổi, lôi thôi, lanh chanh, lách cách

tim tím, xanh xanh, ào ào, xa xa, ầm ầm


Câu 8:

Các từ này đều là từ ghép, vì hai tiếng trong từng từ đều có nghĩ, quan hệ giữa các tiếng trong mỗi từ đều là quan hệ về nghĩa. Các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy, chứ không phải từ láy.

Câu 9:

Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá khóc

Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt

Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện

Sự việc 4: Gặp bọn nhện , Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm hại Nhà Trò

Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do

Câu 10:

Ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính:

Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền

Đáp án đúng: B.

Câu 11:

Hướng dẫn giải

Người mẹ ốm như thế nào?

-> Ốm rất nặng, đã thử nhiều loại thuốc, cầu cạnh nhiều vị danh y nhưng vô phương cứu chữa

- Người con chăm sóc mẹ như thế nào?

-> Người con thương và lo lắng cho mẹ, chăm sóc mẹ tận tụy đêm ngày

- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?

-> Phải tìm một loại thuốc quý hiếm, phải đi tìm tận rừng sâu

- Người con đã vượt qua khó khăn, hiểm trở như thế nào?

->  Người con lăn lội vượt qua rừng thiêng nước độc để tìm được vị thuốc quý

- Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào?

-> Cảm động trước sự quyết tâm và lòng hiếu thảo của người con, bà tiên đã hiện lên tặng cho con vị thuốc quý để cứu mẹ

Đáp án đúng

Tham khảo bài văn sau

             Ở một ngôi làng nọ, có hai mẹ con đùm bọc rau cháo nuôi nhau sống qua ngày. Người mẹ không may lâm bệnh nặng. Cô con gái hiếu thảo thương mẹ nên không quản ngại vất vả mà chăm sóc đêm ngày. Thế nhưng bệnh tình của người mẹ vẫn không thuyên giảm. Có người bày cho cô rằng muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải vào tận rừng sâu, băng qua một vùng đầm lầy nhiều rắn rết, vượt qua một con suối sâu, băng qua một ngọn núi hiểm trở để tới được nơi có trồng một vườn hoa màu trắng, ngắt lấy một bông đem về sắc lấy thuốc cho mẹ thì bệnh tình tự nhiên khỏi. Nghe vậy cô bé quyết tâm lên đường đi tìm vị thuốc quý. Băng qua bao nhiêu khó khăn nguy nan, vượt qua muôn trùng hiểm trở, có lúc tưởng như đã bỏ cuộc nhưng vì nghĩ đến mẹ cô bé lại lau nước mắt và cắn răng đi tiếp. Cuối cùng cô cũng bước tới được cánh đồng hoa màu trắng và ngắt lấy một bông. Cụ già chăm sóc vườn hoa cảm động trước sự hiếu thảo của cô bé, bèn hô biến một cỗ xe ngựa biết bay đưa cô bé an toàn về tới tận nhà. Có được vị thuốc quý, cô gái sắc lấy thuốc để mẹ uống, chẳng bao lâu thì bệnh tình mẹ thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Hai mẹ con cảm động, lạy tạ cảm ơn trước sự giúp đỡ của cụ già. Từ đó họ lại sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau cho tới khi già.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác: