X

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 5

Top 30 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ 30 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5.

Top 30 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: .... phút

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

CÔ BÉ CHÂN NHỰA

Lê sống cùng bố mẹ và em trai trên một ngọn đồi nhỏ xanh ngát. Từ khi sinh ra, Lê chỉ có một chân nên đi lại rất khó khăn. Ở trường, các bạn gọi Lê là “Lê chân nhựa”.

Hôm nay, mẹ đi làm đồi về, trông thấy Lê ngồi bên bậc cửa, khuôn mặt buồn rười rượi nhìn về phía ngọn đồi bên kia. Mẹ tiến lại gần, hỏi con gái: “Lê, con làm sao thế?”. Lê sợ mẹ lo lắng, chỉ mỉm cười và đáp: “Dạ, con không sao mẹ ạ!”. Buổi chiều, khi bố mẹ vắng nhà, Lê gọi em trai lại và bảo: “Núi ơi, em có thể dẫn chị đi sang ngọn đồi bên kia được không?”.

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

- Không được đâu chị ơi! Chân chị như thế này, sang đó sẽ nguy hiểm lắm!

- Em trai hoảng hốt đáp.

Nghe vậy, Lê chỉ im lặng, đưa mắt nhìn xa xăm. Tối đến, Núi kể với mẹ câu chuyện lúc chiều. Mẹ đau lòng nhìn Lê đang vất vả tập đi với chiếc chân nhựa, khẽ hỏi Lê: “Ngày mai, con có muốn lên rừng cùng mẹ không?”. Mắt Lê sáng long lanh:

- Dạ, thật không hả mẹ? Con muốn! Con rất muốn được sang ngọn đồi bên kia a!

Từ hôm ấy, mỗi ngày bố mẹ đều đưa Lê lên rừng, dắt con gái tập đi từng quãng, từng quãng một. Quãng rừng ngày hôm sau sẽ dài và trắc trở hơn quãng rừng ngày hôm trước.

Một ngày nọ, Lê đột nhiên hỏi mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay bố mẹ có thể cho con tự đi một mình được không ạ?”. Dù không yên tâm, nhưng mẹ vẫn ân cần nói với Lê: “Ừ, nhưng con hãy nhớ đi thật chậm và cẩn thận nhé con!”.

Hôm ấy, Lê một mình bước từng bước đi sang ngọn đồi bên kia bằng chân nhựa. Lê bị ngã không biết bao nhiêu lần, nhưng em vẫn nỗ lực đứng dậy và đi tiếp. Đến nơi, chân Lê đầy vết trầy xước. Dù đau nhức một bên chân, nhưng trong lòng Lê lại rộn ràng, hân hoan một cảm giác hạnh phúc mà trước nay chưa từng có.

Bố mẹ và em trai nép sau gốc chà là xúc động nhìn Lê, mắt ướt nhòe đi.

Theo Nhung Ly

Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao các bạn gọi Lê là “Lê chân nhựa”?

A. Vì nhà Lê chuyên làm chân nhựa để bán.

B. Vì đôi chân của Lê được làm bằng nhựa.

C. Vì Lê chỉ có một chân thật và một chân nhựa.

D. Vì cả hai chân của Lê bị tật phải dùng chân nhựa để đi lại.

Câu 2 (0,5 điểm). Bố mẹ đã làm gì để giúp Lê tập đi?

A. Mỗi ngày bố mẹ đều dắt Lê tập đi ở những con đường ngắn nhưng trắc trở.

B. Mỗi ngày bố mẹ đều đưa Lê lên rừng, dắt Lê tập đi từng quãng.

C. Mỗi ngày bố mẹ đều dắt Lê tập đi vòng quanh nhà.

D. Bố mẹ luôn an ủi, động viên Lê.

Câu 3 (0,5 điểm). Lê đã gặp khó khăn gì khi tự mình sang ngọn đồi bên kia?

A. Lê ngã không biết bao nhiêu lần.

B. Chân của Lê đầy vết xước.

C. Lê khát nước và đuối sức.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 4 (0,5 điểm). Khi qua được ngọn đồi bên kia một mình, Lê cảm thấy thế nào?

A. Lê cảm thấy xúc động, mắt ướt nhòe từ lúc nào không hay.

B. Đôi mắt Lê sáng long lanh, khuôn mặt tràn đầy hạnh phúc.

C. Lê thấy lòng rộn ràng, hân hoan, tràn đầy hạnh phúc.

D. Cả B và C đều đúng.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Muốn tra nghĩa của từ cắm trong từ điển, em làm thế nào? (Đánh số thứ tự các bước vào ô trống)

☐ Đọc nghĩa của từ cắm

☐ Chọn từ điển phù hợp

☐ Tìm từ cắm

☐ Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ C

☐ Đọc ví dụ để hiểu nghĩa và cách dùng từ cắm

Câu 6 (2,0 điểm). Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi:

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

 

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

a. Từ ngữ khăn, thương nhớ được lặp lại mấy lần?

b. Việc lặp đó có tác dụng gì?

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm). Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách mà em đã đọc.

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

BÀI LÀM

……………………………….………………………………………………………

……………………………….………………………………………………………

……………………………….………………………………………………………

……………………………….………………………………………………………

……………………………….………………………………………………………

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau: 

NGÀY HẠNH PHÚC

Hôm nay, trường tôi tổ chức ngày hội “Mẹ và con”. Trong ngày này, các con sẽ cùng mẹ tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa ở trường. Tôi đứng ngắm sân trường nhộn nhịp như một lễ hội với các gian hàng, các trò chơi và sân khấu biểu diễn nghệ thuật. Một nỗi buồn len nhẹ vào trái tim tôi.

Mẹ mất từ khi anh em tôi còn nhỏ. Bố vừa làm cha vừa làm mẹ, nuôi chúng tôi khôn lớn. Mỗi sáng, bố thức dậy trước cả nhà để chuẩn bị sách vở, quần áo rồi đưa chúng tôi đến trường. Công việc rất vất vả, vậy mà bố vẫn luôn cố gắng dành thời gian để nghe tôi kể chuyện ở trường. Dù không có mẹ, anh em tôi vẫn hạnh phúc đủ đầy trong tình yêu thương của bố.

Đang suy nghĩ, tôi bỗng thấy phía xa, một bóng dáng cao lớn quen thuộc. Bố tôi mặc một bộ đầm nữ màu xanh lá và đội chiếc mũ rộng vành. “Con yêu! Mẹ của con đã ở đây!” – Bố cười lớn, tiến về phía tôi. Ôi! Tôi không thể tin vào mắt mình! Sau vài phút sửng sốt, tôi chạy lại, ôm chầm lấy bố: “Bố đẹp quá, bố ơi!”.

Dường như một vài ánh mắt ngạc nhiên, nhưng mọi người nhanh chóng hiểu chuyện. Với khiếu nói chuyện hài hước, bố khiến tất cả mọi người đều vây quanh. Nhiều bạn bày tỏ sự ngưỡng mộ trước ý tưởng độc đáo của bố. Chúng tôi cười đùa và chạy nhảy khắp nơi, cảm nhận tình yêu thương tràn ngập. Các bạn mời bố con tôi tham gia thi trò chơi nhóm đôi mẹ – con. Một bác chụp ảnh cho bố con tôi và nói: “Đây là tình yêu thật sự!”.

Ngày hội kết thúc, bố và tôi bước ra khỏi cổng trường trong những ánh mắt ngưỡng mộ. Bố – người hùng đã không chỉ chiếm được trái tim của tôi, mà còn của mọi người xung quanh. Tôi tự hào về bố. Đó là một ngày hạnh phúc mà tôi sẽ không bao giờ quên.

Theo Mai Hiền

Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao nhân vật “tôi” cảm thấy buồn?

A. Vì không thích ngày hội “Mẹ và con” mà nhà trường tổ chức.

B. Vì nhớ về người mẹ đã mất của mình.

C. Vì không có bạn bè cùng chơi

D. Vì không biết sẽ rủ ai cùng tham gia ngày hội.

Câu 2 (0,5 điểm). Bố đã làm những việc gì để thể hiện tình yêu thương với các con?

A. Mua nhiều quà khi trở về sau những chuyến đi xa

B. Dậy sớm đi chợ nấu bữa sang thật ngon.

C. Biểu diễn cho các con xem tiết mục nghệ thuật.

D. Đóng giả một người phụ nữ đến trường tham gia ngày hội cùng bạn nhỏ.

Câu 3 (0,5 điểm). Bố đã gây ấn tượng tốt với mọi người bằng cách nào?

A. Khoe trang phục kì lạ với các bà mẹ khác.

B. Bộc lộ khiếu hài hước và khả năng giao tiếp

C. Chiến thắng tất cả các trò chơi trong lễ hội.

D. Chia sẻ các kinh nghiệm nuôi dạy con cái.

Câu 4 (0,5 điểm). Thông điệp chính của câu chuyện là gì?

A. Tình yêu thương gia đình vượt qua mọi rào cản.

B. Mọi người nên mặc đẹp khi đi dự tiệc, những nơi sang trọng.

C. Trò chơi giải trí quan trọng với mọi người, giúp chúng ta vui vẻ và thoải mái.

D. Tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ là chìa khóa để mang đến hạnh phúc cho những người thân yêu.

Câu 4 (0,5 điểm).

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Chọn đại từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau và cho biết đại từ đó có tác dụng gì trong câu.

(nó, đó)

a. Hãy lắng nghe tiếng gió trên bãi mía, …. là tiếng xào xạc nhè nhẹ của không gian. Hãy lắng nghe tiếng gió trên trà lúa, …. là tiếng thì thầm của ấm no.

(Theo Băng Sơn)

b. Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và …. thấy trời bé tí, chỉ bằng cái miệng giếng thôi. Còn ...... thì oai ghê lắm, vì....... mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ.

(Truyện Ếch ngồi đáy giếng)

Câu 6 (2,0 điểm): Điền cặp kết từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a. ….. mặt trời lên…. giọt sương sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.

b. ……. giọt sương không tồn tại được lâu……….. nó sinh ra không phải là vô ích.

c. ………… giọt sương đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên …….. nó không bị mất đi.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

GẤP GIẤY (trích)

Thầy Đa-vít chậm rãi bước lên bục giảng. Đột nhiên, thầy rút từ trong túi xách ra một tờ giấy A4 và khẽ gấp đôi lại.

- Các bạn nói xem, tờ giấy này còn gấp được nữa không? - Thầy Đa-vít hỏi.

- Dạ có ạ. - Cả lớp học đồng thanh.

Thầy Đa-vít gật đầu tán thành. Sau đó, thầy tiếp tục gấp đôi mảnh giấy.

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

- Nào, còn gấp được nữa không các em?

- Dạ, gấp được ạ. - Cả lớp hô vang.

Thầy Đa-vít cười nhẹ, tỏ vẻ đồng ý, rồi thầy lại từ từ gấp tiếp mảnh giấy. - Bây giờ thì sao?

- Dạ, vẫn gấp được nữa ạ.

Sau những tiếng trả lời rôm rả của học trò, thầy Đa-vít cứ gấp tiếp, gấp tiếp... đến khi tờ giấy A4 ban đầu đã trở thành một cục nhỏ và chắc chắn, thầy thong thả bước xuống bục giảng và bảo: “Bây giờ, em nào có thể gấp tiếp cục giấy này cho thầy nào!”. Lớp học chợt sôi động, thi nhau xung phong lên gấp giấy cho thầy. Thế nhưng, kết quả là cục giấy ấy cứng đờ và không thể gấp lại được nữa.

Lúc bấy giờ, thầy mới ôn tồn giảng giải: “Các em thấy không, khi chỉ là một tờ giấy, các em có thể thỏa sức gấp nó. Thế nhưng, khi đã có nhiều nếp giấy gấp lại rất chắc chắn, như cục giấy trên tay thầy đây, các em sẽ không thể làm gì được nữa. Cũng giống như trong cuộc sống, nếu các em làm việc gì đó một mình, thì sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu ta chung sức, đồng lòng, thì chúng ta sẽ là một khối đoàn kết giành được mọi chiến thắng.”.

Thầy vừa dứt lời, cả lớp vỗ tay rào rào thán phục và cảm ơn bài học đáng quý của thầy.

Theo Nhung Ly

Câu 1 (0,5 điểm). Khi bước lên bục giảng, thầy Đa-vít đã có hành động gì?

A. Thầy gấp tờ giấy A4 trở thành một cục nhỏ.

B. Thầy phát cho mỗi bạn học sinh một tờ giấy A4.

C. Thầy rút từ trong túi sách ra một tờ giấy A4 và gấp đôi lại.

D. Thầy hỏi các bạn học sinh tờ giấy trên tay thầy còn gấp được không.

Câu 2 (0,5 điểm). Thầy Đa-vít đã gấp được gì từ tờ giấy A4?

A. Một cục giấy nhỏ cứng đờ, không gấp lại được nữa.

B. Thầy Đa-vít không gấp được gì từ tờ giấy A4 đó.

C. Một cục đá nhỏ cứng đờ, rất chắc chắn.

D. Một cục giấy to, tròn và rất chắc chắn.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao các bạn nhỏ không thể gấp được cục giấy của thầy Đa-vít?

A. Vì cục giấy đó đã tạo thành một khối, cứng đờ, rất chắc chắn.

B. Vì các bạn nhỏ không biết cách gấp cục giấy đó.

C. Vì cục giấy đó rất to, cứng và chắc chắn.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao thầy Đa-vít lại bảo các bạn nhỏ tiếp tục gấp giấy hộ thầy?

A. Vì thầy bị đau tay nên không gấp được.

B. Vì thầy muốn các bạn được trải nghiệm gấp giấy.

C. Vì thấy muốn dạy các bạn nhỏ cách giải một bài toán khó.

D. Vì thầy muốn dạy các bạn nhỏ về sự đoàn kết trong cuộc sống.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Khoanh vào đại từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng để làm gì.

a. Các bạn ở đây

Ai giúp một tay

Cày bừa ruộng đất?

(Võ Quảng)

b. Mẹ cho con mấy quyển vở ạ?

Câu 6 (2,0 điểm) Muốn tra nghĩa của từ cắm trong từ điển, em làm thế nào? (Đánh số thứ tự các bước vào ô trống)

☐ Đọc nghĩa của từ cắm

☐ Chọn từ điển phù hợp

☐ Tìm từ cắm

☐ Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ C

☐ Đọc ví dụ để hiểu nghĩa và cách dùng từ cắm

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ “Tiếng chổi tre”.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Xem thử Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CD




Lưu trữ: Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 (sách cũ)

Xem thêm bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác: