Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 có đáp án (10 đề)


Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 có đáp án (10 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 có đáp án (10 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Tiếng Việt 5 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 5.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Một vụ đắm tàu (Trang 179 - TV5/ Tập 2)

2. Con gái (Trang 189 - TV5/Tập 2)

3. Thuần phục sư tử (Trang 198 - TV5/Tập 2)

4. Tà áo dài Việt Nam (Trang 207 - TV5/Tập 2)

5. Công việc đầu tiên (Trang 215 - TV5/Tập 2)

6. Út Vịnh (Trang 232 - TV5/Tập 2)

7. Những cánh buồm (Trang 241 - TV5/Tập 2)

8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trang 249 -TV5/Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Những con sói trong tâm hồn

Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.

Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”

Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”

Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”

Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”

Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

(Theo Gia đình Online)

1. Cậu bé bực tức vì chuyện gì? (0.5 điểm)

A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu

B. Bị bạn khác lớp bắt nạt

C. Bị điểm kém dù mình không làm sai

D. Bị bạn cùng lớp hiểu lầm mà không thể giải thích rõ.

2. Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe? (0.5 điểm)

A. Người ông dẫn cháu đi ăn kem, đi chơi để tâm trạng của cháu thoải mái.

B. Người ông hỏi rõ sự việc cháu gặp phải để đưa lời khuyên tốt nhất cho cháu.

C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.

D. Người ông nghiêm khắc phê bình cháu rằng sau này không được chơi với những người bạn xấu như thế.

3. Theo ông, trong tâm hồn chúng ta nuôi dưỡng hai con sói như thế nào? (1 điểm)

4. Theo ông, con sói nào đã chiến thắng ở cuộc chiến trong tâm hồn? (0.5 điểm)

A. Con sói hiền lành

B. Con sói giận dữ

C. Không con nào chiến thắng cả, chúng buộc phải sống hòa hợp với nhau.

D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.

5. Theo em, người ông kể câu chuyện về những con sói trong tâm hồn cho người cháu nhằm mục đích gì? (1 điểm)

6. Em học được bài học gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)

7. Đọc câu văn sau và lựa chọn một nhận định đúng? (0.5 điểm)

Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn.

A. Đây là câu đơn có nhiều vị ngữ.

B. Đây là câu ghép có 2 vế câu.

C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.

D. Đây là câu ghép có 4 vế câu.

8. Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau? (0.5 điểm)

Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.

B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

C. Ngăn cách các thành phần cùng chức vụ trong câu.

D. Đánh dấu nội dung bên trong để người xem chú ý.

9. Gạch dưới từ không cùng nhóm với những từ sau và giải thích vì sao từ đó không cùng nhóm. (0.5 điểm)

nhi đồng, con nít, trẻ con, trẻ ranh, trẻ em, tuổi trẻ, nhóc con

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

THUẦN PHỤC SƯ TỬ

Một tối, khi sư tử đã no nê, nằm bên chân Ha-li-ma ngoan ngoãn như một con mèo lớn, Ha-li-ma khấn Đức A-la che chở cho nàng, rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của nó. Con vật giật mình, chồm dậy. Nhưng bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi.

Ha-li-ma chạy ngay tới nhà giáo sĩ. Cụ già mỉm cười:

- Chỉ trong ít ngày, bằng trí thông minh, lòng kiên nhẫn và cử chỉ dịu dàng, con đã thuần phục được một con sư tử hung dữ. Lẽ nào con không làm mềm lòng nổi một người đàn ông vốn yếu đuối hơn sư tử rất nhiều? Con đã nắm được bí quyết rồi đấy.

Theo TRUYỆN DÂN GIAN A-RẬP

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu

2. (0.5 điểm) C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.

3. (1 điểm) Tâm hồn chúng ta được nuôi dưỡng bởi hai con sói:

- Một con hiền lành, không làm hại ai, sống hòa hợp với mọi người. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm một cách khôn ngoan, đúng đắn.

- Một con lúc nào cũng giận dữ, đánh nhau với tất cả mọi người.

4. (0.5 điểm) D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.

5. (1 điểm) GV chấm ý của học sinh

Gợi ý:

Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn mình cho cháu nghe nhằm mục đích khuyên cháu rằng: “Sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù cháu.” Bởi vậy hận thù, ghét bỏ không phải là cách làm đúng đắn mỗi khi cháu đối diện với những chuyện không vui. Cần suy xét kĩ càng và giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan và đúng đắn.

6. (1 điểm) GV chấm ý của học sinh

Gợi ý:

Trong cuộc sống bản thân mỗi người cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện chính bản thân mình, sống hoà hợp với những người khác. Khi xảy ra những vấn đề trong cuộc sống cần suy xét một cách kĩ càng và giải quyết một cách khôn ngoan, đúng đắn.

7. (0.5 điểm) C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.

/ sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh / không bao giờ tấn công ai cả,

C1 V1 C2 V2

bởi vìsự tấn công / đã không được dự tính sẵn.

C3 V3

8. (0.5 điểm) A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.

9. (0.5 điểm) Từ không cùng nhóm với các từ còn lại là từ “tuổi trẻ”. Vì “tuổi trẻ” là chỉ những người ở độ tuổi thanh niên, thiếu niên. Còn những từ còn lại thì lại được dùng để chỉ những người nằm trong độ tuổi dưới 16 tuổi.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: (4 điểm)

A. Mở bài: Giới thiệu về khu vui chơi, giải trí em muốn tả (0.75 điểm)

B. Thân bài

- Tả bao quát khung cảnh: Ở đâu, rộng lớn hay không, không khí như thế nào, có nhiều người qua lại không (1 điểm)

- Tả chi tiết: Miêu tả chi tiết từng khu vực ở khu vui chơi, giải trí. Chú ý lồng ghép tả hoạt động của mọi ng ở từng khu (1.5 điểm)

C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về khu vui chơi, giải trí đó (0.75 điểm)

* Về hình thức: (2 điểm)

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo

Công viên Thủ Lệ là một nơi vui chơi, giải trí thích thú nhất của em. Nhân kỳ nghỉ lễ dài ngày 30-4 và 1-5, một buổi chiều, em được bố mẹ cho đi chơi ở đó, để "xả hơi" trước khi vào kỳ thi cuối cấp tiểu học của em.

Công viên Thủ Lệ có 3 cổng, 2 chính, 1 phụ. Khi qua cổng chính phía Tây, sơn màu xanh rêu, em thấy trước mặt là một đài phun nước. Sau đài phun nước, là khu vui chơi với các trò xe điện đụng, đạp vịt, nhà phao, ném bóng... Mỗi trò chơi đều có cái hấp dẫn riêng của nó. Em thích nhất là trò chơi đạp vịt, vì em có thể vừa ngắm cảnh thiên nhiên, vừa ăn quà vặt trên lưng vịt.

Đường dẫn vào khu chuồng thú, là những chiếc cầu xây cong cong duyên dáng. Công viên hôm ấy rất đông các em nhỏ và các bạn cùng trang lứa với em. Người người qua lại tham quan rất nhộn nhịp. Từ xa, em đã nghe tiếng gầm vang khắp Công viên của sư tử, của hổ. Những con báo đốm có tốc độ phi thường và leo trèo rất giỏi nơi hoang dã, thì ở đây, lại rất ngoan ngoãn, đủng đỉnh dạo quanh khung chuồng, như muốn làm một màn chào hỏi mọi người. Những chú khỉ vui tính có cử chỉ khéo léo như người, hết tiếp nhận những quả chuối chín từ tay du khách, chia cho các con nhỏ ăn, lại âu yếm nhau, bắt chấy cho nhau, và leo trèo nhanh thoăn thoắt. Thương cho bác voi to đùng nhưng hiền lành quá, để đám côn trùng bắt nạt, quấy nhiễu. Đôi tai to như chiếc quạt và chiếc đuôi mềm dẻo cứ phải vẫy vẫy, quất đi quất lại mà không hết khó chịu. Chiếc vòi mềm mại, khéo léo như đôi tay văng đi, văng lại, thỉnh thoảng hít hít xuống đống cỏ, rồi quấn nắm cỏ vào mồm nhai. Dưới bể có khung lưới sắt kia, là những "người hùng dưới nước" – cá sấu, con bơi dưới nước, con nằm im như đống bê-tông để chìa ra những răng nanh nhọn hoắt trông gớm ghiếc. Qua khu vực thú dữ, đến khu nuôi nhốt thú gặm nhấm. Những chú chuột bạch thì loanh quanh trong một cái thùng kim loại sơn trắng. Mấy chị thỏ rừng chạy nhảy tung tăng với đàn con nhỏ trong sân chuồng thật đáng yêu. Bên kia đường nhỏ trong công viên, mấy chị nai lúc ngơ ngác, lúc cúi xuống từ tốn gặm cỏ, rồi lạnh lùng bỏ đi như đang xấu hổ với ai.

Qua một chiếc cầu để đến khu nuôi gia cầm. Ở đây, em được nghe những âm thanh huyên náo của chim hót, vịt kêu, gà gáy, và cả tiếng mấy chị gà mái gọi trống "tục!" tục!". Đẹp nhất là mấy chị công đang khoe bộ đuôi nhiều màu sắc cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của mình. Những con chim trĩ có chiếc mào đẹp đang nhảy nhót, hót líu lo trên cành. Thong thả dạo bộ về phía đền Voi Phục, em lại bị cuốn hút bởi mấy bác trung niên đang say mê nặn và bán tò he, với hình thù các con vật, hoa, lá và các đồ chơi khác nhau đủ sắc màu. Em được bố mua cho các nhân vật Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Chư Bát Giới, Yêu quái Bạch Cốt Tinh, tất cả được nặn bằng bột màu khéo léo trông thật đáng yêu.

Trời đã xế chiều, chân em cũng thấm mỏi, được bố mẹ mua cho que kem thơm mùi cốm, mút cho đã khát. Chưa hết que kem, em đã thấy hiện ra ngay trước mắt một chiếc cổng mới xây theo kiểu cổ trước đền Voi Phục, để ra phố Kim Mã. Nhìn từ phố Kim Mã, khung cảnh Công viên Thủ Lệ đẹp đến kì diệu. Mặt hồ nước trong xanh bao quanh một rừng cây xanh ngắt. Mấy "cô" thiên nga trắng điệu đà đang chở từng đôi trai gái trên lưng mình dạo chơi, đón những luồng gió mát. Nắng vàng nhạt hắt trọn lên những tầng cao của tòa nhà Khách sạn Daewoo cũng phản bóng xuống hồ nước, tạo nên một bức tranh đẹp lộng lẫy.

Em rất thích đến Công viên Thủ Lệ, vì mỗi lần đến, là một lần được khám phá bao điều bổ ích và mới lạ trong thế giới thiên nhiên. Em mong sao Công viên Thủ Lệ có nhiều thú hơn, để chúng em và các bạn nhỏ được thăm quan, chiêm ngưỡng. Và mong sao, Thủ Lệ mãi mãi sạch sẽ, xanh tươi, thực sự là "lá phổi" của Thành phố.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Thông tư 27 có đáp án (9 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 2)

A. Kiểm tra Đọc (10đ)

I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 33, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. mỗi học sinh đọc 1 đoạn ( trong bài bốc thăm đươc sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Đọc hiểu: (7 điểm):

Đọc thầm bài văn sau:

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: (0,5 điểm):Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Viết câu trả lời của em:…………………………

Câu 2: (0,5 điểm): Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:

a. Được

b. Mừng

c. Lo

d. Không

Câu 3: (0,5 điểm): Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

a. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

b. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

c. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.

d. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Câu 4: (0,5 điểm): Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

a. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

b. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

c. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

d. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

Câu 5:( 1 điểm): Vì sao chị Út muốn được thoát li?

a. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

b. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

c. Vì chị muốn rời khỏi gia đình.

d. Vì chị muốn rải truyền đơn.

Câu 6: ( 1 điểm): Nội dung cùa bài văn trên là gì?

Câu 7: (0,5điểm): Câu: “ Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?

a. Câu hỏi

b. Câu cầu khiến

c. Câu cảm

d. Câu kể

Câu 8: (0,5 điểm): Dấu phẩy trong câu: “ Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

d. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.

Câu 9: (1điểm): Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?

Câu 10: (1điểm): Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp vào chỗ chấm (đất nước, ngày mai)

Trẻ em là tương lai của…………….Trẻ em hôm nay, thế giới ……………

B. Kiểm tra Viết: 60 phút

I. Viết chính tả (nghe- viết): 2 điểm

Giáo viên đọc cho học sinh viết.

Chiếc áo của ba

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi . Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hành quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục thực sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

II. Tập làm văn: 8 điểm

Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em ở trường.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu: (7 điểm):

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 1: Học sinh trả lời đúng: (rải truyền đơn) đạt 0,5 điểm

Câu 2: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm

Câu 3: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm

Câu 4: Học sinh khoanh vào ý b đạt 0,5 điểm

Câu 5: Học sinh khoanh vào ý b đạt 1 điểm

Câu 6: Học sinh trả lời đúng đạt 1 điểm ( nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng)

Câu 7: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm

Câu 8: Học sinh khoanh vào ý b đạt 0,5 điểm

Câu 9: Học sinh trả lời đúng đạt 1 điểm (anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang)

B. Kiểm tra Viết

I.Viết chính tả: 2 điểm

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( sai phụ âm đầu hoạc vần, thanh; chữ thường, chữ hoa): trừ 0,2 điểm.

- Nếu chữ viết viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trính bày dơ bẩn bị trừ 0,2 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: 8 điểm

TT Điểm thành phần Mức điểm
1 Mở bài (1đ) 1 0,75 0,5 0,25
2a Thân bài(4đ) Nội dung (1,5đ) 1,5 1 0,5 0,25
2b Kĩ năng (1,5đ) 1,5 1 0,5 0,25
2c Cảm xúc (1đ) 1 0,75 0,5 0,25
3 Kết bài (1đ) 1 0,75 0,5 0,25
4 Chữ viết chính tả (0,5đ) 0,5 0,25
5 Dùng từ đặt câu (0,5đ) 0,5 0,25
6 Sáng tạo (1đ) 1 0,5

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 3)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Đọc thành tiếng.

2. Đọc thầm và làm bài tập.

Đọc thầm bài văn:

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói:

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.

C. Đêm đó chị ngủ yên.

Câu 2. Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)

A. Câu cầu khiến.

B. Câu hỏi.

C. Câu cảm.

D. Câu kể.

Câu 3. Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B. Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.

C. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

Câu 4. Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (0,5 điểm)

A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, vừa đi truyền đơn vừa rơi.

C. Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Câu 5. Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (0,5 điểm)

A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

C. Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.

Câu 7. Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (1,0 điểm)

Câu 8. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1,0 điểm)

Câu 9. Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (1,0 điểm)

Câu 10. Viết 1 câu tục ngữ, ca dao nói đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta (1,0 điểm)

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả (Nghe - viết) (2,0 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Tà áo dài Việt Nam

Viết đoạn: Từ những năm... thanh thoát hơn.

(Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 122)

2. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt những năm học qua. Em hãy tả cảnh ngôi trường và nói lên tình cảm của mình trước lúc xa trường.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3,0 điểm)

* Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc).

* Nội dung kiểm tra:

- HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5 hoặc một đoạn văn không có trong SGK (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).

- HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

* Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì.

* Cách đánh giá, cho điểm: Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1,0 điểm

- Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1,0 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1,0 điểm

(HS trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được không tính điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Đọc thầm và làm bài tập. (7,0 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án đúng A B C B C B
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Học sinh nào chọn 2, 3 ý trong một câu thì không được điểm câu đó.

Câu 7. (1,0 điểm)

Rải truyền đơn.

Câu 8. (1,0 điểm)

Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Câu 9. (1,0 điểm):

Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Câu 10. (1,0 điểm)

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

(Học sinh có thể viết các câu khác)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (2,0 điểm) Thời gian 20 phút

GV đọc cho học sinh viết đoạn : “Từ những năm … thanh thoát hơn.” Trong bài: Tà áo dài Việt Nam (TV5 – Tập 2 – Trang 122)

* Cách đánh giá, cho điểm:

- Tốc độ đạt yêu cầu ; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1,0 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1,0 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh ; chữ thường, chữ hoa) : trừ 0,1 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày dơ bẩn trừ 0,2 điểm.

II. Tập làm văn (8,0 điểm) : Thời gian 35 phút

Đề bài: Ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt những năm học qua. Em hãy tả cảnh ngôi trường và nói lên tình cảm của mình trước lúc xa trường.

* Yêu cầu.

- Học sinh viết được bài văn tả cảnh ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.

* Cách đánh giá, cho điểm:

* Mở bài (1,0 điểm)

* Thân bài (4,0 điểm) :

- Nội dung (1,5 điểm)

- Kĩ năng (1,5 điểm)

- Cảm xúc (1,0 điểm)

* Kết bài (1,0 điểm)

* Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).

* Sáng tạo (1,0 điểm)

- Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên : 8,0 điểm

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết..

* Lưu ý :

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ ; hoặc trình bày bẩn bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

- Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.

* Tổ chuyên môn thống nhất cho điểm cụ thể

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 4)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I- Đọc thành tiếng (5 điểm)

- Giáo viên cho học sinh gắp phiếu chọn bài đọc và câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định.

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

CHIẾC KÉN BƯỚM

Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

Theo Nông Lương Hoài

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?

a. Để khỏi bị ngạt thở.

b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.

c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

Câu 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?

a. Vì chú yếu quá.

b. Vì không có ai giúp chú.

c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.

Câu 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?

a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.

b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.

c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.

Câu 4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?

a. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.

b. Dang rộng cánh bay lên cao.

c. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được.

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.

b. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.

c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.

Câu 6. Câu nào sau đây là câu ghép?

a. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.

b. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.

c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.

Câu 7. Dấu hai chấm trong câu: “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì?

a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.

c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê.

Câu 8. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì?

“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”

a. Ngăn cách các vế câu.

b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

Câu 9. Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:

a. Danh từ

b. Động từ

c. Tính từ

Câu 10. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:

a. Hai từ đơn

b. Một từ ghép

c. Một từ láy

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5 điểm) Nghe – viết.

Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 - Tập 2, trang 136 (Từ đầu đến … chuyến tàu qua)

II. Tập làm văn (5 điểm)

Em hãy tả một loại trái cây mà em thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

2 - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN
1 c 6 c
2 c 7 b
3 c 8 a
4 a 9 a
5 b 10 a

B. Kiểm tra Viết

1- Chính tả (5 điểm)

• Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

• Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.

Chú ý: Các lỗi sai giống nhau chỉ tính lỗi một lần

2- Tập làm văn (5 điểm)

• Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

+ Viết được bài văn tả cảnh (có hình ảnh, hoạt động, trình tự tả) đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học ; độ dài từ 15 câu trở lên.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

• Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 5)

A. Kiểm tra Đọc

I. Phần đọc : ( 10 điểm )

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một đoạn với 1 trong 3 bài tập đọc sau ( 2 điểm )

Giáo viên nêu ra một câu hỏi ứng với nội dung đoạn vừa đọc để HS trả lời. ( 1 điểm)

a/ Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 .

+ Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng)

1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ?

+ Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn)

2/ Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ?

b/ Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112.

+ Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.)

1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ?

+ Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.)

2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ?

c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126

+ Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .)

1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ?

+ Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.)

2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ?

2. Đọc hiểu: ( 4 điểm )

Học sinh đọc thầm bài “ Tà áo dài Việt Nam ”, SGK TV 5, tập 2- trang 122. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau :

Câu 1:(1 đ) Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại ?

A. Áo tứ thân và áo năm thân

B. Áo hai thân và áo ba thân

C. Áo một thân và áo hai thân

Câu 2:( 1 đ) Áo tứ thân, được may từ ?

A. Hai mảnh vải

B. Bốn mảnh vải

C. Ba mảnh vải

Câu 3:( 0,5đ) Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Từ những năm ... của thế kỉ .....?

A. Từ những năm 20 của thế kỉ XIX

B. Từ những năm 30 của thế kỉ XIX

C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX

Câu 4: ( 0,5 đ) Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của ?

A. Người phụ nữ

B. Người phụ nữ Việt Nam

C. Người phụ nữ và phụ nam Việt Nam

Câu 5: (1đ) Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?

Câu 6: (1đ) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ?

3. Luyện từ và câu: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau :

Câu 1:( 1 đ) Điền những chữ còn thiếu trong câu tục ngữ, ca dao sau

Muốn sang thì bắc .................

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

A. cầu kiều

B. cầu tre

C. cầu dừa

Câu 2: (0,5 đ) Chọn quan hệ từ nào dưới đây cho thích hợp với chỗ trống trong câu sau:

Thầy phải kinh ngạc ............... chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

A. nhờ

B. vì

C. bởi

Câu 3:( 0,5 đ) Câu nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em:

A. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.

B. Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi .

C. Người dưới 16 tuổi.

Câu 4: ( 1 đ) Đặt một câu với từ “ trẻ em ”

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: (2 điểm ).

Nghe viết bài : Tà áo dài Việt Nam ( từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời ) SGK TV 5, tập 2, trang 122

2 / Tập làm văn : ( 8 điểm ) Em hãy tả trường em trước buổi học.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

1/ Đọc thành tiếng : ( 3 điểm )

+ HS đọc :

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ) : 1 điểm

+ HS trả lời đúng một câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm.

a / Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 .

+ Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng)

1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ?

Trả lời : Ma-ri-ô : bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét –ta : đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.

+ Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn)

2/ Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ?

Trả lời : Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, Giu-li-ét- ta chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.

b/ Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112.

+ Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.)

1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ?

Trả lời : Lại một vịt trời nữa.

+ Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.)

2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ?

Trả lời : Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. / Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.

c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126

+ Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .)

1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ?

Trả lời : Rải truyền đơn.

+ Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.)

2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ?

Trả lời : Chị Út giả đi bán cá như mọi bận.

2/ Đọc hiểu: ( 4 điểm)

Câu 1: A. Áo tứ thân và áo năm thân ( 1đ)

Câu 2: B. Bốn mảnh vải ( 1đ)

Câu 3: C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX ( 0,5đ)

Câu 4: B. Người phụ nữ Việt Nam ( 0,5đ)

Câu 5: Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.( 1đ)

3/ Luyện từ và câu: (3điểm )

Câu 1: A. cầu kiều ( 1 đ)

Câu 2: B. Vì ( 0,5đ)

Câu 3: C. Người dưới 16 tuổi ( 0,5đ)

Câu 4: Học sinh có thể đặt câu : ( 1 đ)

Ví dụ:

- Trẻ em như nụ hoa mới nở.

- Trẻ em là tương lai của đất nước.

- Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

B. Kiểm tra Viết

1 / Chính tả : ( 2 điểm ).

Học sinh nghe viết bài : Trong lời mẹ hát ( từ Tuổi thơ đến con sẽ bay xa ) SGK TV 5, tập 2, trang 146.

2/ Tập làm văn : ( 8 điểm ) .

Đạt 8 điểm : Học sinh viết được bài văn miêu tả trường em trước buổi học theo đúng yêu cầu, có bố cục rõ ràng và đủ 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài. Dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp , không mắc lỗi chính tả. Trình bày sạch đẹp. Cụ thể, chi tiết :

- Mở bài : 2 điểm

- Thân bài : 4 điểm ( nội dung : 2 điểm; kĩ năng : 2 điểm )

- Kết bài : 2 điểm

Bài viết cần nêu được :

+ Mở bài : Giới thiệu được trường em trước buổi học sẽ tả.

+ Thân bài :

a/ Tả từ bao quát trường em trước buổi học đến tả từng hoạt động của học sinh.

b/ Thói quen sinh hoạt và hoạt động của học sinh trước buổi học.

+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em với mái trường, công ơn thầy cô và bạn bè .

Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, lỗi chính tả có thể trừ đi số điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 6)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

Đọc thầm và làm bài tập.

Cây chuối mẹ

Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.

Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.

Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.

Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?

Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.

Phạm Đình Ân

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập

Cho học sinh đọc thầm bài " Cây chuối mẹ". Dựa vào nội dung bài, khoanh vào câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 5, 7, hoàn thành yêu cầu bài tập câu 3, 4, 6, 8, 9, 10.

Câu 1: (0,5 điểm). Cây chuối con được tác giả tả như thế nào ?

a. Mới ngày nào là cây chuối con với tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm.

b. Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời.

c. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.

Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn: “Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm.” cho ta biết đó là:

a. Cây chuối con

b. Cây chuối mẹ

c. Cây chuối trưởng thành

Câu 3: (0,5 điểm). Chi tiết nào cho em biết cây chuối đã thành cây chuối mẹ?

Câu 4: (0,5 điểm) Hoa chuối được tác giả tả như thế nào?

Câu 5: (0,5 điểm) Cây chuối mẹ bảo vệ bầy con của mình ra sao?

a. Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía.

b. Nó để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?

c. Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.

d. Cả 3 ý trên.

Câu 6: (0,5điểm) Từ hình ảnh cây chuối mẹ, em liên tưởng đến ai?

Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp so sánh được thể hiện qua:

a. 2 câu

b. 3 câu

c. 4 câu

Câu 8: (0,5 điểm) Tác giả sử dụng giác quan nào để tả?

Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy cho biết câu: “Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?” là câu hỏi hay câu cảm ? Vì sao?

Câu 10: (0,5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cặp quan hệ từ trong câu ghép sau: Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả (nghe – viết) (5điểm)

Cây gạo ngoài bến sông

2. Tập làm văn (5điểm)

Đề bài: Em hãy tả thầy giáo hoặc cô giáo trong một tiết học mà em thích nhất.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: 5 điểm

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở cuối kì II, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 110 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đã đọc do GV nêu .

Bài 1 Một vụ đắm tàu TV 5 tập II trang 108
Bài 2 Công việc đầu tiên TV 5 tập II trang 126
Bài 3 Bầm ơi TV 5 tập II trang 130
Bài 4 Út Vịnh TV 5 tập II trang 136
Bài 5 Nếu trái đất thiếu trẻ con TV 5 tập II trang 157

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm :

- Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm.

+ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0 ,5 điểm

+ Đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ : 0,5 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 1 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) : 1 điểm

+ Đọc từ 1 đến 2 phút : 0,5 điểm

+ Đọc quá 2 phút : 0 điểm

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm

+ Trả lời chưa đúng ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm

+ Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm

* Đối với các bài tập đọc thuộc thể thơ, giáo viên yêu học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu cần đạt.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 5 điểm

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi đánh dấu x vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra hoặc làm đúng yêu cầu của câu hỏi, mỗi ý đúng (câu đúng) đạt điểm theo biểu điểm sau :

Câu 1 2 5 7
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5
Đáp án b c d c

* Trả lời

Câu 3:

Chi tiết cho em biết cây chuối đã thành cây chuối mẹ: chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ.

(Nếu học sinh ghi thêm: “Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.” vẫn đạt 0,5 điểm)

Câu 4:

Hoa chuối được tác giả tả: hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

(Nếu học sinh ghi thêm: “Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.” vẫn đạt 0,5 điểm)

Câu 6:

Từ hình ảnh cây chuối mẹ, em liên tưởng đến mẹ, mẹ là người tuyệt vời nhất vì mẹ hy sinh cả đời mẹ vì các con thân yêu của mình.

(Hoặc các em trả lời với nội dung tương tự thích hợp vẫn đạt 0,5 điểm)

Câu 8:

Tác giả sử dụng giác quan xúc giác và thị giác để tả. (0,5 điểm)

Câu 9:

Câu: “Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?” là câu hỏi vì cuối câu có dấu chấm hỏi (0,25 điểm) và từ để hỏi “lẽ nào” đứng đầu câu. (0,25 điểm)

Câu 10:

Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cặp quan hệ từ trong câu ghép sau:

Khi (QHT) cây mẹ (CN) // bận đơm hoa (VN), kết quả (VN) thì (QHT) các cây con (CN) // cứ lớn nhanh hơn hớn (VN).

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả : 5 điểm

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả

Cây gạo ngoài bến sông

Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông… Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chông chênh.

Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn… Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.

Theo Mai Phương

2. Đánh giá, cho điểm :

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; chữ thường – chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn … trừ 1 điểm toàn bài .

Lưu ý : đối với HS thuộc vùng dân tộc trừ 1 điểm khi sai 3 lỗi.

II. Tập làm văn : 5 điểm

1. Đề bài: Em hãy tả thầy giáo hoặc cô giáo trong một tiết học mà em thích nhất.

2. Hướng dẫn đánh giá , cho điểm

- Học sinh viết được một bài văn tả cảnh (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu đề bài: 3 điểm.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng: 0,5 điểm.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ: 0,5 điểm.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong văn miêu tả. Bài tả sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 1 điểm.

(Tuỳ theo mức độ sai sót về ý , về diễn đạt và chữ viết , có thể cho các mức điểm: 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5).

Lưu ý: Đối với những bài đạt được điểm 4, điểm 5, là những bài có sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả để bài văn sinh động hơn.

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 7)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Mỗi học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 100 đến 120 tiếng) trong số các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi tương ứng từng đoạn (từ tuần 27 đến tuần 35) ở sách Tiếng Việt 5 tập 2.

Mụclớn

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: (Thời gian: 35 phút)

Hai mẹ con

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”

Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm)

Phương thương mẹ quá! Nó quyết định……. cách ký tên.

Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm)

A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.

B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.

C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.

D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.

Câu 3: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm)

A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.

B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.

C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.

D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.

Câu 4: Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai? (0,5 điểm) - Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”

Thông tin Trả lời
Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Đúng / Sai
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Đúng / Sai
Thương người như thể thương thân. Đúng / Sai
Thương nhau củ ấu cũng tròn. Đúng / Sai

Câu 5: Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (1 điểm)

Câu 6: Vào vai Phương, viết vào dòng trống những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm): …………………………

Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa…………………cách ký tên” )? (0,5 điểm)

A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ.

B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối.

C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.

D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.

Câu 8: Đoạn thứ ba của bài (“Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ…….thấy giận mẹ.”) có mấy câu ghép? (0,5 điểm)

A. 1 câu ghép

B. 2 câu ghép

C. 3 câu ghép

D. 4 câu ghép

Câu 9: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường”. là những từ ngữ nào? (1 điểm)

Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được. (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả Nghe - viết (2 điểm) (20 phút)

Bài viết: “Cây chuối mẹ” (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 96)

Viết đầu bài và đoạn: “Mới ngày nào nó chỉ là……………đến ngọn rồi đấy.”

2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân mà em yêu thích nhất.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 7 Câu 8
Học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ 0,5đ A 0,5 đ B 0,5 đ D 0,5 đ B 0,5 đ

Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.(0,5 đ) - Khoanh vào” Đúng” hoặc “sai”

Thông tin Trả lời
Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Sai
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Sai
Thương người như thể thương thân. Đúng
Thương nhau củ ấu cũng tròn. Sai

Câu 5: (1 đ) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

Câu 6: (1 đ) HS tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ.

Câu 9: (1 đ) chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường.

Câu 10: (1 đ) Đỡ đần, phụ giúp,……….

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn

TT Điểm thành phần Mức điểm
1,5 1 0,5 0
1 Mở bài (1 điểm)
2a Thân bài (4 điểm)Nội dung (1,5 điểm)
2b Kĩ năng (1,5 điểm)
2c Cảm xúc (1 điểm)
3 Kết bài (1 điểm)
4 Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
5 Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
6 Sáng tạo (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 8)

A. Kiểm tra Đọc

1. Đọc thành tiếng: (1 điểm)

2. Đọc hiểu: (4 điểm) Đọc thầm bài “Công việc đầu tiên” SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng?

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

A. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm.

B. Đêm đó chị ngủ không yên.

C. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

A. Khoảng 3 giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm.

B. Bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần và khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

D. Cả hai ý trên đều sai.

Câu 4: Vì sao chị Út muốn thoát li?

A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng.

C. Cả hai ý trên đều sai.

D. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu hỏi

B. Câu cảm

C. Câu cầu khiến

Câu 6: Bài văn trên thuộc chủ đề nào?

A. Người công dân

B. Nam và nữ

C. Nhớ nguồn

Câu 7: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên.” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 8: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:

Tay tôi bê rổ cá ……… bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

B. Kiểm tra Viết

Mụclớn

1. Chính tả (2 điểm) Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam (Từ Áo dài phụ nữ…. đến chiếc áo dài tân thời)

2. Tập làm văn (3 điểm)

Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Đọc thành tiếng: (1 điểm)

2. Đọc hiểu: (4 điểm)

Đọc thầm bài “Công việc đầu tiên” SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: Rải truyền đơn

Câu 2: D

Câu 3: C

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6: B

Câu 7: B

Câu 8: còn

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả (2 điểm) Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam (Từ Áo dài phụ nữ…. đến chiếc áo dài tân thời)

- Bài viết không mắc lỗi, sạch đẹp GV ghi 2 điểm

- Viết sai 5 lỗi về âm đầu, vần, thanh… trừ 1 điểm

- Tùy theo bài viết của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp

2. Tập làm văn (3 điểm)

Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Bài làm

Từ trước tới giờ, gia đình em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng Vàng là một chú chó khôn ngoan và hiền lành hơn cả. Nó sống với gia đình em đến nay đã gần hai năm.

Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng chừng mười ba, mười bốn ký. Toàn thân là một màu vàng sậm, mượt như tơ. Có lẽ vậy nên mới đặt tên cho cậu là Vàng. Đầu chú to như cái yên xe đạp Mini, hai cái tai dựng đứng. Nó có thể phát hiện được tiếng chân người lạ người quen từ tít đằng xa. Đôi mắt to tròn màu nâu sẫm. Cái mũi thì lúc nào cũng ướt ướt như được bôi mỡ. Mấy sợi ria mép ngắn ngắn cùng với mấy cái râu khôn ở dưới cằm đen cứng tạo cho chú một bộ mặt hiền từ dễ mến. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh ở hai bên khóe miệng, trông đến rợn người. Và cái lưỡi thì màu hồng nhạt có sọc đen, thè ra ngoài mỗi khi trời nắng gắt.

Vàng rất khôn ngoan, chú hiểu được ý chủ. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì chú chống chân trước lên, ngọ nguậy cái đầu, còn cái đuôi thì ngoắt qua ngoắt lại như một cái chổi bông. Khách đến nhà chú đều phân biệt được khách lạ, khách quen. Người lạ, chú đứng ngáng ở cổng, nhe hai hàm răng hù dọa. Còn khách quen thì vẫy đuôi rối rít chào mời. Đặc biệt, mỗi lúc em đi học về, vừa mới về tới cổng đã thấy chú từ bậc cửa phóng ra, cái đuôi dài ngoắt lia lịa, miệng phát ra những tiếng kêu ư ử, ánh mắt vui mừng nhìn em không chớp. Rồi chú cọ cọ cái mõm ướt vào đùi em, tay em, hai chân trước co lên cào cào trên không. Những lúc như thế, em chỉ biết xoa xoa vào đầu nó và cầm chân trước rung rung vài cái khẽ nói: “Cám ơn Vàng! Vàng ngoan lắm! Nào, ta vào nhà đi!”. Nó lon ton chạy theo em từ ngõ vào đến nhà mới quay trở lại bậc cửa nằm trông nhà.

Vàng khôn ngoan lanh lợi, cả nhà em ai cũng quý nó. Coi nó như một thành viên của gia đình.

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 9)

A. Kiểm tra Đọc

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

CON ĐƯỜNG

Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!

Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.

Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.

Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.

Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!

Đọc thầm bài “Con đường” và làm bài tập:

Câu 1. (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

a) Nhân vật xưng tôi trong bài là ai?

A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng.

B. Một con đường.

C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh.

D. Một bạn học sinh

b) Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu?

A. Buổi sáng

B. Buổi trưa

C. Buổi chiều.

D. Buổi tối.

c) Khi nào con đường thấy mình trẻ lại?

A. Nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục.

B. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ.

C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy.

D. Có các anh chị công nhân dọn dẹp.

d) Bài văn viết theo trình tự thời gian nào?

A. Từ sáng đến trưa.

B. Từ sáng đến chiều.

C. Từ sáng đến tối.

D. Từ sáng đến đêm khuya.

e) “Tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ.”

Thay từ in đậm trong câu trên bằng từ nào phù hợp nhất?

A. nhìn.

B. xem.

C. ngắm nhìn.

D. ngắm xem

g) Câu ghép sau có mấy vế câu.

“Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.”

A. Có 1 vế câu

B. Có 2 vế câu.

C. có 3 vế câu.

D. Có 4 vế câu.

Câu 2. (1 điểm) Điều gì làm cho con đường có những cảm xúc thật ấm lòng?

Câu 3. (1 điểm) Thú vui của con đường là gì?

Câu 4. (1 điểm) Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau:

“Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.”

- Dấu phẩy thứ nhất:

- Dấu phẩy thứ hai:

- Dấu phẩy thứ ba:

Câu 5. (1 điểm) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ “Tuy ... nhưng...”.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: Nghe viết (2 điểm) - Thời gian: 20 phút

Giáo viên đọc cho học sinh Nghe viết bài : “Tà áo dài Việt Nam” (từ Áo dài phụ nữ... đến chiếc áo dài tân thời.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) - Thời gian: 40 phút

Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

Đọc hiểu, trả lời câu hỏi: (7 điểm)

Câu 1. (3 điểm)

a. (0,5 điểm). Khoanh vào B

b. (0,5 điểm). Khoanh vào A

c. (0,5 điểm). Khoanh vào C

d. (0,5 điểm). Khoanh vào D

e. (0,5điểm). Khoanh vào C

g. (0,5 điểm). Khoanh vào A

Câu 2. (1 điểm).

Đáp án: Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi.

Câu 3. (1 điểm).

Đáp án: Mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao.

Câu 4. (1 điểm). Tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép:

- Dấu phẩy thứ nhất: ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

- Dấu phẩy thứ hai: ngăn cách các vế trong câu ghép.

- Dấu phẩy thứ ba: ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Câu 5. HS đặt câu đúng theo yêu cầu được 1 điểm.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

   + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

   + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

   + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.

Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 10)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3đ )

- Nội dung kiểm tra: GV cho HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ thuộc chủ đề : Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai (Từ tuần 29 đến tuần 33). Kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Hình thức kiểm tra: Cho HS đọc đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc thuộc chủ đề nói trên bằng hình thức bốc thăm .

II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)

Đọc thầm bài: “ Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1 (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?

a) Hót vang lừng chào nắng sớm.

b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.

c) Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ.

d) Nó kéo cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe.

Câu 2 (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?

a) Tìm vài con sâu ăn lót dạ.

b) Xù lông rũ hết những giọt sương.

c) Hót vang lừng chào nắng sớm.

d) Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia.

Câu 3 (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.

Câu 4 (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là:

Câu 5 (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ?

a) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, cỏ cây, say sưa.

b) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, vừa vẩn.

c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.

d) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, xa gần, nhanh nhẹn.

Câu 6 (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là:

Câu 7 (0,5đ) Dấu phẩy trong câu : “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :

a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

b) Ngăn cách các vế câu ghép.

c) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.

d) Ngăn cách các chủ ngữ trong câu.

Câu 8 (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là:

a/ Chỉ có từ mắt mang nghĩa gốc.

b/ Chỉ có từ cổ mang nghĩa gốc.

c/ Chỉ có từ đầu mang nghĩa gốc.

d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.

Câu 9 (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả : ( 2đ) Bài viết : Thuần phục sư tử (20 phút)

(SGKTV5 T2/tr117 + 118) - ( Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)

II- Tập làm văn : (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)

* Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.

* Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3đ )

* Cách đánh giá, cho điểm :

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm

II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1 (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?

b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.

Câu 2 (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?

c) Hót vang lừng chào nắng sớm.

Câu 3 (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :

Rồi hôm sau, (TN)/ khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, (TN)/ con hoạ mi ấy (CN) /lại hót vang lừng (VN).

Câu 4 (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là: êm ả, yên ả, …

Câu 5 (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ?

c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.

Câu 6 (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là: ồn ào, náo nhiệt, náo động, ...

Câu 7 (0,5đ) Dấu phẩy trong câu : “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :

a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 8 (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là: d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.

Câu 9 (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …

Tuy Dương bị khuyết tật đôi tay nhưng bạn ấy viết chữ rất đẹp.

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả : ( 2đ) Bài viết : Thuần phục sư tử (20 phút)

(SGKTV5 T2/tr117+118) - ( Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)

- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm.

* Lưu ý : Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

II - Tập làm văn : (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)

* Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.

* Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.

- Viết được một bài văn tả một bạn hoặc tả ngôi nhà có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả người hoặc tả cảnh đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Điểm thành phần được chia như sau:

   + Mở bài: 1 điểm.

   + Thân bài : 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).

   + Kết bài: 1 điểm.

   + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

   + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

   + Sáng tạo: 1 điểm.

* Gợi ý đáp án đề 1 như sau:

a/ Mở bài: 1 điểm.

Giới thiệu được bạn sẽ tả: Tên gì? Em quen biết với bạn từ khi nào? ….

(GT trực tiếp hoặc gián tiếp).

b/ Thân bài: 4 điểm.

* Tả hình dáng: (2đ)

- Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, …..

- Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, …...

* Tả tính tình: (2đ)

Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, …..

Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ

c/ Kết bài: 1 điểm.

Nói lên được tình cảm, mong ước của mình về bạn vừa tả.

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 11)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

ÚT VỊNH

Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.

Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn :

- Hoa, Lan, tàu hỏa đến !

Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất.

Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo TÔ PHƯƠNG

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? (0,5 điểm)

A. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố.

B. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường, lúc thì tháo cả ốc gắn các thanh ray.

C. Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? (0,5 điểm)

A. Thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu.

B. Đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa.

C. Cả hai ý trên đều sai.

D. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ? (0,5 điểm)

A. Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

B. Thấy tàu đang chạy qua trên đường trước nhà Út Vịnh.

C. Thấy tàu đang đỗ lại trên đường trước nhà Út Vịnh.

D. Thấy hai bạn nhỏ đứng trong nhà nhìn tàu chạy qua trên đường tàu.

Câu 4: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? (0,5 điểm)

A. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn.

B. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh chạy ra khỏi nhà chặn tàu lại.

C. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh khóc và la lớn.

D. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh cùng chơi với hai bạn nhỏ.

Câu 5: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? (0,5 điểm)

A. Yêu hai bạn nhỏ quê em và đường sắt.

B. Yêu hai bạn nhỏ quê em.

C. Yêu đường sắt quê em.

D. Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.

Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là : (0,5 điểm)

A. Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai.

B. Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt.

C. Dũng cảm cứu em nhỏ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Câu “Hoa, Lan, tàu hỏa đến !” (0,5 điểm)

A. Câu cầu khiến.

B. Câu hỏi

C. Câu cảm.

D. Câu kể

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố.” có tác dụng gì ? (0,5 điểm)

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (2 điểm)

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (ngày mai; đất nước)(1điểm)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôn nay, thế giới....................................;

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam. (Đoạn viết từ Áo dài phụ nữ có hai loại: ……. đến chiếc áo dài tân thời.). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 122).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đề bài: Tả người bạn thân của em.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Ý đúng D D A C D D A B
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Câu 9: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (2 điểm) (học sinh nêu đúng mỗi từ được 0,5 điểm)

Câu 10:

Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (học sinh nêu đúng mỗi từ được 0,5 điểm)

Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôn nay, thế giới ngày mai.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

   + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

   + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

   + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.

Xem thêm các đề thi Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, có đáp án hay khác: