Bộ đề thi Lịch Sử lớp 6 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề)
Bộ đề thi Lịch Sử lớp 6 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Lịch Sử lớp 6 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Lịch Sử 6 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử lớp 6.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 1)
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm )
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Chế độ nhà nước của các quốc gia phương Tây là gì?
A. Chế độ phong kiến.
B. Chế độ chuyên chế.
C. Chiếm hữu nô lệ.
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 2: Hi Lạp và Rô-ma hay mang các sản phẩm thủ công sang bán ở đâu?
A. Đông Nam Á.
B. Nam Phi.
A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
D. Ấn Độ.
Câu 3: Người Hy Lạp và Rô-ma sáng tạo ra
A. Chữ cái a,b,c.
B. Pi=3,14.
C. Hình học.
D. chữ viết.
Câu 4: Những bộ sử thi nổi tiếng của Hi Lạp là
A. I li át và Ô-đi-xê.
B. Ơ đíp làm vua.
C. Ô-re-xti.
D. Ô-đi-xê.
Câu 5: Người phương Đông cổ đại đều dùng chữ
A. Latinh.
B. Tượng thanh.
C. tượng ý.
D. tượng hình.
Câu 6: Người tinh khôn phát triển sống cách đây từ
A. 12000 đến 5000 năm.
B. 12000 đến 4500 năm.
C. 10000 đến 4000 năm.
D. 12000 đến 4000 năm.
Câu 7: Thời xa xưa, nước ta là một vùng
A. rừng núi rậm rạp với nhiều hang động mái đá.
B. đồng bằng rộng lớn.
C. nhiều núi lửa.
D. biển.
Câu 8: Cư dân Bắc Sơn chủ yếu sống ở khu vực nào?
A. Ven suối.
B. Hang động mái đá.
C. Biết làm nhà chòi bằng lá.
D. Sống ngoài trời.
Câu 9: Trong các hang động ở Bắc Sơn, Quỳnh Văn, các nhà khảo cổ đã phát hiện
A. những bộ xương người được chôn cất.
B. sách cổ được ghi chép lại từ thời nguyên thủy.
C. nhiều mặt trống đồng.
D. nhiều đồ trang sức.
Câu 10: Ở nhiều hang động ở Hòa Bình – Bắc Sơn, đã phát hiện những lớp vỏ ốc dày từ
A. 2 – 3m.
B. 3 – 4m.
C. 4 – 5m.
D. 5 – 6m.
Phần II.Tự luận (5 điểm)
Câu 1:(2 điểm) Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo?
Câu 2:(3 điểm) Vì sao các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn so với các quốc gia cổ đại phương Đông?
Đáp án trắc nghiệm
1-C | 2-C | 3-A | 4-A | 5-D |
6-D | 7-A | 8-B | 9-A | 10-B |
Đáp án tự luận
Câu 1:
- Rìu mài lưỡi có độ sắc cao hơn so với rìu ghè đèo, sức sát thương lớn hơn, từ đó mang lại hiệu quả lao động cao.
- Việc mài rìu sẽ giúp cho rìu giảm khả năng bị hỏng, nứt trong quá trình chế tác, rìu ghè đẽo dễ bị hỏng bởi quá trình chế tác.
- Sử dụng rìu mài lưỡi thể hiện đầu óc người tinh khôn có sự tiến bộ cao, họ nhận ra sự hiệu quả của việc mài lưỡi so với ghè đẽo.
Câu 2:
Vì các quốc gia cổ đại phương tây lại hình thành ở bờ bắc địa trung hải với điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi và cao nguyên nên không thể tập trung dân cư đất đai thì ít xấu và khô cằn do hình thành ở vung biển nên họ sơm hình thành ngành hàng hải giao thông biển chủ yếu phát triển ngành công thương nghiệp.
Ngược lại các quốc gia cổ đai phương đông được hình thành trên lưu vực các dong sông lớn (sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rat, Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Hoàng Hà, Trường Giang ở Trung Quốc...) với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi như đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới lương mưa dồi dào và phân bố theo mùa
tuy nhiên họ cung gặp phải một số khó khăn như lũ lụt khiến mất mùa . để khắc phục khó khăn trên họ đã tập hợp trong những quần cư lớn để làm công tác trị thủy và thủy lợi đó là cơ sở làm dậy nên sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương đông.
Đó chính là nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành muộn hơn so với các quốc gia cổ đại phương Đông.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm )
Khoanh tròn vào đáp đúng
Câu 1: Ý nghĩa nào quan trọng nhất khi thuật luyện kim ra đời?
A. Cuộc sống ổn định.
B. Của cải dư thừa.
C. Năng xuất lao động tăng lên.
D. Công cụ được cải tiến.
Câu 2: Kim loại đầu tiên được dùng là
A. Sắt.
B. Đồng.
C. Vàng.
D. Hợp kim.
Câu 3: Đâu không phải đặc điểm xã hội trong văn hóa Đông Sơn?
A. Xã hội theo chế độ mẫu hệ.
B. Hình thành làng bản, chiềng chạ.
C. Xã hội đã có sự phân chia giai cấp.
D. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
Câu 4: Vào thời văn hóa Đông Sơn, đồ đá gần như được thay thế bởi
A. đồ đồng.
B. đồ sắt.
C. đất nung.
D. xương thú.
Câu 5: Đứng đầu các bộ là:
A. Lạc Hầu.
B. Lạc Tướng.
C. Bồ Chính.
D. Vua.
Câu 6: Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là
A. Hùng Vương.
B. An Dương Vương.
C. Thủy Tinh.
D. Sơn Tinh.
Câu 7: Thời Văn Lang, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí… những người thợ thủ công còn biết đúc
A. cuốc.
B. xẻng.
C. trống đồng, thạp đồng.
D. dao.
Câu 8: Tầng lớp cuối cùng trong xã hội Văn Lang là
A. những người quyền quý.
B. dân tự do.
C. nông dân.
D. nô tì.
Câu 9: Tổng chiều dài thành cổ Loa là:
A. 16km.
B. 160km.
C. 60km.
D. 1600m.
Câu 10: Thành Cổ Loa còn được gọi là Quân Thành vì?
A. Có luỹ cao, mang thế phòng thủ.
B. Có hào sâu.
C. Có ụ chiến đấu.
D. Là công sự phòng thủ, có lực lượng quân đội, bộ, thuỷ binh.
Phần II.Tự luận (5 điểm )
Câu 1: (2 điểm) Tại sao công cụ bằng đồng dần thay thế công cụ bằng đá?
Câu 2:(3 điểm) Hãy điểm lại những nét chính về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim
Đáp án trắc nghiệm
1-C | 2-B | 3-D | 4-A | 5-B |
6-A | 7-C | 8-D | 9-A | 10-D |
Đáp án tự luận
Câu 1:
- Công cụ bằng đồng có độ bền cao hơn so với công cụ bằng đá.
- Với chất liệu đồng, con người có thể chế tác thành nhiều công cụ hơn, cơ động hơn, dễ dàng cầm nắm, mang vác, nhẹ hơn so với một công cụ đá.
- Công cụ bằng đồng có thể tái sử dụng thông qua việc chế tác lại, chế tạo lại.
Câu 2:
- Những nét mới về công cụ sản xuất:
+ Loại hình công cụ: nhiều hình dáng và kích cỡ.
+ Kĩ thuật mài: mài rộng, nhẵn và sắc.
+ Kĩ thuật làm đồ gốm: tinh xảo, in hoa văn chữ S, cân xứng, hoặc in những con dấu nối liền nhau.
+ Đa dạng nguyên liệu làm công cụ: đá, gồ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim:
+ Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
+ Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
+ Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 3)
Phân I.Trắc nghiệm (5 điểm )
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Rìu đá của cư dân Phùng Nguyên khác với rìu đá của cư dân khác như thế nào?
A. Rìu được mài lưỡi sắt hơn.
B. Rìu được mài có vai.
C. Còn thô sơ.
D. Được mài nhẵn và cân xứng.
Câu 2: Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
A. Cuộc sống của con người được ổn định hơn.
B. Cuộc sống của con người bấp bênh hơn trước.
C. Việt Nam là quê hương của cây lúa nước.
D. Công cụ lao động có sự thay đổi.
Câu 3: Trong xã hội có gì phát triển mới
A. Thay chế độ phụ hệ sang mẫu hệ.
B. Xã hội có sự phân công lao động.
C. Xã hội có sự phân chia giai cấp.
D. Công cụ lao động được cải tiến, phong phú, đa dạng.
Câu 4: Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là
A. người Nam Việt.
B. người Lạc Việt.
C. người Đại Việt.
D. người Bách Việt.
Câu 5: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở
A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B. Ven đồi núi.
C. Trong thung lung.
D. Thảo nguyên.
Câu 6:Ý nào không phải hoàn cảnh ra đời nhà nước Văn Lang?
A. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo.
B. Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt.
C. Nhu cầu trị thủy và bảo vệ mùa màng.
D. Liên kết chống phong kiến phương Bắc.
Câu 7: Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng
A. thuyền.
B. đi bộ.
C. đi ngựa.
D. đi xe đạp.
Câu 8: Truyện bánh chưng bánh giầy cho ta biết tục lệ gì của cư dân Văn Lang?
A. ăn nhiều đồ nếp.
B. tục thờ cúng tổ tiên.
C. cư dân Văn Lang không thích ăn đồ nếp.
D. nhiều trò chơi được tổ chức.
Câu 9: Ai là người chỉ huy quân ta đánh Tần?
A. Cao Lỗ.
B. Vua Hùng Vương.
C. Kinh Dương Vương.
D. Thục Phán.
Câu 10: Thành Cổ Loa mang tính chất là:
A. Chiến luỹ.
B. Công trình phòng thủ.
C. Hiện đại.
D. Thành trì.
Phần II.Tự luận (5 điểm )
Câu 1: (2 điểm) Em có nhận xét gì về việc đúc một số đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung, so với việc làm một công cụ đá?
Câu 2:(3 điểm) Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước Văn Lang?
Đáp án trắc nghiệm
1-D | 2-A | 3-D | 4-B | 5-A |
6-D | 7-A | 8-B | 9-D | 10-B |
Đáp án tự luận
Câu 1:
- Công cụ bằng đá: ghè đẽo đá đơn giản, mài đá theo hình dạng như ý muốn.
- Đồng khồng thể đẽo hay mài như đá được, muốn có công cụ bằng đồng người ta phải lọc quặng, làm khuôn đúc, nung chảy đồng, rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần thiết.
- Để có được một bình đất nung, người ta phải tìm ra đất sét, tiếp đó phải nhào nặn, đưa vào nung cho khô cứng.
Câu 2:
- Nhà nước Văn Lang tổ chức rất đơn giải, chia làm 3 cấp (có vài chức quan).
+ Trung ương đứng đầu do vua Hùng, có Lạc hầu, Lạc tướng giúp việc.
+ Bộ do Lạc tướng đứng đầu.
+ Làng bản (chiềng chạ) do Bồ chính đứng đầu.
- Nhà nước chưa có quân đội, chưa có luật pháp
- Nhà nước Văn Lang tuy đơn sơ nhưng đã có tổ chức chính quyền cai quản nhà nước
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 4)
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm )
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?
A. Lúa nước.
B. Làm gốm.
C. Chăn nuôi.
D. Làm đồ trang sức.
Câu 2: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, dần dần đã xuất hiện
A. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng ven sông.
B. những làng bản đông dân ở các vùng ven sông.
C. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng chân núi.
D. những làng bản đông dân ở các vùng chân núi.
Câu 3: Sự phân công công việc như thế nào?
A. Nam làm việc nặng, săn bắt nữ làm việc nhẹ nhàng, ở nhà.
B. Nam nữ chia đều công việc.
C. Tất cả mọi việc nam làm nữ ở nhà chỉ việc nấu cơm.
D. Nam làm mọi công việc, nữ không phải làm việc.
Câu 4: Các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là
A. thị tộc.
B. bộ lạc.
C. xã.
D. thôn.
Câu 5: Vua Hùng Vương chia đất nước thành mấy bộ:
A. 10.
B. 13.
C. 14.
D. 15.
Câu 6: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
A. Hoạt động chống giặc ngoại xâm.
B. Hoạt động canh tác.
C. Hoạt động trị thủy.
D. Hoạt động hôn nhân
Câu 7: Văn Lang là một nước:
A. thủ công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. công nghiệp.
D. thương nghiệp.
Câu 8: Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc của cư dân Văn Lang đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên
A. tình cảm cá nhân sâu sắc.
B. tình cảm cộng đồng sâu sắc.
C. tình cảm dân tộc sâu sắc.
D. tình cảm khu vực sâu sắc.
Câu 9: Đứng đầu các bộ là ai?
A. Lạc Hầu.
B. Lạc Tướng.
C. Bồ chính.
D. Vua.
Câu 10: Thành Cổ Loa được gọi là Loa Thành vì:
A. Nằm ở vùng đất Cổ Loa.
B. Hình dáng thàn thắt lại như cổ lọ hoa.
C. Thành gồm ba vòng khép kín theo hình xoáy trôn ốc.
D. Thành giống hình Cái Loa.
Phần II.Tự luận (5 điểm )
Câu 1:(2 điểm) Theo em, sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
Câu 2:(3 điểm) Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Âu Lạc?
Đáp án trắc nghiệm
1-B | 2-B | 3-A | 4-B | 5-D |
6-C | 7-B | 8-B | 9-B | 10-C |
Đáp án tự luận
Câu 1:
- Lúa gạo trở thành lương thực chính của Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (cùng đồng bằng ven các sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai...) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
- Các yếu tố văn hóa ra đời, các kinh nghiệm sản xuất được tích lũy, tư duy và tri thức tăng lên.
Câu 2: Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc to lớn vào thời điểm cách đây hơn 2000 năm, khi trình độ kĩ thuật chung còn rất thấp kém.
- Về quân sự: thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại và là một vị trí phòng thủ kiên cố.
- Về kỹ thuật: thành Cổ Loa còn thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
- Về chính trị: thể hiện quyền lực của nhà nước trung ương khi có thể huy động được nguồn lực lớn để xây thành.
- Về xã hội: thể hiện sức mạnh của nhân dân, sự đoàn kết của dân cư Âu Lạc.