Bộ đề thi Lịch Sử lớp 6 Học kì 2 năm 2023 (4 đề)
Bộ đề thi Lịch Sử lớp 6 Học kì 2 năm 2023 (4 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Lịch Sử lớp 6 Học kì 2 năm 2023 (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Lịch Sử 6 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử lớp 6.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 1)
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm )
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Dưới thời Đường, ngoài thuế khóa, cống nạp sản vật quý hiếm, nhân dân ta còn phải cống nạp
A. Sừng tê.
B. Ngọc Trai.
C. Đồi mồi.
D. Quả vải (lệ chi).
Câu 2: Phùng Hưng quê ở
A. Đường Lâm.
B. Mê Linh.
C. Cổ Loa.
D. Hát Môn.
Câu 3: Quận Nhật Nam gồm
A. 4 huyện.
B. 5 huyện.
C. 6 huyện.
D. 7 huyện.
Câu 4: Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là
A. Lâm Tượng.
B. Chăm pa.
C. Lâm pa.
D. Chăm Lâm.
Câu 5: Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là
A. Chùa Một Cột.
B. Chùa Tây Phương..
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Cầu Trường Tiền.
Câu 6: Khúc Thừa Dụ quê ở
A. Thanh Hóa.
B. Ái Châu.
C. Diễn Châu.
D. Hồng Châu.
Câu 7: Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay đã tạo quan hệ ngoại giao như thế nào với những nước lân cận?
A. Cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
B. Cử sứ sang ép vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
C. Sang thần phục nhà Lương.
D. Mở cuộc tấn công đi chinh
Câu 8: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã
A. tiến quân sang đất Trung Quốc để đánh chúng đến cùng.
B. tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.
C. tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
D. tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
Câu 9: Ý nào không phải nguyên nhân vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần 2?
A. Được Kiều Công Tiễn cầu cứu mời gọi.
B. Mở rộng bờ cõi.
C. Trả thù rửa hận.
D. Mượn đường đánh xuống Đông Nam Á.
Câu 10: Kết quả của Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là
A. kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
B. thất bại.
C. không phân thắng bại.
D. thắng lợi một phần.
Phần II.Tự Luận( 5 điểm )
Câu 1: (2 điểm) Nhà Đường thi hành chính sách cai trị và bóc lột nhân dân ta như thế nào từ thế kỷ VII đến thế kỷ XI?
Câu 2: (3 điểm) So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người Chăm?
Đáp án trắc nghiệm
1-D | 2-A | 3-B | 4-B | 5-C |
6-D | 7-A | 8-C | 9-D | 10-A |
Đáp án tự luận
Câu 1:
* Chính sách cai trị:
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
- Các châu, huyện do người Trung Quốc cai quản.
- Người Việt cai quản ở các hương.
- Ở miền núi, các châu vẫn do các tù trưởng cai quản.
- Phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội), nắm quyền cai trị đến cấp huyện.
- Sửa sang đường xá xây thành, đắp lũy.
* Chính sách bóc lột:
- Đặt ra nhiều thứ thuế như thuế đay, muối…
- Bắt dân cống nạp sản vật quý.
Câu 2: So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người Chăm:
* Những điểm giống nhau:
- Về kinh tế: Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, trồng lúa một năm 2 vụ. Biết trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá...Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu, bò. Biết dệt vải, làm đồ gốm. Biết buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước.
- Về văn hóa: có tập quán ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau, theo đạo Phật, có đời sống văn hóa phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
* Những điểm khác nhau:
- Về kinh tế: Người Chăm làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, sáng tạo ra xe guồng nước đưa nước vào tưới ruộng.
- Về văn hóa: Người Chăm có tục hỏa táng người chết, theo đạo Bà La Môn, có chữ viết riêng – chữ Phạn, sáng tạo ra một nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần I.Trắc nghiệm ( 5 điểm )
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem bao nhiêu quân sang đàn áp khởi nghĩa của Mai Hắc Đế?
A. 1 vạn quân.
B. 5 vạn quân.
C. 10 vạn quân.
D. 15 vạn quân.
Câu 2: Quan lang là
A. chức quan đứng đầu phủ đô hộ.
B. con trai vua.
C. người đứng đầu một vùng gồm nhiều bản, làng ở miền núi.
D. người đứng đầu một châu.
Câu 3: Nét nổi bật của quốc gia Lâm Ấp đó là gì?
A. Lực lượng quân sự khá mạnh.
B. Lãnh thổ rộng lớn.
C. Đông dân.
D. Vua anh minh.
Câu 4: Nguồn sống chủ yếu của người Chăm pa là
A. đánh bắt cá.
B. nông nghiệp trồng lúa nước.
C. trông cây ăn quả.
D. trồng lúa mì.
Câu 5: Nhân dân Chăm theo tôn giáo nào?
A. đạo Phật và đạo Bà La Môn.
B. Nho giáo và đạo Bà La Môn.
C. Phật giáo và Nho giáo.
D. Đạo giáo và đạo Bà La Môn.
Câu 6: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, người lên thay là
A. Độc Cô Tổn.
B. Khúc Hạo.
C. Cao Chính Bình.
D. Ngô Quyền.
Câu 7: Sau khi đánh thắng quân của Khúc Thừa Mĩ, nhà Nam Hán đã đặt cơ quan đô hộ ở
A. Tống Bình.
B. Thăng Long.
C. Đường Lâm.
D. Ái Châu.
Câu 8: Để chuẩn bị cho cuộc chống quân xâm lược, Ngô Quyền tấn công vào Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn nhằm mục đích gì?
A. Trừ khử kẻ thù sau lưng trước khi quân Nam Hán vào.
B. Tiêu hao quân địch.
C. Chia rẽ lực lượng.
D. Hạn chế sức mạnh kẻ thù.
Câu 9: Lúc quân Nam Hán kéo quân vào Bạch Đằng là thời điểm
A. thủy triều đang xuống.
B. thủy triều đang lên.
C. quân ta chưa đóng xong cọc ngầm.
D. quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm.
Câu 10: Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là
A. rất to và nhọn.
B. đầu cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt.
C. được lấy từ gỗ cây lim.
D. được lấy từ gỗ cây bạch đàn.
Phần II.Tự luận ( 5 điểm )
Câu 1:(2 điểm) Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng và Mai Thúc Loan?
Câu 2:(3 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Đáp án trắc nghiệm
1-C | 2-C | 3-A | 4-B | 5-A |
6-B | 7-A | 8-A | 9-B | 10-B |
Đáp án tự luận
Câu 1:
- Các cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu dân tộc của người Việt.
- Lòng căm ghét chính quyền đô phương Bắc tàn bạo của nhân dân ta.
- Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất, mong muốn tự do độc lập của dân tộc ta.
- Ý thức dân tộc, ý thức độc lập tự chủ không bị đồng hóa của dân tộc Việt.
Câu 2:
* Nguyên nhân thắng lợi
- Sự lãnh đạo tài tình của Ngô Quyền:
+ Huy động, đoàn kết sức mạnh toàn dân
+ Tận dụng được vị trí và địa thế sông Bạch Đằng.
+ Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo.
- Tinh thần yêu nước, đoàn kết quyết chiến của quân dân ta.
* Ý nghĩa lịch sử
- Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trên đất nước ta.
- Khẳng định nền độc lập của Tổ quốc; mở ra thời kỳ độc lập lâu dài trên đất nước ta.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 3)
Phần I.Trắc nghiệm ( 5 điểm )
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Tên gọi thân thuộc của nhân dân khi gọi Mai Thúc Loan là
A. Vua Mai.
B. Mai Hắc Đế.
C. Vua Đế.
D. Vua Hắc.
Câu 2: Khi Phùng Hưng khởi nghĩa, viên đô hộ người Hán tên là
A. Cao Chính Bình.
B. Cao Tống Bình.
C. Tống Chính Bình.
D. Tống Cao Bình.
Câu 3: Sau khi Phùng Hưng mất, người nối nghiệp là
A. em trai Phùng Hải.
B. con trai Phùng An.
C. không có ai nối nghiệp.
D. tất cả các tướng cùng hợp sức nối nghiệp.
Câu 4: Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ loại chữ nào?
A. chữ Hán.
B. chữ Phạn.
C. chữ La tinh.
D. chữ Nôm.
Câu 5: Kinh đô nước Chăm Pa đóng ở đâu?
A. Bạch Hạc (Phú Thọ).
B. Sin-ha-pu-ra ( Trà Kiệu - Quảng Nam).
C. Cổ Loa (Đông Anh).
D. Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội).
Câu 6: Người Chăm có tục táng người đã chết như thế nào?
A. Chôn cất người chết.
B. Hỏa táng người chết rồi rải tro ra sông, suối.
C. Hỏa táng người chết rồi bỏ tro vào bình, vò rồi ném xuống sông hay biển.
D. Hỏa táng người chết rồi bỏ tro vào bình, vò và chôn xuống đất.
Câu 7: Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm
A. Thái thú.
B. Đô úy.
C. Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
D. Thứ sử An Nam đô hộ.
Câu 8: Mùa thu năm 930, quân Nam Hán
A. đem quân sang đánh nước ta.
B. cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.
C. cứ sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống.
D. cứ người Hán sang làm Tiết độ sứ.
Câu 9: Ngô Quyền là người thuộc
A. làng Giàng.
B. làng Đô.
C. làng Đường Lâm.
D. làng Lau.
Câu 10: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, điều này có ý nghĩa như thế nào?
A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.
B. Đây là nơi ông mất.
C. Đây là nơi ông xưng vương.
D. Nhân dân luôn nhớ đến công lao của ông.
Phần II.Tự Luận ( 5 điểm )
Câu 1: (2điểm) Để củng cố chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc gì?
Câu 2:(3điểm) Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?
Đáp án trắc nghiệm
1-B | 2-A | 3-B | 4-B | 5-B |
6-C | 7-C | 8-A | 9-C | 10-D |
Đáp án tự luận
Câu 1: Để củng cố chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc như:
- Đặt lại các đơn vị hành chính.
- Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
- Xem xét và định lại mức thuế.
- Bái bỏ các thứ lao dịch của chính quyền cũ.
- Lập lại sổ hộ khẩu.
Câu 2: Diễn biến trận Bạch Đằng thắng năm 938:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta.
- Ngô quyền cho toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều lên.
- Lưu Hoàng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.
- Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi rút chạy ra biển.
- Nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô ra, quân ta đánh mạnh. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc võ tan.
- Quân địch bị thiệt hại đến quá nửa, Lưu Hoằng Tháo cũng tử trận. Vua Nam Hán rút quân về nước, trận Bạch Đằng thắng lợi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 4)
Phần I.Trắc nghiệm ()
Khoanh tròn vào đáp đúng
Câu 1:Trụ sở phủ đô hộ nước ta dưới thời Đường đặt ở đâu:
A. Cửa sông Tô Lịch.
B. Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.
C. Việt Trì - Phú Thọ.
D. Tống Bình - Hà Nội.
Câu 2: Hiện nay, đền thờ Mai Hắc Đế ở
A. núi Vệ.
B. trong thung lũng Hùng Sơn.
C. Nam Đàn.
D. núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn.
Câu 3: Phùng Hưng được suy tôn là gì?
A. Bạch Đầu Đế.
B. Bố Cái Đại Vương.
C. Phùng Tiên Đế.
D. Phùng Vương.
Câu 4: Người Hán sau khi chiếm đất của người Chăm cổ đã đặt ra
A. Giao Chỉ.
B. Cửu Chân.
C. Nhật Nam.
D. huyện Tượng Lâm.
Câu 5: Một số lái buôn kiêm các nghề nào?
A. Cướp biển, buôn bán nô lệ.
B. Đánh cá, cướp biển.
C. Đánh cá, buôn bán nô lệ.
D. Khai thác thủy hải sản, cướp biển.
Câu 6: Đỉnh cao của khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc là khởi nghĩa nào?
A. Hoàng Sào.
B. Trần Thắng – Ngô Quảng.
C. Xích Mi.
D. Lục Lâm.
Câu 7: Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối
A. chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị nhân dân đều được yên vui.
B. chính sự cốt chuộng cứng rắn, nhân dân đều tuân theo mà đất nước được yên ổn.
C. làm theo chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ.
D. thi hành luật pháp nghiêm ngặt.
Câu 8: Dương Đình Nghệ quê ở
A. làng Giàng.
B. làng Đô.
C. làng Đường Lâm.
D. làng Lau.
Câu 9: Năm 937 Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để
A. Mở rộng vùng kiểm soát.
B. Chuẩn bị đánh quân xâm lược.
C. Ra gần quê.
D. Trừng trị Kiều Công Tiễn làm phản.
Câu 10: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền có điểm độc đáo là
A. Quân sĩ đông.
B. Vũ khí hiện đại.
C. Lợi dụng thủy triều lên xuống làm trận địa cọc ngầm.
D. Biết trước được kế giặc.
Phần II. Tự luận (5 điểm )
Câu 1:(2 điểm) Tình hình kinh tế của Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X?
Câu 2:(3 điểm) Hành động và ý nghĩa việc làm của Khúc Hạo?
Đáp án trắc nghiệm
1-D | 2-D | 3-B | 4-D | 5-A |
6-A | 7-A | 8-A | 9-D | 10-C |
Đáp án tự luận
Câu 1:
- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày, họ biết sáng tạo xe guồng nước, làm ruộng bậc thang ở sườn núi.
- Họ biết trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê…), làm gốm, đánh cá ven sông, biển.
- Trong thương mại, họ trao đổi buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ…
Câu 2:
* Những hành động của Khúc Hạo
- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
- Thay đổi thuế khóa, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.
- Lập lại sổ hộ khẩu.
* Ý nghĩa
- Gạt bỏ sự ảnh hưởng của chế độ đô hộ phương Bắc.
- Tiếp tục xây dựng một đất nước riêng, đất nước hoàn toàn tự chủ.
- Đất nước của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.
- Thể hiện ý chí, tinh thần độc lập của dân tộc Việt.