Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề)
Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Vật Lí 6 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí lớp 6.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Môn: Vật Lí 6
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề thi số 1)
Câu 1: Bác thợ may thường dùng thước nào trong các thước đo sau đây để đo các số đo của cơ thể.
A. Thước kẻ. B. Thước dây.
C. Thước kẹp. D. Cả ba thước trên.
Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của một thước là?
A. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước.
B. Độ dài giữa hai vạch chia lien tiếp trên thước.
C. Độ dài của thước.
D. Tất cả đuề đúng.
Câu 3: Để đo chiều dài của một vật (ước lược koarng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước sau đây?
A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
B. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1cm.
C. Thước có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 5cm.
Câu 4: Thả một quả bóng bằng nhựa vào bình nước, quả bóng nổi trên mặt nước. kết luận nào sau đây là đúng?
A. Thể tích nước dâng lên bằng thể tích quả bóng.
B. Thể tích nước dâng lên nhỏ hơn thể tích quả bóng.
C. Thể tích nước dâng lên lớn hơn thể tích quả bóng.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 5: Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn sỏi là:
A. 45cm3. B. 55cm3. C. 100cm3. D. 155cm3.
Câu 6: Đơn vị nào dùng để đo lực?
A. m. B. Kg. C. N. D. ml.
Câu 7: Hai lực nào sau đây gọi là lực cân bằng?
A. hai lực cùn phương, cùng chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phượng, cùng chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên cùng một vật.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực ó phương trên cùng một dường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên cùng một vật.
Câu 8: Phát biển nào sau đây đúng?
A. Một vật không chuyển động chỉ khi chịu tác động của hai lực cân bằng.
B. Một vật đứng yên thì vật đó chịu tác động của hai lực cân bằng.
C. Hai lực cân bằng, có cùng phương, ngược chiều và mạnh như nhau.
D. Hai lực cân bằng có thể đặt vào hai vật khác nhau.
Câu 9: Hai em học sinh A và B chơi kéo co, sợi dây đứng yên, chọn câu trả lời đúng.
A. Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay học sinh A là hai lực cân bằng.
B. Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu dây là hai lực cân bằng.
C. Lực mà hai đầu của dây tác dụng lên hai hai tay của hai em học sinh là hai lực cân bằng.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 10: Trọng lực của một quyển sách để trên nàn là?
A. Lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách.
B. Lực hút của Trái đất tác dựng vào quyển sách.
C. Lượng chất trong quyển sách.
D. Khối lượng của quyển sách.
B. TỰ LUẬN
Câu 11: Hãy nêu 3 ví dụ minh họa kết quả của tác dụng lực:
- Vật bị biến dạng.
- Chuyển động của vật bị thay đổi.
- Vật bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.
Câu 12: Để đo diện tích của một sân chơi có kích thước khoảng 12 x 17 (m). Bạn A dùng thước xếp có GHĐ 1m, bạn B dung thước cuộn có GHĐ 20m. Nếu là em , em lựa chọn cách đo của ai?
Câu 13: Hãy tìm cách đo thể tích một giọt nước.
Câu 14: Người ta tiến hành 3 phép cân như sau bằng cân Rôbecvan:
Phép cân 1:
Đĩa cân bên trái: lọ có 250cm3 chất lỏng + vật. Đĩa bên phải: quả cân 500g.
Phép cân 2:
Đĩa cân bên trái: lọ trống + vật. Đĩa cân bên phải: quả cân 300g
Phép cân 3:
Đĩa cân bên trái: lọ trống đĩa cân bên phải: quả cân 230g.
a. Tính khối lượng của vật.
b. Khối lượng riêng của chất lỏng là bao nhiêu? Chất lỏng đó là gì?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn C.
Câu 2: Chọn B.
Câu 3: Chọn C.
Câu 4: Chọn B.
Câu 5: Chọn A
Câu 6: Chọn C.
Câu 7: Chọn D.
Câu 8: Chọn C.
Câu 9: Chọn B.
Câu 10: Chọn B.
Câu 11: 3 ví dụ minh họa về kết quả của trọng lực:
- Vật bị biến dạng: Lò xo bị kéo thì dãn ra.
- Chuyển động của vật bị thay đổi: chiêc xe bị đẩy mạnh thì chạy nhanh lên.
- Vật vừa bị biến dạng vừa thay đổi chuyển động: quả bóng bị đá vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động.
Câu 12: Để đo diện tích của một sân chơi có diện tích khoảng 12 x 17 (m), thì dung thước B chọn là phù hợp vì chỉ cần ít lần đo nhất.
Câu 13: Ta khó đo thể tích của một giọt nước nhưng ta có thể cho 100 giọt nước vào bình chia độ rồi đo thể tích của 100 giọt, sau đó chia cho 100 ta được thể tích một giọt.
Câu 14: a) tính khối lượng của vật.
+ Từ phép cân 2 và 3 ta suy ra khối lượng vật: mv = 300 – 230 = 70g.
b, Khối lượng riêng chất lỏng là bao nhiêu? Chất lỏng đó là chất gì?
+ Từ phép cân 1 và 2 ta suy ra khối lượng chất lỏng
mn = 500 – 300 = 200g.
+ Khối lượng chất lỏng D = 200 : 250 = 0,8g/cm3 = 800kg/m3.
Chất lỏng có D = 800kg/m3 có thể là rượu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Môn: Vật Lí 6
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề thi số 2)
Câu 1:Chiều dài bàn học là 1m. Thước nào sau đây có thể đo chiều dài của bàn chính xác nhất?
A. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
B. Thước có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.
C. Thước có GHĐ 1,5m và ĐCNN 0,1cm.
D. Cả ba thước trên đều đo tốt như nhau.
Câu 2: Trong số các thước có GHĐ và ĐCNN dưới đây, thước nào thich hợp nhất để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6.
A. Thươc có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
B. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
C. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
Câu 3: Nên dùng bình chia độ có ĐCNN là 10ml, GHĐ 200ml để đo thể tích của lượng nước nào dưới đây?
A. 1 lít nước. B. 50 gam nước.
C. 2 gam nước. D. 1 gam nước.
Câu 4: Khi sử dụng bình chia độ để đo thể tích của vật không nhất thiết phải thực hiện công việc nào dưới đây?
A. Lựa chọn bình chia độ phù hợp.
B. Xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
C. Xác định kích thước của bình chia độ.
D. Điều chỉnh bình chia độ về vị trí ban đầu trước khi đo.
Câu 5: Trong các cách ghi kết quả đo với cân dòn có độ chia tới 50g, cách ghi nào sau đây là đúng?
A. 0,55kg. B. 5,5 lậng. C. 550g. D. Cả ba cách đều đúng.
Câu 6: Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?
A. 1m3. B. 1dm3. C. 1cm3. D. 1mm3.
Câu 7: Dùng tay búng viên bi ve thứ nhất chuyển động đến va chạm vào viên bi ve thứ hai đang đứng yên trên mặt bàn, làm cho viên bi thứ hai chuyển động. lực làm biến đổi chuyển động của viên bi thứ hai là lực nào trong các lực sau đây?
A. Lực của tay tác dụng vào viên bi thứ nhất.
B. Lực hút của Trái đất tác dụng vào viên bi thứ hai.
C. Lực của viên bi thứ hai tác dụng vào viên bi thứ nhất.
D. Lực của viên bi thứ hai tác dụng vào viên bi thứ nhất.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
B. Một vật được ném thì bay lên cao.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Quả bóng được đá thì lăn trên sàn.
Câu 9: Hai lực cân bằng là :
A. Hai lực bằng nhau.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều và mạnh bằng nhau.
C. Lực đàn hồi và trọng lực.
D. Hai ực cùng phương.
Câu 10: Dụng cụ đo lực là?
A. Cân Rôbecvan B. Thước. C. Lực kế. D. Đồng hồ.
Câu 11: Đơn vị của lực là gì?
A. Kilôgam. B. Niu tơn trên mét khối (N/m3).
C. Niu tơn (N). D. Kilôgam trên mét khối (kg/m3).
Câu 12: Dùng một que diêm đối sợi dây treo quả nặng đang nằm cân bằng thì quả nặng chuyển động rơi xuống. Giải thích tại sao?
A. Quả nặng chỉ chịu lực căng của dây nên làm thay đổi chuyển động cuẩ quả nặng.
B. Quả nặng chịu tác động của hai lực cân bằng nên chuyển động xuống phía dưới.
C. Quả nặng chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên chuyển động theo phương triều của trọng lực.
D. Dây đứt nên không còn lực nào tac dụng vào quả nặng, quả nặng sẽ rơi tự do.
Câu 13: Chọn phát biểu đúng:
A. Khối lượng của vật là do sức hút của Trái đấtc nên vật đó.
B. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về tâm Trái đất.
C. Khối lượng của vật còn được gọi là trọng lượng của vật đó.
D. Đơn vị trọng lượng là kg.
Câu 14: Một quyển sách nằm cân bằng trên bàn. Trọng lực tác dụng vào quyển sách cân bằng với lực nào trong các lực sau đây?
A. Lực tác dụng của bàn vào mặt đất.
B. Lực tác dụng của mặt đất vào bàn.
C. Lực tác dụng của bàn vào quyển sách.
D. Lực tác dụng của quyển sách vào mặt bàn.
Câu 15: Dùng một bình chia độ GHĐ 20ml và ĐCNN 1ml để đo một vật rắn không thấm nước. Ban đầu mực nươc trong bình là 13ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước là 17ml. Thể tích của vật rắn không thấm nước nhận giá trị nào trong các gia trị sau?
A. 5ml. B. 4ml. C. 0,4ml. D. 17,0ml.
Câu 16: Bạn Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một viên sỏi. kết quả đúng là 55,7cm3. Bạn đã dùng bình nào trong các bình sau?
A. Bình có ĐCNN 1cm3.
B. Bình có ĐCNN 0,2cm3 .
C. Bình có độ chia nhỏ nhất 0,5cm3.
D. Bình có độ chia 0,2cm3.
Câu 17: Một người bán trà cần bán một lạng trà, người đó nên sử dụng loại cân có GHĐ nào trong các cân sau?
A. 0,1kg. B. 0,5kg. C. 1kg. D. 2kg.
Câu 18: Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450g. Số đó cho biết
A. Khối lượng của hộp sữa.
B. Trọng lượng của hộp sữa.
C. Trọng lượng của sữa trong hộp.
D. Khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 19: Bạn Thu cao 139cm, bạn Phong cao 1,45m. Vậy phong cao hơn Thu là:
A. 6dm. B. 0,6m. C. 0,6cm. D. 6cm.
Câu 20: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tich của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn đá là?
A. 55cm3. B. 100cm3. C. 45cm3. D. 155cm3.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn C.
Câu 2: Chọn A.
Câu 3: Chọn B.
Câu 4: Chọn C.
Câu 5: Chọn D.
Câu 6: Chọn B.
Câu 7: Chọn D.
Câu 8: Chọn C.
Câu 9: Chọn B.
Câu 10: Chọn C.
Câu 11: Chọn c.
Câu 12: Chọn C.
Câu 13: Chọn B.
Câu 14: Chọn C.
Câu 15: Chọn B.
Câu 16: Chọn B.
Câu 17: Chọn B.
Câu 18: Chọn D.
Câu 19: Chọn D.
Câu 20: Chọn C.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Môn: Vật Lí 6
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề thi số 3)
Câu 1:Trước khi đo độ dài một vật, ta cần ước lượng độ dài của vật để:
A. Tìm cách đo thích hợp.
B. Chọn dụng cụ đo thích hợp.
C. Kiểm tra kết quả sau đo.
D. Thực hiện cả ba công việc trên.
Câu 2: Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5cm và 21,2cm. thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là:
A. 0,1cm. B. O,2cm. C. 0,5cm. D. 0,01mm.
Câu 3: Lấy 100cm3 cát đổ vào 100cm3 nước. Thể tích của cát và nước là:
A. 200cm3.
B. Lớn hơn 200cm3.
C. Nhỏ hơn 200cm3.
D. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 200cm3.
Câu 4: Trường hợp nào không có sự biến đổi chuyển động trong các trường hợp chuyển động của máy bay?
A. Máy bay cấy cánh.
B. Máy bay hạ cánh.
C. Máy bay đnag chuyển động thẳng, đều trên bầu trời.
D. Máy bay đang lượn tròn đều.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây hai lực được gọi là câ bằng?
A. Hai lực mạnh như nhau, cung phương nhưng ngược chiều.
B. Hai lực tác dụng và hai vật, mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.
C. Hai lực tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, cùng phương và ngược chều.
D. Hai lực tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, cùng phương nưng ngược chiều.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật dược thả rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
Câu 7: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?
A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.
C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.
Câu 8: Với một cân Rôbecvan và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.
B. GHĐ của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.
C. ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.
D. ĐCNN của cân là khooid lượng của quả cân lớn nhất.
Câu 9: Đơn vị nào trong các đơn vị sau đây không dùng để đo khối lượng?
A. Kilôgam B. Gam. C. Lít. D. Lạng.
B. TỰ LUẬN
Câu 10: Nêu cách đo thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước.
Câu 11: Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì? Nêu đặc điểm về phương và chều của trọng lực.
Câu 12: Dùng bình chia độ để đo thể tích của viên sỏi. thể tích nước ban đâu là 60cm3. Thể tích nước sau khi thả viên sỏi vào là 78,2 cm3. Thể tích viên sỏi là bao nhiêu?
Câu 13: Một ống bê tông nặng 1600N và 4 người nâng đều nhau thì mỗi người phải dùng lực ít nhất bao nhiêu?
Câu 14: Đổi các đơn vị sau:
a. 145cm = ………..m
b. 0,25 lít =……….cc
c. 500g = ……….kg
d. 9 tạ =……….kg.
e. 451km =……….m
f. 32dm3 =………. Lít
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn B.
Câu 2: Chọn A.
Câu 3: Chọn C.
Câu 4: Chọn C.
Câu 5: Chọn C.
Câu 6: Chọn C.
Câu 7: Chọn D.
Câu 8: Chọn C.
Câu 9: Chọn C.
Câu 10: Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể được đo bằng hai cách sau:
a) Thả chìm vật đó vào trong chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dần lên chính là thể tích của vật.
b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vào bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Câu 11: Trọng lực là lực hút của Trái đất. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái đất.
Câu 12: Thể tích viên sỏi là: V = 78,2 – 60 = 18,2 cm3.
Câu 13: + Lực nâng của 4 người là: P = 1600N.
+ Lực nâng của mỗi người là: 1600 : 4 = 400N.
Câu 14: a) 145cm = 1.45m
b, 0,25 lít = 250cc.
c, 500g = 0,5kg.
d, 9 tạ = 900g.
e, 451 km = 451000m
f, 32 dm3 = 32 lít.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Môn: Vật Lí 6
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề thi số 4)
Câu 1: Tìm kết luận sai khi nói về cách đo độ dài?
A. Phải ước lượng độ dài cần đo.
B. Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
C. Mắt đặt ở vị trí bất kì sao cho nhìn thấy vật và vạch chia trên thước.
D. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.
Câu 2: Để đo chiều dài cuốn SGK vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau?
A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm.
B. Thước 15cm, có ĐCNN tới mm.
C. Thước 20cm, có ĐCNN tới mm.
D. Thước 25cm, có ĐCNN tới cm.
Câu 3: Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 40cm), nên chọn thước có giới hạn đo:
A. 20dm và ĐCNN 1mm. B. 60cm ĐCNN 1cm.
C. 1m và ĐCNN 2cm. D. 5dm và ĐCNN 2cm.
Câu 4: Một bạn dung thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106cm2. Bạn ấy đã dung thước đo có ĐCNN là:
A. 1cm. B. Nhỏ hơn 1cm.
C. Lớn hơn 1cm. D. Bằng 5mm.
Câu 52: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:
A. Thể tích của hộp sữa là 200ml.
B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml.
C. Khối lượng của hộp sữa.
D. Khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 6: Người ta dùng một bình chia độ chứa 105cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, đá ngập hoàn toang trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3. Thể tích hòn sỏi là?
A. 105cm3. B. 95cm3. C. 200cm3. D. 305cm3.
Câu 7: Đơn vị nào không dùng để đo thể tích trong các đơn vị sau?
A. dm. B. Lít. C. Ml. D. m3.
Câu 8: Một vận động viên nhảy cao đã dung chân đạp xuống đất trước khi nhảy qua xà. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Trước khi nhảy qua xà, chân vận đọng viên đó đã tác dụng một lực xuống mặt đất.
B. Mặt đất cũng tác dụng vào chân vận động viên một lực.
C. Lực của mặt đất tác dụng vào chân người và lực của chân người tác dụng vào mặt đất là cặp lực cân bằng nhau.
D. Nhờ lực tác dụng của mặt đất mà người đó bị đẩy lên cao.
Câu 9: Trường hợp nào lực gây ra biến dạng cho vật nhưng khó phát hiện?
A. Quả bóng va chạm vào tường làm quả bóng bị biến dạng.
B. Quả bóng va chạm vào tường làm tường biến dạng.
C. Ô tô tải đỗ trên mặt đường đất khi trời mưa là đường đất lún xuống.
D. Con chim đậu trên cành cây mềm làm cành cây cong xuống.
Câu 10: Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường?
A. Lực của búa tác dụng vào đinh.
B. Lực của tường tác dụng vào đinh.
C. Lực của đinh tác dụng vào búa.
D. Lực của búa tác dụng vào tường.
Câu 11: Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?
A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
B. Lực hút của Trái đất tác dụng vào người.
C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.
D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.
Câu 12: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có thêm tích chất nào sau đây?
A. Cùng phương, cung chiều.
B. Khác phương, ngược chiều.
C. Cùng phương, ngược chiều.
D. Khác phương, cung chiều.
Câu 13: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.
Câu 14: Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây?
A. Khôn chịu tác dụng của lực nào.
B. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất.
C. Chụi tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật.
D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà.
Câu 15: Có hai chiếc lực kế được móc vào nhau. Kéo đầu mút của lực kế bên phải để lực kế bên này chỉ 100N. lực kế còn lại sẽ chỉ
A. 100N. B. 50N. C. 200N. D. 100N.
Câu 16: Trong xây dựng, người ta sử dụng dụng cụ nào để xác định phương thẳng đứng của một cột bê tông?
A. Lưch kế.
B. Thước vuông.
C. Dây chỉ dài.
D. Quả dọi gồm một quả nằng được buộc vào một sợi dây mảnh, nhẹ.
Câu 17: Người thợ xây đứng trên cao, dùng dây kéo bao xi măng lên, khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?
A. Lực kéo cung phương, cùng chiều với trọng lực.
B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.
C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.
D. Lực kéo cùng phương nhưng khác chiều với trọng lực.
Câu 18: Chọn cách đổi đúng: 1,5m bằng:
A. 15cm. B. 150cm. C. 150dm. D. 150mm.
Câu 19: Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1 cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?
A. 20cm3. B. 20,2cm3.
C. 20,20cm3. D. 20.25cm3.
Câu 20: Cho 3 đại lượng: khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn (N) là đơn vị đo của đại lượng nào?
A. Khối lượng. B. Trọng lượng.
C. Trọng lực. D. B và C.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn c.
Câu 2: Chọn A.
Câu 3: Chọn D.
Câu 4: Chọn B.
Câu 5: Chọn B.
Câu 6: Chọn B.
Câu 7: Chọn A.
Câu 8: Chọn C.
Câu 9: Chọn B.
Câu 10: Chọn A.
Câu 11: Chọn D.
Câu 12: Chọn C.
Câu 13: Chọn D.
Câu 14: Chọn D.
Câu 15: Chọn A.
Câu 16: Chọn D.
Câu 17: Chọn D.
Câu 18: Chọn B.
Câu 19: Chọn B.
Câu 20: Chọn D.