Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc


Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc, có đáp án với trên 100 đề thi môn Vật Lí được tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 6.

Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1:Chiều dài bàn học là 1m. Thước nào sau đây có thể đo chiều dài của bàn chính xác nhất?

A. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.

B. Thước có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.

C. Thước có GHĐ 1,5m và ĐCNN 0,1cm.

D. Cả ba thước trên đều đo tốt như nhau.

Câu 2: Trong số các thước có GHĐ và ĐCNN dưới đây, thước nào thich hợp nhất để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6.

A. Thươc có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.

B. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

C. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

Câu 3: Nên dùng bình chia độ có ĐCNN là 10ml, GHĐ 200ml để đo thể tích của lượng nước nào dưới đây?

A. 1 lít nước.      B. 50 gam nước.

C. 2 gam nước.      D. 1 gam nước.

Câu 4: Khi sử dụng bình chia độ để đo thể tích của vật không nhất thiết phải thực hiện công việc nào dưới đây?

A. Lựa chọn bình chia độ phù hợp.

B. Xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.

C. Xác định kích thước của bình chia độ.

D. Điều chỉnh bình chia độ về vị trí ban đầu trước khi đo.

Câu 5: Trong các cách ghi kết quả đo với cân dòn có độ chia tới 50g, cách ghi nào sau đây là đúng?

A. 0,55kg.      B. 5,5 lậng.      C. 550g.      D. Cả ba cách đều đúng.

Câu 6: Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?

A. 1m3.       B. 1dm3.      C. 1cm3.      D. 1mm3.

Câu 7: Dùng tay búng viên bi ve thứ nhất chuyển động đến va chạm vào viên bi ve thứ hai đang đứng yên trên mặt bàn, làm cho viên bi thứ hai chuyển động. lực làm biến đổi chuyển động của viên bi thứ hai là lực nào trong các lực sau đây?

A. Lực của tay tác dụng vào viên bi thứ nhất.

B. Lực hút của Trái đất tác dụng vào viên bi thứ hai.

C. Lực của viên bi thứ hai tác dụng vào viên bi thứ nhất.

D. Lực của viên bi thứ hai tác dụng vào viên bi thứ nhất.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

A. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.

B. Một vật được ném thì bay lên cao.

C. Một vật được thả thì rơi xuống.

D. Quả bóng được đá thì lăn trên sàn.

Câu 9: Hai lực cân bằng là :

A. Hai lực bằng nhau.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều và mạnh bằng nhau.

C. Lực đàn hồi và trọng lực.

D. Hai ực cùng phương.

Câu 10: Dụng cụ đo lực là?

A. Cân Rôbecvan      B. Thước.      C. Lực kế.      D. Đồng hồ.

Câu 11: Đơn vị của lực là gì?

A. Kilôgam.      B. Niu tơn trên mét khối (N/m3).

C. Niu tơn (N).      D. Kilôgam trên mét khối (kg/m3).

Câu 12: Dùng một que diêm đối sợi dây treo quả nặng đang nằm cân bằng thì quả nặng chuyển động rơi xuống. Giải thích tại sao?

A. Quả nặng chỉ chịu lực căng của dây nên làm thay đổi chuyển động cuẩ quả nặng.

B. Quả nặng chịu tác động của hai lực cân bằng nên chuyển động xuống phía dưới.

C. Quả nặng chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên chuyển động theo phương triều của trọng lực.

D. Dây đứt nên không còn lực nào tac dụng vào quả nặng, quả nặng sẽ rơi tự do.

Câu 13: Chọn phát biểu đúng:

A. Khối lượng của vật là do sức hút của Trái đấtc nên vật đó.

B. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về tâm Trái đất.

C. Khối lượng của vật còn được gọi là trọng lượng của vật đó.

D. Đơn vị trọng lượng là kg.

Câu 14: Một quyển sách nằm cân bằng trên bàn. Trọng lực tác dụng vào quyển sách cân bằng với lực nào trong các lực sau đây?

A. Lực tác dụng của bàn vào mặt đất.

B. Lực tác dụng của mặt đất vào bàn.

C. Lực tác dụng của bàn vào quyển sách.

D. Lực tác dụng của quyển sách vào mặt bàn.

Câu 15: Dùng một bình chia độ GHĐ 20ml và ĐCNN 1ml để đo một vật rắn không thấm nước. Ban đầu mực nươc trong bình là 13ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước là 17ml. Thể tích của vật rắn không thấm nước nhận giá trị nào trong các gia trị sau?

A. 5ml.      B. 4ml.      C. 0,4ml.      D. 17,0ml.

Câu 16: Bạn Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một viên sỏi. kết quả đúng là 55,7cm3. Bạn đã dùng bình nào trong các bình sau?

A. Bình có ĐCNN 1cm3.

B. Bình có ĐCNN 0,2cm3 .

C. Bình có độ chia nhỏ nhất 0,5cm3.

D. Bình có độ chia 0,2cm3.

Câu 17: Một người bán trà cần bán một lạng trà, người đó nên sử dụng loại cân có GHĐ nào trong các cân sau?

A. 0,1kg.      B. 0,5kg.      C. 1kg.      D. 2kg.

Câu 18: Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450g. Số đó cho biết

A. Khối lượng của hộp sữa.

B. Trọng lượng của hộp sữa.

C. Trọng lượng của sữa trong hộp.

D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 19: Bạn Thu cao 139cm, bạn Phong cao 1,45m. Vậy phong cao hơn Thu là:

A. 6dm.      B. 0,6m.      C. 0,6cm.      D. 6cm.

Câu 20: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tich của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn đá là?

A. 55cm3.      B. 100cm3.      C. 45cm3.      D. 155cm3.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Chọn C.

Câu 2: Chọn A.

Câu 3: Chọn B.

Câu 4: Chọn C.

Câu 5: Chọn D.

Câu 6: Chọn B.

Câu 7: Chọn D.

Câu 8: Chọn C.

Câu 9: Chọn B.

Câu 10: Chọn C.

Câu 11: Chọn c.

Câu 12: Chọn C.

Câu 13: Chọn B.

Câu 14: Chọn C.

Câu 15: Chọn B.

Câu 16: Chọn B.

Câu 17: Chọn B.

Câu 18: Chọn D.

Câu 19: Chọn D.

Câu 20: Chọn C.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Khi dùng thước đo cần biết những yếu tố nào? Nêu rỏ từng yếu tố?

b) Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước sau:

Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)

Câu 2: (1,5 điểm)

Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần, chậm dần?

Câu 3: (1,0 điểm)

Trọng lực là gì? Đơn vị trọng lực?

Câu 4: (2,0 điểm)

Một vật có khối lượng 100g treo vào một sợi dây cố định.

a) Giải thích vì sao vật đứng yên?

b) Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?

Câu 5: (2 điểm)

Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

Câu 6: (1,5 điểm)

Tính khối lượng và trọng lượng của một cột đồng có thể tích 80 dm3.

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (2 điểm)

a) - Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước (0,5 điểm)

- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước (0,25 điểm)

- ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. (0,25 điểm)

b) GHĐ của thước là 15cm (0,5 điểm)

ĐCNN của thước là 1cm (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

(Nêu được mỗi trường hợp 01 ví dụ đúng cho 0,5 điểm)

Chẳng hạn như:

- Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại. (0,5 điểm)

- Khi ta đang đi xe máy, nếu ta từ từ tăng ga, tức là ta đã tác dụng lực kéo vào xe máy, thì xe máy sẽ chuyển động nhanh dần. (0,5 điểm)

Câu 3: (1,0 điểm)

- Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật (0,5 điểm)

- Đơn vị trọng lực là niu tơn, kí hiệu là N (0,5 điểm)

Câu 4: (2,0 điểm)

a) Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây) (1,0 điểm)

b) Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống. (1,0 điểm)

Câu 5: ( điểm)

- Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy. (0,5 điểm)

- Công thức tính khối lượng riêng: D = m/V (0,5 điểm)

Trong đó: D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3;

m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; (0,5 điểm)

V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3. (0,5 điểm)

Câu 6: (1,5 điểm)

Tóm tắt:

V = 80 dm3 = 0,08 m3.

D = 8900 kg/m3 (tham khảo)

Tính m = ?, P = ? (0,25 điểm)

Lời giải:

Ta có: m = D. V = 0,08. 8900 = 712 kg.

mà: P = 10. m = 10. 712 = 7120 N. (0,75 điểm)

Vậy cột đồng có khối lượng 712 kg và trọng lượng là 7120 N. (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1:. Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Mặt phẳng nghiêng.      B. Ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc động.      D. Đòn bẩy.

Câu 2: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.

B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Các chất rắn khác nhau nở về dãn nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.

Câu 3: Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vì:

A. Chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao.

B. Chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao.

C. Khâu co dãn vì nhiệt.

D. Một lí do khác.

Câu 4: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì:

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Thể tích của vật tăng.

C. Thể tích của vật giảm.

D. Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm.

Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 6: luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 40C?

A. Khối lượng riêng nhỏ nhất.

B. Khối lượng riêng lớn nhất.

C. Khối lượng lớn nhất.

D. Khối lượng nhỏ nhất.

Câu 7: Cho một ít nước vào vỏ lon bia. Đốt nóng vỏ lon bia bằng đèn cồn cho đến khi lượng nước trong lon bia sôi. Dùng nút cao su đậy kín nắp lon, sau đó dùng nước lạnh dội vào lon. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Lon bia phồng lên.

B. Lon bia bị móp lại.

C. Lon bia giữ nguyên hình dạng ban đầu.

D. Nút cao su bị bật ra.

Câu 8: Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Xen – xi –ut và nhiệt giai Fa – ren – hai?

A. 0F = 32 + 1,8. t0C.

B. 0F = 32 – 1,8. t0C.

C. 0F = 1,8 + 32. t0C.

D. 0F =1,8 + 32. t0C.

Câu 9: Đo nhiệt độ nước sôi trong các nhiệt giai khá nhau, kết quả đo nào sau đây là sai?

A. 1000C.      B. 1320F.      C. 2120F.      D. 3730K.

Câu 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn ôxi

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn ôxi.

C. Không khí và ô xi nở vì nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 11: Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì.

A. Lốp xe dễ bị nổ.

B. Lốp xe bị xuống hơi.

C. Không có hiện tượng gì xảy ra với lốp xe.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 12: Lí do chính tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?

A. Để tiết kiệm đinh

B. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ.

C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Một tấm sắt có lỗ tròn ở giữa. Khi nung nóng toàn bộ tấm sắt thì

A. Đường kính của lỗ tăng.

B. Đường kính của lỗ giảm vì sắt nở làm lỗ hẹp lại.

C. Đường kính của lỗ không thay đổi, chỉ có đường kính ngoài của đĩa tăng.

D. Đường kính của lỗ tăng hay giảm tùy theo kích thuớ lỗ.

Câu 14: Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 00C đến 40C thì:

A. Thể tích nước co lại.

B. Thể tích nước nở ra.

C. Thể tích nước không thay đổi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 15: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì:

A. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.

B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.

C. Nước nóng tràn vào bóng.

D. Không khí tràn vào bóng.

Câu 16: Nước sôi ở bao nhiêu 0F?

A. 100.      B. 212.      C. 32.      D. 180.

Câu 17:1000F ứng với bao nhiêu 0C.

A. 32.      B. 37,78.      C. 18.      D. 42.

Câu 18: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau?

A. Nở vì nhiệt giống nhau.

B. Nở vì nhiệt khác nhau.

C. Không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 19: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.      B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.      D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 20: Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước sôi?

A. Nhiệt kế rượu.      B. Nhiệt kế thủy ngân.

C. Nhiệt kế y tế.      D. Dùng được cả ba loại nhiệt kế trên.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Chọn B.

Câu 2: Chọn C.

Câu 3: Chọn B.

Câu 4: Chọn C.

Câu 5: Chọn B.

Câu 6: Chọn B.

Câu 7: Chọn B.

Câu 8: Chọn A.

Câu 9: Chọn B.

Câu 10: Chọn C.

Câu 11: Chọn A.

Câu 12: Chọn C.

Câu 13: Chọn C.

Câu 14: Chọn B.

Câu 15: Chọn A.

Câu 16: Chọn B.

Câu 17: Chọn D.

Câu 18: Chọn C.

Câu 19: Chọn C.

Câu 20: Chọn C.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1:Chọn câu đúng:

A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.

B. Trong hệ thống ròng rọc động không có ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.

D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.

Câu 2: Khi khoảng cách OO1 trên đòn bẩy đang nhỏ hơn khoảng cách OO2, cách làm nào dưới đây làm cho khoảng cách OO1 > OO2?

A. Di chuyển vị trí của điểm tựa O và phía O1.

B. Di chuyển vị trí của điểm O2 ra xa điểm tựa O.

C. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O1 và O.

D. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O2 và O.

Câu 3: Ròng rọc nào dưới đây là ròng rọc động?

A. Trục của bánh xe được mắc cố định, còn bánh xe quay được quanh trục.

B. Trục và bánh xe quay được tại một vị trí.

C. Trục của bánh xe vừa quay vừa chuyển động.

D. Cả 3 phương án trên đều là ròng rọc động.

Câu 4: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc động.      B. Ròng rọc cố định.

C. Đòn bẩy.      D. Mặt phẳng nghiêng.

Câu 5: Chọn phương án khả thi để mở một cái nắp chai thủy tinh làm bằng kim loại khih nó bị vặn chặt?

A. Cho chai vào tủ lạnh để hạ thấp nhiệt dộ.

B. Nhúng cả chai vào chậu nước nóng.

C. Hơ nóng nắp chai bằng kim loại.

D. Hơ nóng đáy chai thủy tinh.

Câu 6: Trong xây dựng người ta thường chọn đổ bê tông và chọn cốt bằng thép vì:

A. Bê tông và thép giãn nở vì nhiệt giống nhau.

B. Thép chịu nhiệt tốt.

C. Thép bền và rẻ tiền.

D. Thép là vật liệu cứng nhất.

Câu 7: Khi làm nóng chất khí trong bình thì đại lượng nào sau đây thay đổi?

A. Khối lượng.

B. Trọng lượng.

C. Khối lượng riêng.

D. Cả 3 đại lượng trên.

Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép.

Băng kép được ứng dụng

A. Làm cốt cho các trụ bê tông.

B. Làm giá đỡ.

C. Trong việc đóng ngắt mạch điện.

D. Làm các dây điện thoại.

Câu 9: Dùng nhiệt kế vẽ ở hình bên không thể đo được nhiệt độ của nước trong trường hợp nào dưới đây? (hình ảnh)

Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 2 năm 2023 (4 đề)

A. Nước sông đang chảy.      B. Nước đá đang tan.

C. Nước uống.      D. Nước đang sôi

Câu 10: Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Xen – xi –ut và nhiệt giai Fa – ren – hai?

A. 0F = 32 + 1,8. t0C.      B. 0F = 32 – 1,8. t0C.

C. 0F = 1,8 + 32. t0C.      D. 0F =1,8 + 32. t0C.

Câu 11: Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là?

A. 00C và 1000C.      B. 00C và 370c.

C. -1000C và 1000C.      D. 370C và 1000C.

Câu 12: Trương hợp nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc?

A. Ngọn nến vừa tắt.

B. Ngọn nến đang cháy.

C. Cục nước đá lấy ra khỏi tủ lạnh.

D. Ngọn đèn dầu đang cháy.

Câu 13: Hiện tượng gì xảy ra nếu ta bỏ một lượng nước vào một bình và bịt kín, sau đó đem bình ra ngoài trời?

A. Nước bay hơi hết.

B. Nước bay hơi một phần.

C. Lượng nước trong bình không thay đổi.

D. Không có hiện tượng gì xảy ra.

Câu 14: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ

A. Thể rắn sang thể lỏng.

B. Thể lỏng sang thể rắn.

C. Thể hơi sang thể lỏng.

D. Thể lỏng sang thể hơi.

Câu 15: Kêt luận nào sau đây là đúng khi so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

C. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

D. Tất cả A,B và C đều đúng.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.

C. Xảy ra với tốc độ hư nhau ở mọi nhiệt độ.

D. Chỉ xảy ra với một số ít chất lỏng.

Câu 17: Hãy chọn nhận xét đúng nhất về nhiệt độ sôi.

ở nhiệt độ sôi thì:

A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.

B. Nước reo.

C. Các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung.

D. Các bọt khí nổi lên dần.

Câu 18: Những quá trình chuyển thể nào của đông được sử dụng trong quá trình đúc tượng đồng?

A. Nóng chảy, bay hơi.      B. Nóng chảy, đông đặc.

. Bay hơi, đông đặc.      D. Bay hơi, ngưng tụ.

Câu 19: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào:

A. Khối lượng chất lỏng.

B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Áp suất trên mặt chất lỏng.

. Diện tích và áp suất trên mặt thoáng chất lỏng

Câu 20: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng

A. Tăng dần lên.      B. Giảm dần đi.

C. Khi tăng khi giảm.      D. Không thay đổi.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Chọn C.

Câu 2: Chọn D.

Câu 3: Chọn C.

Câu 4: Chọn B.

Câu 5: Chọn C.

Câu 6: Chọn A.

Câu 7: Chọn C.

Câu 8: Chọn C.

Câu 9: Chọn D.

Câu 10: Chọn A.

Câu 11: Chọn A.

Câu 12: Chọn D.

Câu 13: Chọn C.

Câu 14: Chọn C.

Câu 15: Chọn C.

Câu 16: Chọn A.

Câu 17:. Chọn C.

Câu 18: Chọn B.

Câu 19: Chọn C.

Câu 20: Chọn D.