x Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)

Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)


Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2023 (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Vật Lí 6 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí lớp 6.

Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 1)

Câu 1: Giới hạn đo của bình chia độ là

A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.

B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Câu 2: Lực nào trong các lực dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.

B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.

C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.

D. Lực của cung tên làm mũi tên bay vào không trung.

Câu 3: Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là

Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)

A. 200 cm3 và 5 cm3

B. 100 cm3 và 5 cm3

C. 200 cm3 và 10 cm3

D. 100 cm3 và 2 cm3

Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 45cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là

A. 92cm3           B. 27cm3

C. 47cm3           D. 187cm3.

Câu 5: Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là

A. 1000g           B.100g

C. 10g           D. 1g

Câu 6: Trọng lượng của một vật là

A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất.

B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.

C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.

D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật..

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) Mô tả hiện tượng xảy ra khi treo một vật vào đầu dưới của một lò xo được gắn cố định vào giá thí nghiệm?

Câu 2: (1,5 điểm) Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

Câu 3: (2,0 điểm) Cho bảng khối lượng riêng của một số chất như sau

Chất Khối lượng riêng (kg/m3) Chất Khối lượng riêng (kg/m3)
Nhôm 2700 Thủy ngân 13600
Sắt 7800 Nước 1000
Chì 11300 Xăng 700

Hãy tính:

a. Khối lượng của một khối nhôm có thể tích 60dm3?

b. Trọng lượng của một khối nhôm ?

Câu 4: (2,0 điểm) Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì? Lấy ví dụ minh họa

Đáp án và Thang điểm

I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A D C C C B

II. Tự luận

Câu 1: (1,5 điểm)

Vật treo vào lò xo chịu lực hút của Trái Đất theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống nên dịch chuyển về phía mặt đất và kéo lò xo giãn ra. Lò xo bị biến dạng sinh ra lực đàn hồi có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, đặt vào vật kéo vật lên. Khi độ lớn của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật thì vật không thay đổi vận tốc (đứng yên). (1,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

- Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy. (0,5 điểm)

- Công thức tính khối lượng riêng: D = m/V, trong đó, D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3; m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3. (1,0 điểm)

Câu 3: (2 điểm)

Dựa vào bảng khối lượng riêng ta thấy: khối lượng riêng của nhôm D1 = 2700kg/m3 (0,5 điểm)

a. Khối lượng của khối nhôm là m1 = D1. V1 = 2700.0,06 = 162 kg (0,75 điểm)

b. Trọng lượng của khối nhôm là P = 10.m1 = 162.10 = 1620 N (0,75 điểm)

Câu 4: (2 điểm)

- Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao hay xuống thấp (1,0 điểm)

- Tác dụng thay đổi hướng và độ lớn của lực tác dụng.

- Trong thực tế, thùng dầu nặng từ khoảng 100 kg đến 200 kg. Với khối lượng như vậy, thì một mình người công nhân không thể nhấc chúng lên được sàn xe ôtô. Nhưng sử dụng mặt phẳng nghiêng, người công nhân dễ dàng lăn chúng lên sàn xe. (1,0 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Khi dùng thước đo cần biết những yếu tố nào? Nêu rỏ từng yếu tố?

b) Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước sau:

Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)

Câu 2: (1,5 điểm)

Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần, chậm dần?

Câu 3: (1,0 điểm)

Trọng lực là gì? Đơn vị trọng lực?

Câu 4: (2,0 điểm)

Một vật có khối lượng 100g treo vào một sợi dây cố định.

a) Giải thích vì sao vật đứng yên?

b) Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?

Câu 5: (2 điểm)

Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

Câu 6: (1,5 điểm)

Tính khối lượng và trọng lượng của một cột đồng có thể tích 80 dm3.

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (2 điểm)

a) - Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước (0,5 điểm)

- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước (0,25 điểm)

- ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. (0,25 điểm)

b) GHĐ của thước là 15cm (0,5 điểm)

ĐCNN của thước là 1cm (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

(Nêu được mỗi trường hợp 01 ví dụ đúng cho 0,5 điểm)

Chẳng hạn như:

- Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại. (0,5 điểm)

- Khi ta đang đi xe máy, nếu ta từ từ tăng ga, tức là ta đã tác dụng lực kéo vào xe máy, thì xe máy sẽ chuyển động nhanh dần. (0,5 điểm)

Câu 3: (1,0 điểm)

- Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật (0,5 điểm)

- Đơn vị trọng lực là niu tơn, kí hiệu là N (0,5 điểm)

Câu 4: (2,0 điểm)

a) Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây) (1,0 điểm)

b) Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống. (1,0 điểm)

Câu 5: ( điểm)

- Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy. (0,5 điểm)

- Công thức tính khối lượng riêng: D = m/V (0,5 điểm)

Trong đó: D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3;

m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; (0,5 điểm)

V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3. (0,5 điểm)

Câu 6: (1,5 điểm)

Tóm tắt:

V = 80 dm3 = 0,08 m3.

D = 8900 kg/m3 (tham khảo)

Tính m = ?, P = ? (0,25 điểm)

Lời giải:

Ta có: m = D. V = 0,08. 8900 = 712 kg.

mà: P = 10. m = 10. 712 = 7120 N. (0,75 điểm)

Vậy cột đồng có khối lượng 712 kg và trọng lượng là 7120 N. (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

Câu 1: Để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?

A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm.

B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm

C. Thước 20cm có ĐCNN tới mm

D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm

Câu 2: Lực có thể gây ra những tác đụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.

D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.

Câu 3: Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

A. Lực làm cho nước mưa rơi xuống.

B. Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra.

C. Lực tác dụng vào viên phấn khi ta thả viên phấn rơi xuống.

D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.

Câu 4: Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 60 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3 . Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu?

A. 60 cm3           B. 100 cm3

C. 40 cm3           D. 160 cm3

Câu 5: Trên vỏ hộp sữa có ghi 450 gam. Số đó cho biết

A. Khối lượng của hộp sữa.

B. Trọng lượng của hộp sữa.

C. Trọng lượng của hộp sữa trong hộp.

D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 6: Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?

A. m (mét)           B. Kg (Kílôgam)

C. N (Niu-Tơn)          D. m3, dm3, cm3

Câu 7: Trọng lực là lực hút của:

A. Trái đất           B. Mặt trăng

C. Mặt trời           D. Sao hoả

Câu 8: Dụng cụ dùng để đo khối lượng là:

A. Thước

B. Cân

C. Bình chia độ, bình tràn

D. Cả a, b, c đúng

Câu 9: Quả cân 500g ở tại mặt đất có trọng lượng là:

A. 5N.           B. 0,5N

C. 500N.           D. 50N

Câu 10: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:

A. Thể tích bình tràn.

B. Thể tích bình chứa.

C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa

D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn

Câu 11: Khi quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

C. Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Câu 12: Gió thổi căng phồng một cánh buồm, gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì trong các lực sau?

A. Lực căng.           B. Lực hút.

C. Lực kéo.           D. Lực đẩy

II. Phần tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng?

Câu 2: (2,0 điểm) Khối lượng riêng là gì? Viết công thức và cho biết ý nghĩa của từng đại lượng?

Câu 3: (2,0 điểm) Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 18 cm. Khi treo một vật nặng chiều dài của lò xo là l = 25cm

a. Tính độ biến dạng của lò xo.

b. Khi vật nặng đứng yên, thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng với lực nào?

Câu 4: (2,0 điểm) Một tảng đá có thể tích 1m3. Cho khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3. Tìm khối lượng và trọng lượng của tảng đá.

Đáp án và Thang điểm

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1. A 2. D 3. D 4. C 5. D 6. D
7. A 8. B 9. A 10. C 11. D 12. D

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. (1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) của chất đó. (0,5 điểm)

Công thức: D = m/V (0,75 điểm)

Trong đó: (0,75 điểm)

m: Khối lượng của vật (kg)

V: Thể tích của vật (m3)

D: Khối lượng riêng của chất làm vật (kg/m3)

Câu 3: (2,0 điểm)

a. Độ biến dạng của lò xo: l – l0 = 25 – 18 = 7cm (1,0 điểm)

b. Khi vật đứng yên, lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào vật cân bằng với trọng lực của vật (1,0 điểm)

Câu 4: (2,0 điểm)

Khối lượng của tảng đá: D = m/V ⇒ m = D.V = 2600.1 = 2600(kg) (1,0 điểm)

Trọng lượng của tảng đá: P = 10. m = 10. 2600 = 26000 (N) (1,0 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 4)

Câu 1: (2,0 điểm)

Bộ đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)

b) Người ta đổ chất lỏng vào 2 bình. Em hãy ghi lại kết quả thể tích chất lỏng đo được ở mỗi bình.

Câu 2: (2,0 điểm)

a) Hai lực cân bằng là gì?

b) Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả nào?

Câu 3: (2,0 điểm)

a) Hãy kể tên 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng.

b) Các dụng cụ sau đây khi sử dụng là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào?

Số thứ tự Dụng cụ Máy cơ đơn giản tương ứng
1 Tấm ván kê để dắt xe lên thềm nhà
2 Kéo cắt giấy
3 Dụng cụ khui nắp chai nước ngọt
4 Cầu trượt
5 Búa nhổ đinh

Câu 4: (2,0 điểm)

Một bình chia độ chứa nước, mực nước trong bình ngang với vạch 120cm3. Thả chìm một quả cầu đặc có khối lượng 300g vào trong bình chia độ thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 180cm3.

a) Tính thể tích của quả cầu.

b) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu.

Câu 5: (2,0 điểm)

a) Lò xo là vật có tính chất gì? Em hãy mô tả 1 lực kế lò xo đơn giản.

b) Treo 1 vật có khối lượng là 200g vào lò xo thì lò xo dãn ra thêm 2cm. Nếu treo vật có trọng lượng là 1N thì lò xo dãn ra thêm bao nhiêu cm?

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (2 điểm)

a. Bình 1: GHĐ là 60cm3, ĐCNN là 2cm3 (0,5 điểm)

Bình 1: GHĐ là 60cm3, ĐCNN là 10cm3 (0,5 điểm)

b. Thể tích chất lỏng ở bình 1 là 38cm3 (0,5 điểm)

Thể tích chất lỏng ở bình 2 là 40cm3 (0,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

a. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. (1,0 điểm)

b. Lực tác dụng lên một vật có thể làm vật biến đổi chuyển động hoặc làm vật biến dạng. (1,0 điểm)

Câu 3: (2 điểm)

a. Có 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc. (0,75 điểm)

b. Các dụng cụ: Tấm ván kê để dắt xe lên thềm nhà và cầu trượt là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng (0,5 điểm)

Các dụng cụ: Kéo cắt giấy, dụng cụ khui nắp chai nước ngọt, búa nhổ đinh là ứng dụng của đòn bẩy (0,75 điểm)

(Học sinh trả lời đúng 1 ứng dụng thì được 0,25 điểm)

Câu 4: (2,0 điểm)

a. Thể tích của quả cầu:

V = 180 – 120 = 60cm3 (1,0 điểm)

b. Khối lượng riêng của chất làm quả cầu:

D = m/V = 0,3/0,00006 = 5000kg/m3(1,0 điểm)

Câu 5 : (2,0 điểm)

a. Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.

- Lực kế có 1 cái lò xo, một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên một bảng chia độ. (0,25 điểm)

b. Khi treo vật có trọng lượng 1N thì lò xo dãn ra thêm 1cm. (1,0 điểm)

Xem thêm các đề thi Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: