Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án (4 đề)


Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án (4 đề)

Với Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Vật Lí 6 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí lớp 6.

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề thi số 1)

Câu 1:Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo độ dài?

A. Thước dây.      B. Thước mét.

C. Thước kẹp.      D. Compa.

Câu 2: Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?

A. Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1mm.

B. Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1cm.

C. Thước có giới hạn đo 50cm và độ chia nhỏ nhất 1mm.

D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5cm.

Câu 3: Đọ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một thước là

A. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước.

B. Độ dài giữa hai vạch chia lien tiếp trên thước.

C. Độ dài của thước.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn sỏi là?

A. 45cm3      B. 55cm3

C. 100cm3      D. 155cm3

Câu 5:Một con chim muốn uống nước trong cái lọ, nó dùng mỏ gắp từng hòn sỏi cho vào lọ, nước trong lọ dâng lên. Thể tích nước trong lọ dâng lên bằng:

A. Thể tích của một hòn sỏi.

B. Thể tích của nước trong lọ.

C. Tổng thể tích của các hòn sỏi.

D. Thể tích của cái lọ.

B. TỰ LUẬN

Câu 6: Để đo diện tích của một cái sân có kích thước khoảng 14 x 19 (m), bạn A dùng thước cuộn có GHĐ 20m, bạn B dùng thước xếp có GHĐ 1m. Theo em, em lựa chọn phép đo của ai?

Câu 7: Hãy biến đổi các đơn vị:

a) 0.4m3 =… dm3 =… lít.

b) 25 lít = … m3 = … cm3.

c) 11ml = … cm3 = … lít.

d) 3m3 = … lít = … cm3.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:Chọn D.

Câu 2: Chọn c.

Câu 3: Chọn B.

Câu 4: Chọn A.

Câu 5: Chọn C.

Câu 6: Lựa chọn phép đo dùng thước của bạn A vì chỉ cần số lần đo ít nhất.

Câu 7: a) 0,4 m3 = 400dm3 = 400 lít.

b) 25 lít = 0,25m3 = 25000cm3.

c) 11ml = 11cm3 = 0,011 lít.

d) 3m3 = 3000 lít = 3000000 cm3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề thi số 2)

Câu 1:. GHĐ của thước là

A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

B. Độ dài giữa hai vạch chia lien tiếp trên thước.

C. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

D. Độ dài giữa hai vạch bất kí ghi trên thước.

Câu 2. Để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa vật lí 6, cần chọn thước nào trong các thước sau đây?

A. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.

B. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.

C. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

D. Thước có GHD 10m và ĐCNN 1cm.

Câu 3. Khi đo nhiều lần một đại lượng trong điều kiện không đổi mà thu được nhiều giá trị khác nhau thì giá trị nào dưới đây được lấy làm kết quả của phép đo.

A. Giá trị lặp lại nhiều lần nhất.

B. Giá trị ở lần đo cuối cùng.

C. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.

D. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.

Câu 4. Trước khi đo độ dài một vật, ta cần ước lượng độ dài của vật để

A. Tìm cách đo thích hợp

B. Chọn thước đo thích hợp.

C. Kiểm tra kết quả sau khi đo.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 5. Bạn Lan cao 138cm, bạn Hùng cao 1,42m. Vậy Hùng cao hơn Lan

A. 4dm      B. 0.4m

C. 0.4cm      D. 4cm

Câu 6. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chưa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mưc nước trong bình lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn đá là

A. 65cm3      B. 100cm3

C. 35cm3      D. 165cm3

Câu 7. Một chai nửa lít có chứa một chất lonhr ước chừng nửa chai. Để đo thể tích chất lỏng trên ta nên chọn bình chia độ nào trong các bình sau đây?

A. Bình 200cc có vạch chia tới 2cc.

B. Bình 200cc có vạch chia tới 5cc.

C. Bình 250cc có vạch chia tới 5cc.

D. Bình 500cc có vạch chia tới 5cc.

Câu 8. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình chia độ nào hợp nhất?

A. Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml.

B. Bình 2000ml và có vạch chia tới 5ml.

C. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml.

D. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml.

Câu 9. Có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn để đo thể tích vật nào sau đây?

A. Viên phấn.      B. Bao gạo.

C. Hòn đá.      D. Một gói bông.

Câu 10. Hai lít (l) bằng với:

A. 2cm3      B. 2m3

C. 2mm3      D. 2dm3

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:Chọn A.

Câu 2:Chọn A.

Câu 3:Chọn D.

Câu 4:Chọn B.

Câu 5:Chọn D.

Câu 6:Chọn C.

Câu 7:Chọn D.

Câu 8:Chọn C.

Câu 9:Chọn C.

Câu 10:Chọn D.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề thi số 3)

Câu 1:Kết quả đo độ dài của chiếc bút chì trên hình là:

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án (4 đề)

A. 7,5cm      B. 7,7cm

C. 8cm      D. 8,0cm

Câu 2: ĐCNN của thước là

A. Độ dài lớn nhất của thước.      B. 1mm

C. Độ dài giữa hai vạch chia lien tiếp trên thước.      D. 1m.

Câu 3: Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5cm và 21,2 cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là

A. 0,1cm.      B. 0,2cm.

C. 0,5cm.      D. 0,1mm.

Câu 4: Bạn Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một viên sỏi. Kết quả đúng là 55,7cm3. Bạn đã dùng bình nào trong các bình sau?

A. Bình có ĐCNN 1cm3.

B. Bình có ĐCNN 0,1 cm3.

C. Bình có ĐCNN 0,5cm3.

D. Bình có ĐCNN 0,2cm3.

Câu 5: Để đo thể tích một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn, người ta thả chìm vật đó vào bình tràn đầy nước, khi đó thể tích của vật bằng

A. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên.

B. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra.

C. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên và tràn ra.

D. Thể tích của phần chất lỏng còn lại trong bình.

B. TỰ LUẬN

Câu 6: Để đo diện tích của một cái sân có kích thước khoảng 12 x 17 (m), bạn A dùng thước cuộn có GHĐ 1m, bạn B dùng thước xếp có GHĐ 20m. Nếu là em, em lựa chọn phép đo của ai? Vì sao?

Câu 7: Hãy biến đổi các đơn vị:

a) 0.6m3 = … dm3 = … lít.

b) 15 lít = … m3 = … cm3.

c) 1ml = … cm3 = … lít.

d) 2m3 = … lít = … cm3

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Chọn B.

Câu 2: Chọn C.

Câu 3: Chọn A.

Câu 4: Chọn B.

Câu 5: Chọn B.

Câu 6: Lựa chọn phép đo dùng thước của bạn B vì chỉ cần số lần đo ít nhất.

Câu 7:

a) 0,6m3 = 600dm3 = 600 lít.

b) 15 lít = 0,015m3 = 15000cm3.

c) 1ml = 1cm3 = 0,001 lít.

d) 2m3 = 2000 lít = 2000000cm3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề thi số 4)

Câu 1:Chọn phương án SAI.

Người ta sử dụng dơn vị đo độ dài là

A. Mét      B. kilômét      C. mét khối       D. đềximét

Câu 2. Kết luận nào đúng khi nói về GHĐ và ĐCNN của thước dưới đây?

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án (4 đề)

A. GHĐ là 15cm và ĐCNN là 1cm.

B. GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1mm.

C. GHĐ là 1cm và ĐCNN là 2mm.

D. GHD là 15cm và DDCNN là 2mm.

Câu 3. Trước khi đo độ dài của một vật, càn phải ước lượng độ dài cần đo để

A. Chọn dụng cụ đo thích hợp.

B. Chọn thước đo thích hợp.

C. Đo chiều dài cho chính xác.

D. Có cách đặt mắt cho đúng cách.

Câu 4. Một bạn dùng thước đo chiều cao của một cái cốc hình trụ, Kết quả đo là 10,4cm. DCNN của thước nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 2mm.      B. 1cm.

C. 10dm.      D. 1m.

Câu 5. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình bình chia độ nào phù hợp nhất?

1. Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml.

2. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml.

3. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml.

4. Bình 2000ml và có vạch chia tới 5ml.

A. Bình 1.      B. Bình 2.      C. Bình 3.       D. Bình 4.

Câu 6. Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hang nào sau đây?

A. Khách hàng 1cần mua 1,4 lít.

B. Khách hàng 2 cần mua 3.5 lít.

C. Khách hang 3 cần mua 2,7 lít.

D. Khách hang 4 cần mua 3,2 lít.

Câu 7. Dùng một bình chia độ có GHĐ 2oml và ĐCNN 1ml để đo một vật rắn không thấm nước. Ban đầu mực nước trong bình là 13ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước là 17ml. Thể tích của vật rắn không thấm nước nhận giá trị là

A. 5ml.      B. 4ml.

C. 4,0ml.      D. 17,0ml.

Câu 8. Để đo thể tích chất lỏng, người ta dùng dụng cụ:

A. Cốc uống nước.      B. Bát ăn cơm.

C. Ấm nấu nước.      D. Bình chia độ.

Câu 9. Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều có có nghĩa là gì?

A. Can có thể đựng trên 2 lít.

B. ĐCNN của can là 2 lít.

C. Giới hạn chưa chất lỏng của can là 2 lít.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10. Lấy 60cm3 cát đổ vào 100cm3 nước. Thể tích của cát và nước là:

A. 160cm3.      B. Lớn hơn 160cm3.

C. Nhỏ hơn 160cm3.      D. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 160cm3.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:Chọn C.

Câu 2:Chọn D.

Câu 3:Chọn B.

Câu 4:Chọn A.

Câu 5:Chọn C.

Câu 6:Chọn B.

Câu 7:Chọn B.

Câu 8:Chọn D.

Câu 9:Chọn C.

Câu 10:Chọn C.

Xem thêm các đề thi Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: