Top 150 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án


Bộ 100 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều năm học 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi KHTN 7.

Mục lục Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất

Xem thử Đề GK2 KHTN 7 KNTT Xem thử Đề GK2 KHTN 7 CTST Xem thử Đề GK2 KHTN 7 CD

Chỉ 100k mua trọn bộ đề thi Giữa kì 2 KHTN 7 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 Giữa kì 1 Cánh diều

- Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 Học kì 1 Cánh diều

- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 Giữa kì 2 Cánh diều

- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 Học kì 2 Cánh diều

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Dự đoán: “Kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó; các hạt nằm ngửa trên mặt đất không nảy mầm được” thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Quan sát đặt câu hỏi.

B. Xây dựng giả thuyết.

C. Kiểm tra giả thuyết.

D. Phân tích kết quả.

Câu 2: Đồng hồ đo thời gian hiện số là loại dụng cụ đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất là

A. 1 s.

B. 0,1 s.

C. 0,01 s.

D. 0,001 s.

Câu 3: Kĩ năng nào sau đây không phải là kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Kĩ năng quan sát.

B. Kĩ năng phân loại.

C. Kĩ năng giải bài tập.

D. Kĩ năng liên hệ.

Câu 4: Electron được kí hiệu là

A. p.

B. n.

C. e.

D. -1.

Câu 5: Nước được cấu tạo nên từ các nguyên tử là

A. carbon và oxygen.

B. carbon, oxygen và hydrogen.

C. hydrogen và oxygen.

D. sodium và oxygen.

Câu 6: Nguyên tử nitrogen có 7 electron ở lớp vỏ. Nitrogen có điện tích hạt nhân là

A. 7.

B. +7.

C. -7.

D. 7+.

Câu 7: Hạt nào sau đây không mang điện?

A. Proton.

B. Electron.

C. Neutron.

D. Ion.

Câu 8: Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử X là

A. 14.

B. 15.

C. 16.

D. 17.

Câu 9: Tên La – tinh của nguyên tố có kí hiệu Cu là

A. đồng.

B. copper.

C. cuprum.

D. iron.

Câu 10: Nguyên tố hóa học là

A. tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

B. tập hợp những nguyên tử có cùng số neutron trong hạt nhân.

C. tập hợp những nguyên tử có cùng số electron và số neutron trong hạt nhân.

D. tập hợp những nguyên tử có cùng khối lượng.

Câu 11: Kí hiệu nguyên tố potassium là

A. Na.

B. K.

C. Mg.

D. F.

Câu 12: Cho các nguyên tử được kí hiệu bởi các chữ cái và số proton trong mỗi nguyên tử như sau:

Nguyên tử

Số proton

X

5

Y

8

Z

18

T

5

Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là

A. X và T.

B. X và Y.

C. Y và Z.

D. Z và T.

Câu 13: Cho các kí hiệu hóa học sau: H, Li, NA, O, Ne, AL, cA, K. Số kí hiệu hóa học viết sai

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 14: Cho sơ đồ các nguyên tử X, Y, Z, T như sau:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

Các nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau là

A. Y, Z, T.

B. X, Z, T.

C. X, Y, Z.

D. X, Y, T.

Câu 15: Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào dưới đây?

A. Số hiệu nguyên tử.

B. Kí hiệu hóa học.

C. Số neutron.

D. Tên nguyên tố.

Câu 16: Bảng tuần hoàn hiện nay gồm

A. 108 nguyên tố, 8 chu kì và 18 cột.

B.118 nguyên tố, 7 chu kì và 18 cột.

C.118 nguyên tố, 7 chu kì và 18 nhóm.

D.108 nguyên tố, 8 chu kì và 8 nhóm.

Câu 17: Cho ô nguyên tố sodium:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 2)

Khối lượng nguyên tử sodium là

A. 23 amu.

B. 11 amu.

C. 12 amu.

D. 24 amu.

Câu 18: Biết nguyên tử của nguyên tố X có cấu tạo vỏ nguyên tử như sau: 11 electron, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11.

B. Nguyên tố Xnằm ở ô thứ 11 trong bảng tuần hoàn.

C. Lớp số 3 có 2 electron.

D. X thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

Câu 19: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử lithium:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 3)

Nguyên tố lithium thuộc chu kì

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 20: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số thứ tự ô nguyên tố A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. 12.

B. 24.

C. 13.

D. 6.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong một phân tử, phải có cả nguyên tử kim loại và phi kim.

B. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.

C. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.

D. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.

Câu 22: Khối lượng phân tử carbon dioxide (CO2) là

A.44 amu.

B.29 amu.

C.30 amu.

D.90 amu.

Câu 23: Cho dãy các chất sau: khí oxygen, carbon dioxide, khí nitrogen, nước, muối ăn, đồng, nhôm. Số đơn chất có trong dãy là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 24: Chất nào sau đây là hợp chất?

A. Khí hydrogen (gồm 2 nguyên tử H).

B. Kim loại iron (gồm 1 nguyên tử Fe).

C. Ethanol (gồm 2 nguyên tử C, 6 nguyên tử H và 1 nguyên tử O).

D. Fluorine (gồm 2 nguyên tử F).

Câu 25: Ở điều kiện thường, đơn chất kim loại nào ở thể lỏng?

A. Sodium.

B. Calcium.

C. Magnesium.

D. Mercury.

Câu 26: Cho các chất dưới đây:

Nước (gồm 1 O và 2 H).

Methane (gồm 1 C và 4 H).

Biết rằng khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu và O = 16 amu. Phân tử nước nặng hơn hay nhẹ hơn phân tử methane bao nhiêu lần?

A. Nặng hơn 0,8125 lần.

B. Nặng hơn 1,125 lần.

C. Nhẹ hơn 0,87 lần.

D. Nhẹ hơn 1,125 lần.

Câu 27: Liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm là

A. liên kết hydrogen.

B. liên kết kim loại.

C. liên kết cộng hóa trị.

D. liên kết ion.

Câu 28: Ion Na+ có lớp vỏ electron tương tự nguyên tử nguyên tố khí hiếm nào?

A.Helium.

B.Argon.

C.Neon.

D.Krypton.

Câu 29: Trong phân tử nước (gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O), khi O kết hợp với H thì

A. nguyên tử O góp 1 electron, mỗi nguyên tử H góp 2 electron.

B. nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron.

C. nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 2 electron.

D. nguyên tử O góp 1 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron.

Câu 30: Trong quá trình các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị đã diễn ra sự thay đổi về số lượng

A. electron ở lớp trong cùng gần hạt nhân mỗi nguyên tử.

B. electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

C. proton trong các nguyên tử.

D. neutron trong các nguyên tử.

Câu 31: Cho các hợp chất sau: hơi nước, sodium chloride, potassium chloride, carbon dioxide, sulfur dioxide. Số chất là hợp chất cộng hóa trị là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 32: Phần trăm khối lượng của C trong hợp chất potassium carbonate (K2CO3) là

A. 10,2%.

B. 9,8%.

C. 9,2%.

D. 8,7%.

Câu 33: Dựa vào hóa trị và quy tắc hóa trị cho biết mỗi nguyên tử Ca có thể liên kết được với bao nhiêu nguyên tử Cl?

A.1.

B.3.

C.2.

D.4.

Câu 34: Cho hình mô phỏng phân tử silicon dioxide:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 4)

Hóa trị của nguyên tố silicon trong phân tử silicon dioxide là

A.II.

B. I.

C. IV.

D. III.

Câu 35: Sodium carbonate là hóa chất được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, xà phòng, phẩm nhuộm. Xác định công thức hóa học của sodium carbonate biết hợp chất này có cấu tạo từ Na hóa trị I và nhóm CO3 hóa trị II?

A. NaCO3.

B. Na(CO3)2.

C. Na2CO3.

D. Na2(CO3)3.

Câu 36: Vận tốc của ô tô là 40 km/h. Điều đó cho biết gì?

A. Ô tô chuyển động được 40 km.

B. Ô tô chuyển động trong một giờ.

C. Trong mỗi giờ, ô tô đi được 40 km.

D. Ô tô đi được 1 km trong 40 giờ.

Câu 37: Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm?

A. Căn cứ vào quãng đường mà mỗi người chạy được.

B. Căn cứ vào số thời gian mà mỗi người đã chạy.

C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chạy được của mỗi người.

D. Căn cứ vào quãng đường chạy được trong một khoảng thời gian của mỗi người.

Câu 38: Vận tốc của ô tô bằng 21 m/s. Nếu đổi vận tốc đó sang đơn vị km/h thì có giá trị nào sau đây?

A. 70,5 km/h.

B. 72,3 km/h.

C. 74,5 km/h.

D. 75,6 km/h.

Câu 39: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc không đổi là 15 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km?

A. 40 km.

B. 10 km.

C. 15 km.

D. 34 km.

Câu 40: Một người đi bộ với vận tốc 4,4 km/h. Thời gian để đi từ nhà đến nơi làm việc là bao nhiêu biết khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là 1,1 km?

A. 35 phút.

B. 30 phút.

C. 20 phút.

D. 15 phút.

Xem thử Đề GK2 KHTN 7 KNTT Xem thử Đề GK2 KHTN 7 CTST Xem thử Đề GK2 KHTN 7 CD

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác: